Kiến nghị đối với Chính Phủ

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) – CHI NHÁNH PHÚ THỌ (Trang 105 - 107)

Đối với hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng, Chính phủ cần có các chính sách, định hướng và quan tâm đúng đắn để giúp các ngân hàng trong việc nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng và hạn chế được rủi ro phát sinh trong quá trình vận hành.

Thứ nhất, Chính phủ cần hệ thống hóa các văn bản, nghị định liên quan đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng.

Song song với sự phát triển của xã hội thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng tại Việt Nam cũng ngày càng được cải thiện thông qua hệ thống các văn bản, quy định, quy trình được xây dựng và hoàn thiện theo thời gian. Tuy nhiên vẫn còn có các văn bản quy định chung chung, chồng chéo lên nhau và chưa rõ ràng. Nhất là đối với các quy định liên quan đến việc nhận và xử lý tài sản bảo đảm của các ngân hàng hiện nay. Vì vậy, Chính phủ cần hệ thống hóa các văn bản, nghị định và có hướng dẫn thực hiện các văn bản, nghị định một cách thống nhất để các ngân hàng có căn cứ trong việc xây dựng các quy định liên quan đến hoạt động tín dụng phù hợp với quy định của pháp luật.

Thứ hai, thời gian gần đây, tình hình nợ xấu của các ngân hàng đang có diễn biến tăng, đã nhiều trường hợp phải phát mại tài sản bảo đảm của khách hàng để thu hồi công nợ. Tuy nhiên, do hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp không đúng theo quy định của pháp luật dẫn đến Ngân hàng đối mặt với việc thua kiện và gây rủi ro tín dụng cho Ngân hàng. Vì vậy, Chính phủ cần thường xuyên tổ chức các buổi chuyên đề, hội thảo, các buổi phổ biến kiến thức liên quan đến các văn bản pháp luật về hoạt động tín dụng như văn bản liên quan đến mua bán, chuyển nhượng bất động sản, xử lý nợ xấu hay hoạt động nhận và xử lý tài sản bảo đảm.

Thứ ba, đối với mỗi vấn đề phát sinh từ phía Ngân hàng cần sự hỗ trợ và phối hợp của các cơ quan chức năng trong việc quản lý, giám sát cụ thể như sau: đối với vấn đề xử lý tài sản bảo đảm là động sản, Bộ giao thông vận tải cần chỉ đạo các đơn vị tăng cường phối hợp với Ngân hàng để xử lý. Hay đối với việc chứng thực tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của khách hàng không, có tranh chấp không thì Ủy ban nhân dân phối hợp với ngân hàng để xác nhận trong việc thu

78

giữ tài sản bảo đảm,….

Thứ tư, công tác dự báo các rủi ro tín dụng phát sinh cũng như công tác thẩm định khách hàng của Ngân hàng đều tác động không nhỏ đến sự phát triển của một ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Vì vậy, Chính phủ cần tạo lập một môi trường kinh tế lành mạnh, môi trường chính trị ổn định thuận lợi nhằm hạn chế được các rủi ro khi các điều kiện về kinh tế và chính trị thay đổi.

Thứ năm: Chính phủ tiếp tục chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu cấp quốc gia, đặc biệt là dữ liệu dân cư. Ðây là cơ sở, tiền đề để các ngân hàng xây dựng chương trình sản phẩm hiện đại phục vụ nền kinh tế.

Một phần của tài liệu THẨM ĐỊNH TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (VIETINBANK) – CHI NHÁNH PHÚ THỌ (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w