Ngạt sau sinh

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) một số đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ gây nghe kém tiếp nhận và hiệu quả can thiệp đeo máy trợ thính ở trẻ em dưới 3 tuổi tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 121 - 123)

Ngạt sau sinh được coi là một trong những yếu tố nguy cơ cao của nghe kém theo JCIH (68). Theo nghiên cứu này, trẻ cĩ tiền sử ngạt cĩ nguy cơ

nghe kém cao gấp 6,8 trẻ khơng cĩ tiền sử bị ngạt với P<0,05. Theo nghiên cứu của Souza trên 26 trẻ ngạt nặng sau sinh, thấy cĩ 1 trẻ nghe kém tiếp nhận, chiếm tỉ lệ 3,8% [52]. Theo một nghiên cứu khác của Georgea khi so sánh 54 trẻ bị ngạt sau sinh và 100 trẻ bình thường cho thấy sự kém đáp ứng với test OAE trên nhĩm trẻ bị ngạt cao hơn nhĩm trẻ cịn lại ở các tần số 2000, 3000, 4000 với tai phải và 2.000 và 4.000 Hz cho tai trái. Nghiên cứu cũng khuyến cáo rằng trẻ sơ sinh bị ngạt cần được theo dõi lâm sàng, đánh giá điện sinh lý và điện thính giác để xác định tổn thương cĩ thể xảy ra đối với ốc tai, các tế bào thần kinh thính giác, cũng như sự phát triển của đường dẫn truyền thính giác [59]. Theo một nghiên cứu khác trên 3366 trẻ cĩ tiền sử nằm hồi sức sơ sinh từ năm 2004-2009, người ta thấy rằng ngạt sau sinh cĩ liên quan đến nghe kém tiếp nhận trên trẻ [46].

Một chỉ số cụ thể khác của trẻ sơ sinh là điểm Apgar, được sử dụng như một chỉ số về tình trạng ngạt khi sinh. Các nghiên cứu phân tích mối liên hệ giữa điểm Apgar với tình trạng mất thính lực rất khĩ so sánh: thời điểm của điểm Apgar (tức là 1, 5 hoặc 10 phút sau khi sinh) và thời điểm cắt cơn ngạt khi sinh (tức là điểm Apgar <3, ≤ 6 hoặc <6, ≤7 hoặc <7, v.v.) khác nhau đáng kể. Trong một số nghiên cứu, điểm Apgar khơng liên quan đến mất thính giác, trong khi ở một số nghiên cứu khác, điểm Apgar thấp cĩ liên quan đến nghe kém tiếp nhận hoặc kết quả nghe bất thường, đặc biệt khi được đo 5 phút sau khi sinh (tức là, điểm <3 hoặc ≤6, hoặc ≤7) [67]. Một nghiên cứu khác chỉ ra điểm Apgar thấp tại thời điểm 5 phút và / hoặc 10 phút là một chỉ số liên quan đến thính giác của trẻ sơ sinh mà, chủ yếu là ảnh hưởng đến dẫn truyền thần kinh thính giác [66]. Một nghiên cứu thuần tập khác tại Nauy trên

327 trẻ nghe kém tiếp nhận cĩ chỉ ra rằng 0,9% trong số này cĩ điểm Apgar <3, trong khi đĩ tỉ lệ này là 0,1% trên nhĩm trẻ đối chứng (khơng nghe kém) với P = 0,001. Khi so sánh 2 nhĩm trẻ cĩ điểm Apgar <3 và Apgar 10 thấy nhĩm trẻ cĩ điểm Apgar <3 bị nghe kém tiếp nhận gấp 7,5 lần nhĩm [95% CI 2,3- 24,2]. Tuy nhiên nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 90% trẻ nghe kém tiếp nhận cĩ điểm Apgar> 8 năm phút sau khi sinh [71]. Nguyên nhân được cho là sự thiếu oxy trong giai đoạn ngạt gây ra tổn thương tại mơ của các tế bào lơng trong ốc tai [59].

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) một số đặc điểm dịch tễ học, yếu tố nguy cơ gây nghe kém tiếp nhận và hiệu quả can thiệp đeo máy trợ thính ở trẻ em dưới 3 tuổi tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 121 - 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(162 trang)
w