Quy trình sản xuất bánh bông lan bổ sung bột sa kê

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất bột sa kê quy mô phòng thí nghiệm và ứng dụng chế biến bánh bông lan sa kê (Trang 27 - 36)

CHƯƠNG II TỔNG QUAN

2.3 Quy trình dự kiến:

2.3.2. Quy trình sản xuất bánh bông lan bổ sung bột sa kê

Thuyết minh quy trình:

Từ khâu nguyên liệu cho đến khi làm ra bột sa kê:

Nguyên liệu: Sa kê

Yêu cầu: Tráichín đều,quả đã nở gai to, màu vàng xanh đến vàng nhạt.

Gọt vỏ, cắt nhỏ:

Nhằm loại bỏ vỏ, cuống, lõi trái sa kê giảm thời gian sấy, loại bỏ tạp chất và tạo điều kiện thuận lợi cho các công đoạn tiếp theo

Sau khi loại bỏ vỏ cho ngay sa kê vào ngập trong nước để tránh polyphenol có sẵn trên bề mặt trái tiếp xúc với oxy trong không khí dễ làm sa kê bị hóa nâu.

Cắt lát mỏng sa kê ở cùng một độ dày như nhau là 0,5cm nhằm giúp quá trình sấy diễn ra nhanh hơn sau đó cho ngay vào dung dịch ngâm để sa kê không bị hóa nâu. Xử lý màu:

Nhằm tránh oxy hóa các hợp chất polyphenol làm sẫm màu bột sa kê.

Sa kê nguyên liệu được ngâm rửa sơ, tiến hành bỏ vỏ và cắt thành các miếng có độ dày bằng nhau 0,5 cm. Miếng Sa kê sau cắt được ngâm ngay vào dung dịch xử lý ít nhất 30 phút.

Rửa:

Dùng nước lạnh rửa xối nhiều lần phần nguyên liệu đã được xử lí màu kết hợp với đảo đều để đảm bảo đạt mục đích.

Sấy:

Nhằm giảm độ ẩm của sa kê xuống còn khoảng 13% để thuận lợi cho quá trình xay mịn thành bột giúp tăng thời gian bảo quản, thuận lợi cho các mục đích sử dụng sau này.

Dùng nhiệt độ cao, thời gian dài để làm giảm hàm lượng nước trong sa kê. Sa kê sau khi ngâm được rửa lại với nước và cho vào tủ sấy. Thời gian sấy khoảng 6 tiếng ở nhiệt độ khoảng 850C.

Xay:

Nhằm tạo thành bột sa kê dùng để sản xuất bánh bông lan. Dùng lực cơ học phá vỡ kích thước nguyên liệu.

Dùng máy nghiền bột thủ công được sử dụng trong đề tài này là máy xay sinh tố Philip xay ở mức 5 sau đó giảm xuống mức 3 để nghiền sa kê đến kích thước nhỏ nhất, mịn và đạt yêu cầu.

Rây:

Nhằm loại bỏ tạp chất và những hạt có kích thước lớn hơn lỗ sàng để thu được hỗn hợp bột đồng nhất.

Sử dụng rây có kích thước lỗ rây là 212milimicron.  Khâu sản xuất bánh

Thành phần dự kiến các nguyên liệu: - Bột mì nguyên liệu số 8: 40gram - Bột sa kê: 40 gram

- Đường cát: 80 gram (xay mịn).

- Trứng gà: 4 quả (58-60 gram/quả cả vỏ - nhiệt độ phòng). - Muối: 1/2 muỗng cà phê (4 gram).

- Vani: 1/2 muỗng cà phê (2,5 mililit). - Sữa tươi không đường: 15 gram. - Dầu ăn: 30 gram.

- Chất bảo quản: Calcium propionate 30ppm

Rây

Nhằm chuẩn bị cho quá trình nhào bôt, làm bột không còn tạp chất, mịn hơn. Chuẩn bị cho các quá trình tiếp theo.

Không có biến đổi gì đáng kể, hỗn hợp bột lọt qua rây không được nhỏ hơn 98%. Sử dụng thiết bị rây có kích thước lỗ 0,25mm.

Phối trộn lòng đỏ trứng với 1/3 đường, vani, dầu, sữa và bột: (1)

Nhằm phối trộn các nguyên liệu phụ thành hệ nhũ tương chuẩn bị cho quá trình nhào trộn được tốt. Quan trọng nhất là làm bền hệ bọt xốp, giúp bánh thành phẩm có độ xốp đạt yêu cầu và phân tán các hạt cầu béo đều trong hỗn hợp.

Cho lòng đỏ trứng vào tô lớn. Rây 1/3 lượng đường vào tô lớn. Rây bột. Cho dầu ăn, calcium propionate, sữa và vani. Dùng thìa khuấy đều từ trong ra ngoài theo một chiều, đến khi các nguyên liệu hòa quyện và cho hỗn hợp bột vào dùng máy đánh trứng đánh ở mức nhỏ nhất là mức số 2 đánh đều hỗn hợp trên trở nên đặc mịn. Có thể lọc qua rây để loại bột bị vón cục.

Biến đổi vật lý:

Nhiệt độ tăng nhẹ do có thực hiện quá trình đánh trộn hỗn hợp tạo ma sát.

Biến đổi hóa lý:

Dầu, sữa, vani, lòng đỏ trứng tạo thành hệ nhũ tương và phân bố đều trong bột. Hai protein gliadin và glutenin trong hỗn hợp bột không tan trong nước sẽ hấp thụ nước, duỗi mạch, định hướng, sắp xếp lại thành hàng và làm phát sinh các tương tác ưa béo và hình thành các cầu disulfua mới, kết quả hình thành mạng protein 3 chiều có tính nhớt, dẻo, dính, đàn hồi, bao xung quanh các hạt tinh bột và thành phần khác.

Có sự hòa tan của nguyên liệu đường.

Biến đổi hóa học:

Tạo nên liên kết hóa học mới do quá trình hình thành mạng lưới gluten các gliadin và glutenin sẽ liên kết với nhau bằng liên kết hidro bằng cầu disunful và bằng tương tác ưa béo.

Biến đổi sinh học:

Có thể bị nhiễm vi sinh vật do có sự nhào trộn làm tăng lượng oxy hòa tan, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.

Đánh bông nổi lòng trắng trứng:

Nhằm tạo khung cho cấu trúc của bánh bông lan, giúp bánh xốp, nhẹ đạt yêu cầu. Cho lòng trắng vào tô lớn. Cho muối vào tô lớn. Đặt máy ở tốc độ thấp ở mức số 2, đánh khoảng 30-60giây, đến khi bọt khí to nổi lên thì cho Cream of tartar. Từ từ tăng máy lên tốc độ cao đến mức 5, đánh đến khi bọt khí nhỏ mịn, li ti giống bọt xà phòng thì cho đường.

Lưu ý: Cho đường từ từ vào tô trong lúc đánh chứ không cho một lần vào đánh. Cây đánh trứng phải tuyệt đối sạch không dính nước.

Đánh đến khi trứng bông lên, cứng nhấc que đánh lên thấy trứng tạo chóp có thể hơi cong một chút, nhưng không oặt xuống.

Ở công đoạn này có sự tác dụng của lực cơ học nên có nhiều biến đổi xảy ra như:

Biến đổi vật lý:

Trong hỗn hợp này thì protein hòa tan đường và các chất khác. Ngoài ra còn có sự có mặt của không khí được đưa vào do quá trình đánh trứng gây ra tạo nên các bọt khí.

Hỗn hợp lòng trắng trứng tăng dần thể tích lên vì có sự xâm nhập và tích lũy khí trong quá trình đánh trứng

Trong quá trình đánh hỗn hợp lòng trắng trứng nhiệt độ của hỗn hợp sẽ tăng lên do ma sát và các phản ứng xảy ra trong quá trình đánh trứng.

Biến đổi hóa lý:

Ban đầu hỗn hợp ở trạng thái lỏng sau đó dưới sự tác dụng của lực cơ học làm biến đổi hỗn hợp thành trạng thái rắn, cứng và xốp và đồng nhất.

Những cấu trúc rời rạc liên kết với nhau thành một khối đồng nhất.

Muối ăn phân ly thành các ion. Các ion làm tăng hằng số điện môi của nước có trong lòng trắng trứng làm giảm độ dày và điện tích của lớp ion kép bao quanh các protein làm cho các phân tử protein đến gần nhau hơn, hình thành các tương tác ưa nước và kị nước tạo nên những phân tử protein có khối lượng phân tử lớn, tăng độ chặt của khung gluten. Có sự hòa tan của nguyên liệu đường.

Biến đổi hóa học:

Protein dưới sự tác động của lực cơ học đã bị biến tính làm protein bị đông tụ.

Biến đổi sinh học:

Có thể bị nhiễm vi sinh vật do có sự nhào trộn làm tăng lượng oxy hòa tan, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.

Phối trộn phần lòng trắng trứng được đánh bông với hệ nhũ tương:

Nhằm phối trộn để thu được một khối bột nhào đồng nhất, không tách rời.

Cho 1/3 phần lòng trắng trứng được đánh bông vào tô hỗn hợp lòng đỏ trứng trộn đều theo một chiều nhẹ nhàng và nhanh để hỗn hợp (1) loãng bớt, sau đó cho tiếp 1/3 hỗn hợp (2) vào cũng trộn theo chiều trước đó và cuối cùng cho hết phần còn lại vào tô lớn và trộn đều.

Lưu ý: Không trộn quá lâu và phải trộn đều để tạo thành hỗn hợp đồng nhất.

Biến đổi vật lý:

Từ hỗn hợp (1) đặc quánh phối trộn cùng hỗn hợp (2) tạo ra hỗn hợp nhão và đồng nhất.

Protein hút nước hạt tinh bột trương nở tạo trạng thái dẻo.

Những cấu trúc rời rạc liên kết với nhau tạo thành khối đồng nhất hòa quyện vào nhau.

Do quá trình phối trộn 2 hỗn hợp với nhau làm cho một số bọt khí trong hỗn hợp (2) bị vỡ nên cần phải cho từ từ hỗn hợp (2) vào không được cho vào theo chiều ngược lại và trộn nhẹ nhàng theo 1 chiều để hạn chế sự vỡ bọt khí là ít nhất.

Có thể bị nhiễm vi sinh vật do có sự nhào trộn làm tăng lượng oxy hòa tan, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.

Định hình:

Bánh sau khi nướng có hình dạng đẹp mắt, hấp dẫn, có cấu trúc xốp, mềm, đạt yêu cầu và các khuôn phải cùng kích cỡ để bánh được nướng đều và không bị cháy khét. Tiến hành: Khuôn được lót giấy và quét dầu trên bề mặt. Sau đó đổ bột nhào vừa mới được nhào trộn vào khuôn gõ nhẹ cho bề mặt bột trong khuôn đều phẳng nhưng giảm việc vỡ bọt khí trong hỗn hợp rồi cho vào lò nướng ngay để tránh bọt khí bị mất nhiều khi để ở ngoài quá lâu.

Lưu ý: Lượng bột đổ vào trong khuôn có khối lượng ngang nhau.

Nướng bánh:

Nhằm làm chín bánh và có mùi thơm sau khi nướng để phù hợp cho mục đích sử dụng. Nướng là giai đoạn quan trọng và phức tạp nhất vì trong quá trình nướng bánh xảy ra sự thay đổi hóa lí và hệ keo trong bột nhào, sự thay đổi này quyết định đến chất lượng của bánh thành phẩm.

Giúp làm tăng thời gian bảo quản bánh vì nướng bánh ở nhiệt độ 1500C đã tiêu diệt được vi sinh vật trong bánh.

Trước khi cho bột vào khuôn phải được làm nóng ở nhiệt độ của lò là 1500C , thời gian nướng trong vòng 40 - 45 phút tùy vào khối lượng bột đổ vào khuôn và hình dạng khuôn. Điều chỉnh chế độ nướng 2 lửa trên và dưới, đặt khay bánh ở giữa lò nướng và một cốc nước dưới đáy lò để tránh việc bánh bị khô.

Yêu cầu của bánh chín:

Mặt bánh chín vàng hoặc hơi nâu sẫm nhưng không cháy khét, bánh thơm khi ấn nhẹ ở giữa bánh thất vết lõm phồng lên trở lại tức là bánh đã chín hoàn toàn.

Các biến đổi của bánh trong quá trình nướng:

Trong quá trình nướng thì có sự thay đổi vật lý, hóa lý, hóa học và sinh học:

Các biến đổi vật lý:

Khối lượng của sản phẩm bánh bông lan nướng giảm đi do bị mất nước trong quá trình nướng dưới tác dụng của nhiệt độ.

Biến đổi về nhiệt độ:

Nhiệt độ bánh tăng dần lên nhưng không đồng đều trong cấu trúc bánh. Bánh sau khi ra khỏi lò thì ở tâm bánh đạt nhiệt độ là 980C và ở lớp vỏ ngoài vỏ bánh đạt nhiệt độ 1500C. Hàm ẩm của bánh ở tâm cao hơn ở ngoài vỏ khoảng 1-2%

Các biến đổi hóa lý:

Sự biến đổi ẩm: Song song với sự biến đổi của nhiệt độ, ẩm trong vật liệu cũng biến đổi theo do sự trao đổi ẩm với môi trường ngoài (lò nướng). Đặc trưng của quá trình trao đổi ẩm là sự bốc hơi nước, tiến tới cân bằng ẩm với độ ẩm của môi trường ngoài.

Biến đổi hệ keo:

Sự tác dụng tương hỗ giữa protein, tinh bột và các thành phần khác làm cho bột nhào tiến tới trạng thái mềm dẻo. Protein trương nở ở nhiệt độ 300C, nhiệt độ cao hơn thì độ trương nở giảm dần, trên 500C protein đông tụ và mất nước. Nước đó sẽ được tinh bột hút trong quá trình trương nở và hồ hóa xảy ra trong suốt quá trình nướng, làm cho sản phẩm khô hơn.

Biến đổi trạng thái:

Dưới tác dụng của nhiệt độ cao, trạng thái của sản phẩm biến đổi đáng kể. Dưới tác động của nhiệt độ nướng lên thành phần khối bột, protein bị đông tụ giải phóng nước còn tinh bột thì bị hồ hóa hình thành cấu trúc lớp vỏ bánh: mềm, xốp, tách từng lớp.

Biến đổi hóa học:

Tinh bột bị hồ hóa 1 phần và bị phân hủy tạo thành dextrin, đường.

Xảy ra phản ứng maillard giữa đường khử và acid amin trong giai đoạn đầu của nướng (nhiệt độ thấp).

Xảy ra phản ứng caramel làm mất đường nhưng tạo màu nâu cho sản phẩm bánh khi nướng ở nhiệt độ cao.

Do tiến hành nướng ở nhiệt độ cao nên tiêu diệt được hết các vi sinh vật trong bánh.

Các biến đổi cảm quan:

Quá trình nướng xúc tiến sự biến đổi tính chất sinh - lý - hóa của các thành phần tham gia cấu thành bánh bán thành phẩm, làm cho bánh thành phẩm chín. Sự biến đổi đó dẫn đến sự tạo thành hương vị, màu sắc đặc trưng và làm tăng giá trị cảm quan của sản phẩm.

Làm nguội:

Nhằm hạ nhiệt độ bánh từ nhiệt độ ban đầu cao đến nhiệt độ cuối cùng thấp bằng hoặc gần bằng nhiệt độ môi trường. Là giai đoạn chuẩn bị cho quá trình đóng gói.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sản xuất bột sa kê quy mô phòng thí nghiệm và ứng dụng chế biến bánh bông lan sa kê (Trang 27 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)