Ngân hàng Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện thể chế cho hoạt động ngân hàng, ban hành Nghị định về thị trường mua bán nợ, chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc liên quan đến xử lý nợ xấu theo Nghị quyết 42/2017 của Quốc hội; sửa đổi Ðề án thanh toán không dùng tiền mặt; khung pháp lý (kể cả cơ chế quản lý thử nghiệm - Regulatory Sandbox) cho hoạt động Fintech, ngân hàng số, cho vay ngang hàng, ví điện tử, tiền di động (mobile money), hợp tác ngân hàng - Fintech và Big Tech, chia sẻ dữ liệu... tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng triển khai ngân hàng số thành công.
Nhằm giúp đỡ các ngân hàng thương mại nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng, NHNN cần thực hiện chức năng chỉ đạo và xây dựng các văn bản pháp luật chặt chẽ; nghiên cứu tập trung xây dựng hệ thống các chỉ tiêu trung bình ngành áp dụng cho toàn hệ thống ngân hàng tài chính Việt Nam. Bộ chỉ tiêu này sẽ cung cấp cho ngân hàng cái nhìn khách quan về tình hình của DN, đồng thời cũng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí của các ngân hàng khi mỗi ngân hàng không cần tự lập cho mình một bộ chỉ tiêu ngành riêng.
Tăng cường công tác thanh tra hoạt động tín dụng của các NHTM, thường xuyên bám sát hoạt động của các TCTD để sớm phát hiện và ngăn chặn kịp thời những sai phạm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Đảm bảo thực hiện kiểm soát hoạt động NHTM tại chỗ, từ xa, hạn chế mức thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó, đào tạo và tăng cường đội ngũ thanh tra
một cách sâu sắc và toàn diện hơn nữa.
Nâng cao năng lực điều hành chỉ đạo thống nhất hệ thống thanh tra ngân hàng và chịu trách nhiệm về việc theo dõi tổng hợp, phân tích đánh giá tình hình chất lượng tín dụng, kết quả của việc xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng của toàn hệ thống các TCTD để kịp thời đề xuất với thống đốc NHNN biện pháp xử lý, cảnh cáo.
Xây dựng lãi suất linh hoạt cho từng thời kỳ. Tình hình nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế nước ta nói riêng không phải lúc nào cũng ổn định, mà luôn có sự biến động không ngừng. Chỉ một sự thay đổi nào đó trên thi trường như khủng hoảng kinh tế, giá xăng dầu tăng/giảm…cũng ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường tài chính, và khi đó ngân hàng là nơi bị ảnh hưởng trực tiếp. Vì thế cần có sự can thiệp của ngân hàng nhà nước trong các chính sách về lãi suất để giúp các ngân hàng hoạt động một cách bình thường.
Tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng. Hiện nay số lượng ngân hàng trong nước và ngân hàng nước trên thị trường tài chính nước ta là rất nhiều, cường độ cạnh tranh là rất khốc liệt. Vì thế, ngân hàng nhà nước phải là người luôn có sự quan sát và là trọng tài trong động của các ngân hàng, là nơi đưa ra các quy chế, các điều luật giúp các ngân hàng hoạt động lành mạnh trong phạm vi của mình.
Một thực trạng khó khăn hiện nay là việc xử lý các khoản nợ xấu còn rất mất nhiều thời gian, thủ tục quy trình phức tạp, rườm rà. Mặc dù ngân hàng nhà nước cũng đã ban hành quy định về đăng ký giao dịch bảo đảm, bảo lãnh, cầm cố…Tuy nhiên các ngân hàng vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong công tác xử lý nợ xấu và phát mại tài sản. Vì vậy tác giả xin kiến nghị NHNN cần thành lập một trung tâm chuyên phục vụ hỗ trợ cho việc xử lý các khoản nợ xấu, phát mại tài sản để hỗ trợ các ngân hàng trong việc thu hồi nợ xấu.