a) Định hướng phát triển của ngân hàng
Khi cá nhân có nhu cầu vay vốn đều phải đáp ứng các yêu cầu về cơ chế chính sách của Ngân hàng. Cơ chế chính sách của Ngân hàng có tác dụng định hướng cho cán bộ tín dụng trong việc tư vấn, tiếp thị khách hàng.
Cơ chế chính sách của Ngân hàng quy định rất cụ thể về các tiêu chí để đánh giá khách hàng như tình hình tài chính, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, tỷ lệ cho vay/tài sản đảm bảo... Nó giúp cho CBTD, Ban lãnh đạo có căn cứ rõ ràng để ra quyết định tín dụng, hạn chế được các rủi ro tín dụng tiềm ẩn, tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Mặt khác, căn cứ vào định hướng, chính sách cụ thể, ngân hàng có thể đẩy mạnh hoạt động cho vay, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và tiết kiệm các chi phí không cần thiết phát sinh trong quá trình thẩm định.
Chính sách tín dụng không phải là yếu tố bất biến, ngược lại, nó thường được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với biến động của nền kinh tế trong từng giai đoạn, đảm bảo hoạt động cho vay được an toàn, hiệu quả và phát triển.
b) Chất lượng thông tin phục vụ thẩm đinh
Nếu luồng thông tin đầu vào tốt, chuẩn xác thì các quyết định đưa ra không bị sai lầm, chất lượng tín dụng được cải thiện, hiệu quả công tác thẩm định tài chính KHCN được nâng cao giúp ngân hàng tránh được sự lựa chọn đối nghịch. Bởi thực chất hoạt động tín dụng của ngân hàng là hoạt động sản xuất thông tin để có đầu ra là những quyết định cho vay đúng đắn. Tuy nhiên, việc thu thập cơ sở dữ liệu là một công việc không dễ dàng và đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. Để có được cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác thẩm định, xếp hạng đòi hỏi thông tin phải được thu thập, xữ lý và lưu trữ trong thời gian dài một cách khoa học, logic để dễ dàng trong việc tra cứu, sử dụng. Chính vì vậy mà không phải ngân hàng nào cũng có được cơ sở dữ liệu tốt đáp ứng được yêu cầu của công tác thẩm định tài chính KHCN.
c) Năng lực cán bộ thẩm định
Chất lượng và hiệu quả tín dụng phụ thuộc phần lớn vào trình độ cán bộ tín dụng của ngân hàng. Vì vậy, trình độ cán bộ tín dụng phải được chuẩn hoá, không ngừng nâng cao. Ngân hàng phải có nhiều chương trình đào tạo dưới nhiều hình thức: bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức tập huấn, thi tình huống, lựa chọn khách hàng, khả năng vận dụng các chế độ thể lệ tín dụng đã ban hành. Đội ngũ cán bộ thẩm định phải gồm những người am hiểu chuyên ngành, có kinh nghiệm. Mặt khác, ngân hàng phải có các chương trình phối, kết hợp chặt chẽ với các bên liên quan (ngoài ngân hàng) để thẩm định chính xác trước khi cho vay.
Năng lực, trình độ cán bộ tín dụng đóng vai trò rất quan trọng để nâng cao hiệu quả cho vay, ngân hàng có đội ngũ chuyên viên khách hàng chuyên nghiệp, bài bản; tập trung hóa các hoạt động vận hành cũng như phê duyệt tín dụng, xử lý hồ sơ vay, cam kết tuân thủ quy trình nghiệp vụ cao ... giúp giảm thiểu thời gian cung cấp dịch vụ cho khách hàng, tăng tính minh bạch, tính cam kết trong chất lượng dịch vụ.
d) Cơ sở vật chất, công nghệ
Cơ sở vật chất công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định thẩm định tài chính KHCN.
24
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, công nghệ ngân hàng ngày càng được áp dụng rộng rãi và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao chất lượng thẩm định. Trước đây, để chuyển hồ sơ thẩm định từ Chi nhánh đến Hội sở, hồ sơ thường được chuyển qua bưu điện, mất nhiều thời gian, chi phí và rủi ro thất lạc. Hiện nay, toàn bộ hồ sơ được scan và lưu trữ trên phần mềm nội bộ của TCTD, thời gian luân chuyển nhanh, an toàn và tiết kiệm chi phí.
e) Áp lực tăng trưởng tín dụng
Ngân hàng có uy tín trên thị trường sẽ được các khách hàng cá nhân tin tưởng vay vốn và do đó có điều kiện để thực hiện đầy đủ các nội dung kiểm soát rủi ro tín dụng thông qua công tác thẩm định tín dụng mà không bị áp lực trong việc tìm kiếm khách hàng hay tăng trưởng doanh số và ngược lại.