II Dự án: Di chuyển các hộ dân ra khỏi vùngảnh hưởng môi trường khu xử lý rác thải Xuân Sơn:
SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘ
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
tầng lớp nông dân, vốn chiếm đa phần trong cơ cấu dân cư Việt Nam. Ngồi ra, với trình độ pháp lý cao của các quốc gia phát triển, Việt Nam có thể cân nhắc áp dụng các mơ hình, cơ chế bồi thường phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam.
3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồiđất nông nghiệp từ thực tiễn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội đất nông nghiệp từ thực tiễn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồiđất nông nghiệp đất nông nghiệp
Thứ nhất, chỉnh sửa các quy định về giá đất tính bồi thường: Do giá đất để tính bồi thường thường gây bức xúc nhất đối với người bị thu hồi đất nên phải được xác định một cách khách quan và bảo đảm ngang bằng giá đất cùng loại trên thị trường. Để thực hiện được u cầu này, cần có thơng tin trung thực về giá đất được giao dịch trên thị trường làm cơ sở cho việc định giá đất. Do vậy, nên quy định việc tính thuế thu nhập từ chuyển QSDĐ căn cứ vào giá đất do UBND cấp tỉnh quy định, không theo trong giá ghi trong hợp đồng chuyển QSDĐ để tránh các bên trong hợp đồng ghi giá thấp hơn mức thực tế giao dịch, đồng thời giảm bớt tranh chấp liên quan đến hợp đồng chuyển QSDĐ. Nên quy định việc thanh toán các giao dịch liên quan đến bất động sản phải thực hiện qua ngân hàng nhằm nắm bắt được thơng tin mua bán, chuyển nhượng. Ngồi ra, việc xác định giá đất tính bồi thường nên quy định phải do cá nhân hoặc tổ chức có năng lực chun mơn về định giá độc lập thực hiện và được người có đất bị thu hồi đề xuất. Trong trường hợp giá đất đề xuất để tính bồi thường khơng được cấp có thẩm quyền chấp nhận thì người có đất bị thu hồi có quyền khởi kiện ra tồn án hành chính và quyết định về giá đất tính bồi thường của tịa án hành chính là quyết định cuối cùng, buộc các bên có liên quan phải chấp hành. Chi phí liên quan đến định giá, khiếu kiện được tính vào tổng dự tốn của dự án, người có đất bị thu hồi khơng phải trả các khoản chi phí này.
Trong tương lai, nên tiến tới thực hiện xã hội hóa việc định giá đất và thẩm định giá đất làm căn cứ bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất và giao cho các tổ chức chun trách, có uy tín nghề nghiệp (có năng lực tài chính độc lập, có cơng nghệ hiện địa, nguồn nhân lực có trình độ chun mơn cao, có kinh nghiệm và đạo đức, trách nhiệm với nghề nghiệp) tiến hành định giá đất và thẩm định giá đất. Với điều kiện các tổ chức này phải cam kết, chịu trách nhiệm về tính khách quan, chính xác của giá đất, phù hợp với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường, mà khơng nhất thiết những tổ chức này phải là tổ chức định giá đất do nhà nước thành lập.
Mặt khác, cần xem xét lại cơ chế áp dụng giá đất để xử lý lợi ích kinh tế trong các quan hệ đất đai một cách phù hợp và công bằng. UBND cấp tỉnh thường xuyên điều chỉnh bảng giá đất hàng năm cho sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường ở địa phương theo hướng năm sau cao hơn năm trước. Đồng thời xem xét có sự tách bạch giữa giá đất để tính bồi thường và giá đất thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.
Ngoài ra pháp luật trong thời hạn tới cần có quy định cụ thể, rõ ràng và chi tiết việc giải quyết trong trường hợp có sự phát sinh chênh lệch giữa giá bồi thường tại thời điểm phê duyệt đối với giá bồi thường tại thời điểm chi trả tiền bồi thường cho dân. Theo đó, cần phân biệt rõ các trường hợp cụ thể và nguyên nhân của sự chênh lệch đó xuất phát từ đâu để quy trách nhiệm tương ứng cho từng trường hợp; nếu nguyên nhân do lỗi của người sử dụng đất chây ì, khơng chấp hành các quy định của pháp luật để dời đi, giải tỏa thì thiệt thịi chênh lệch giá này họ phải tự gánh chịu mà không thể yêu cầu nhà nước hay nhà đầu tư phải điều chỉnh lại mức bồi thường; nếu nguyên nhân do phía nhà đầu tư sai phạm, găm đất, giữ đất mà khơng thực hiện đầu tư... thì nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm bù đắp khoản chênh lệch này cho người dân nếu Nhà nước điều chỉnh lại đơn giá bồi thường cho phù hợp với giá thị trường tại thời điểm chi trả bồi thường, nếu nguyên nhân do các cơ quan nhà nước chậm trễ trong q trình giải phóng mặt bằng thì Nhà nước phải có trách nhiệm chi trả khoản chênh lệch đó cho người dân từ nguồn tiền ngân sách nhà nước.
Thứ hai, về điều kiện bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân cần có những hướng dẫn làm rõ những quy định áp dụng như đất khơng có tranh chấp, sử dụng đúng theo quy hoạch kế hoạch để áp dụng điều kiện được thống nhất khi thực hiện công tác.
Thứ ba, việc bồi thường phải đảm bảo cho người bị thu hồi đất có đời sống, việc làm, sinh hoạt ít nhất bằng trước khi bị thu hồi vì bất cứ mục đích gì. Đối với người lao động trong độ tuổi lao động khi bị thu hồi đất nếu khơng có đất tương tự để bồi thường thì ngồi việc bồi thường bằng tiền mặt theo giá thị trường thì cần có chính sách để họ chuyển việc làm khác có thu nhập ít nhất bằng thu nhập từ diện tích bị thu hồi. Đối với người ngoài độ tuổi lao động hoặc khơng có khả năng lao động thì ngồi tiền bồi thường về đất cần có khoản trợ cấp ít nhất tương đương với khoản thu nhập từ diện tích bị thu hồi.
Thứ tư, nhằm bù đắp một phần chi phí thực hiện bồi thường và khuyến khích thực hiện đầu tư cần ban hành quy định xác định và phân chia giá trị gia tăng thêm của đất giữa người sử dụng đất được hưởng lợi và nhà nước, nhà đầu tư do đầu tư các cơng trình như hệ thống các cơng trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
Thứ năm, hệ thống quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của nước ta có nguồn gốc từ những tư duy của thời bao cấp, mang nặng tính chủ quan nhiều hơn khách quan. Kết luận của mỗi ban quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thường là một bảng kê các loại đất, chỉ tiêu được chuyển từ loại đất này sang loại đất khác và một danh sách các dự án được chấp thuận. Đối với quy hoạch sử dụng đất đai, cái cần là sử dụng ở vị trí nào, vị trí nào được chuyển đổi thì lại khơng có, như vậy, cũng khơng thể nói về giao đất cho người thuê đất theo đúng quy hoạch hay khơng đúng quy hoạch vì quy hoạch khơng chỉ ra vị trí. Do đó cần phải sửa đổi theo hướng quy hoạch sử dụng đất phải theo hướng phân vùng sử dụng đất theo không gian, đâu là vùng chuyên lúa, vùng rừng đặc dụng cần phải bảo vệ, giữ nguyên, đâu là vùng sẽ sử dụng để phát triển đô thị, phát triển công nghiệp, cần phải cho chuyển đổi. Quy hoạch phân vùng này nên được chuẩn bị đồng thời với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, sau đó mới triển khai quy hoạch xây dựng để cụ thể hóa từng vùng sử dụng đất đã được phê duyệt.
Bên cạnh đó, quy hoạch, kế hoạch SDĐ và quy hoạch xây dựng phải được lập căn cứ vào nhu cầu SDĐ được tính tốn một cách khoa học, chính xác để làm cơ sở cho việc lập kế hoạch thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ, tạo quỹ đất cho phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời, cũng cần có chế tài đối với cấp có thẩm quyền quyết định, phê duyệt các quy hoạch không thể thực thi làm ảnh hưởng đến việc SDĐ của các cá nhân tổ chức. Đặc biệt, có chế tài đủ mạnh đối với chủ đầu tư và người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hồi đất để thực hiện dự án với diện tích đã thu hồi nhưng không tiến hành xây dựng, hay xây dựng chậm tiến độ đề ra.
Thứ sáu, về trình tự, thủ tục bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất cần thông nhất giao trách nhiệm lập phương án bồi thường cho tổ chức phát triển quỹ đất hay Hội đồng bồi thường hỗ trợ, tái định cư. Đồng thời trong thời gian tới cần nghiên cứu sửa đổi nhằm phát huy hơn nữa quyền của người bị thu hồi đất được tham gia vào quá trình xây dựng phương án bồi thường đồng thời tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong q trình thực thi pháp luật.
Thứ bảy, về giải quyết khiếu nại, tố cáo khi Nhà nước thu hồi đất thiết nghĩ các nghị định hướng dẫn giải quyết khiếu nại, tố cáo về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nên cụ thể hóa những nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề này, đồng thời một số nội dung cần chi tiết như; thời hiệu giải quyết; quy định những cơ chế đặc thù giải quyết khiếu nại, tố cáo trong những trường hợp đặc biệt như khiếu nại tố cáo đối với quyết định thu hồi đất, trong trường hợp có sự sai phạm, khuất tất từ phía chính quyền địa phương khi triển khai việc thu hồi đất; quy định trong những trường hợp nào khiếu nại, tố cáo được tạm thời không phải thực hiện quyết định thu hồi đất....
Đối với chính quyền địa phương phải khẩn trương nghiên cứu và cụ thể hóa những nội dung thuộc thẩm quyền của địa phương ban hành cho phù hợp với những đặc thù của từng vùng. Tuyệt đối không thể trái với quy định của Trung ương và các văn bản đã ban hành. Trên cơ sở đó, tiến hành triển khai đến tất cả các cấp, các ngành, đến tất cả các cán bộ làm công tác bồi thường và đến từng người dân trong diện giải tỏa. Trước khi truyền đạt đến người dân, cần phải có thời gian cho cán bộ nghiên cứu trước để tập hợp để tập huấn thống nhất cách hiểu, nội dung, phương pháp truyền đạt. Quá trình truyền đạt, những vướng mắc trong chính sách phải được
tập hợp giải quyết bằng văn bản để đảm bảo tính thống nhất, tránh trường hợp mỗi ngành, mỗi cấp, mỗi cán bộ có một quan điểm cách hiểu khác nhau. Khi đã thống nhất rồi thì phải tiếp tục tuyên truyền, phổ biến sâu rộng đến nhân dân và phải được in thành tài liệu gửi đến UBND cấp xã trước khi thu hồi đất để thực hiện dự án.
Pháp luật bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân khi truyền đạt phải đầy đủ và cơng khai đến các hộ dân có đất bị thu hồi để người dân có điều kiện nghiên cứu, trên cơ sở đó những thơng tin phản hồi lại cơ quan Nhà nước. Mọi thông tin mà người dân phản hồi lại, đặc biệt là những thơng tin khơng đồng tình, chưa thơng suốt hoặc chưa hiểu về nội dung nào đó, phải được tập hợp một cách kỹ lưỡng và giao cho người có kinh nghiệm chuyên sâu về lĩnh vực mà người dân có ý kiến nghiên cứu, đề xuất hướng giải quyết. Nếu thấy ý kiến của người dân đúng thì phải khẩn trương trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung cho kịp thời. Ngược lại nếu thấy ý kiến của người dân là khơng thỏa đáng thì phải tổ chức họp dân để giải thích. Người được phân cơng giải thích phải là người am hiểu pháp luật, có trình độ chun mơn vững vàng, có khả năng truyền đạt và có tính thuyết phục cao đối với nhân dân. Vì thế những người làm cơng tác bồi thường thì nên hạn chế tới mức tối đa sự thay đổi và cần phải bố trí người có thâm niên cơng tác, có khả năng tương đối tồn diện. Có như vậy mới tạo được niềm tin đối với nhân dân về đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đồng thời mới thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở, tránh được khiếu kiện trong nhân dân.
Bên cạnh đó, ở địa phương pháp luật bồi thường về đất đai phải được cụ thể một cách chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu, hiểu theo một nghĩa thống nhất và dễ thực hiện cho từng trường hợp cụ thể. Giải quyết tốt nhất về pháp luật bồi thường, hỗ trợ về đất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các bước công việc tiếp theo như bồi thường tài sản, hỗ trợ tái định cư. Vì vậy ở hội đồng bồi thường cấp huyện, thành viên trong phịng Tài ngun và mơi trường phải có năng lực về chun mơn, nắm vững đường lối chủ trương chính sách của Đảng, các vấn đề cụ thể về đất đai của địa phương tham gia vào hội đồng sẽ có ý nghĩa quan trọng, quyết định, nếu xác định đúng nguồn gốc sử dụng đất, diện tích đất ở.... thì phương án bồi thường sẽ được lập đúng và ngược lại.
Mặt khác, địa phương cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong cơng tác bồi thường; cắt giảm những thủ tục không cần thiết và những thủ tục trái quy định, ban hành bộ thủ tục chuẩn để áp dụng công khai minh bạch.
3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bồi thường khiNhà nước thu hồi đất nông nghiệp từ thực tiễn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội