Những hạn chế, vướng mắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 58 - 62)

II Dự án: Di chuyển các hộ dân ra khỏi vùngảnh hưởng môi trường khu xử lý rác thải Xuân Sơn:

Bảng 2.6 Tổng hợp kinh phí bồi thường thiệt hại về cơng trình, vật kiến trúc và cây, hoa màu của 2 dự án

2.3.2. Những hạn chế, vướng mắc

- Chế độ chính sách về bồi thường thường xuyên thay đổi, đặc biệt là các văn bản, Quyết định của UBND Thành phố ban hành có một số điểm mâu thuẫn chưa thống nhất, khó thực hiện. Bên cạnh đó, hồ sơ quản lý đất đai củaị xãTh(lưu tại phịng Tài ngun và Mơi trường) và của UBND các xã, phường còn thiếu, chấ lượng thấp nên ảnh hưởng đến việc xác định nguồn gốc, thời điểmngđấtsửvàdụ ban hành quyết định thu hồi đất phục vụ công tác GPMB.

-Theo nguyên tắc cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng phải được triển khai thực hiện trong thời gian chuẩn bị đầu tư (đồng thời với việc lập dự án đầu tư), khi khởi cơng xây dựng thì cơng tác giải phóng mặt bằng phải hồn tất. Thế nhưng, hầu hết các dự án sau khi tổ chức đấu thầu xong Chủ đầu tư mới triển khai công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, dẫn đến vừa thi cơng, vừa giải phóng mặt bằng cho nên một số cơng trình khi vướng mắc về giải phóng mặt bằng phải ngừng thi công hoặc thi công dỡ dang không triệt để.

- Một số dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, khi phương án được phê duyệt Chủ đầu tư giải quyết kinh phí để chi trả cịn chậm, khi có kinh phí thì giá cả

bồi thường thay đổi phải lập lại phương án.

- Công tác xây dựng các khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng phải được thực hiện trước khi lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, thế nhưng trong thời gian vừa qua, việc chuẩn bị đất tái định cư không đáp ứng được yêu cầu nên dẫn đến việc giải phóng mặt bằng xong mà chưa có đất tái định cư.

- Việc xây dựng bảng giá đất, tài sản phục vụ cơng tác giải phóng mặt bằng chưa phù hợp, không sát với giá thị trường cho nên các hộ dân bị ảnh hưởng không chấp nhận, phát sinh nhiều kiến nghị, khiếu nại. Một bộ phận nhân dân mặc dù đã được các cơ quan chuyên mơn giải thích nhiều lần về cơ chế chính sách trong cơng tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư nhưng vẫn cố tình khơng nhận tiề bàn giao đất gây khó khăn trong cơng tác GPMB.

- Quá trình thực hiện các dự án liên quan đến nhiều cấp, ban ngành, kéo dài, làm ảnh hưởng đến tiến độ thu hồi đất, bồi thường và GPMB cho các dự án bị trậm trễ. Trung bình các dự án đều kéo dài từ 3-5 năm, có dự án được thực hiện từ trước khi các quy định của Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực đến nay mới cơ bản chưa hoàn thành việc bồi thường, hỗ trợ do nhân dân không đồng ý với phương án đền bù.

-Về ý thức chấp hành pháp luật: Nhiều chủ sử dụng đất khi bị thu hồi đất nông nghiệp đã được Nhà nước đã được áp dụng đầy đủ các chính sách, đã được tuyên truyền, thuyết phục vận động nhưng vẫn cố tình khơng chấp hành phương án đền bù thiệt hại của thành phố. Khơng những thế lại lơi kéo kích động nhân dân khơng chấp hành chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, làm ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng. Trình độ nhận thức của một số các cán bộ trong các cơ quan Nhà nước về văn bản pháp luật ở các cấp thực hiện cơng tác này cũng có nhiều điểm khơng thống nhất gây nhiều mâu thuẫn cho việc thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng. Đặc biệt là việc xác định các đối tượng và các điều kiện được đền bù, hỗ trợ và tái định cư.

- Nhân sự làm công tác quản lý đất đai ở địa phương thường xuyên bị luận chuyển dẫn đến việc hồ sơ quản lý không được kế thừa đầy đủ, không thống kê đầy đủ và không thường xuyên chỉnh lý biến động về đất gây khó khăn cho cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng.

- Việc bồi thường ln gặp nhiều vướng mắc nhất trong q trình thực hiện như: Giá bồi thường còn thấp, chưa sát với giá thị trường tại thời điểm bồi thường, giá đất do UBND thành phố công bố chỉ bằng khoảng 30-40% giá thị trường. Trong khi đó, giá cả

thị trường chuyển nhượng ln có sự thay đổi. Để thực hiện bồi thường, hỗ trợ đối với 1 dự án thơng thường khơng thể hồn thành trong một năm mà kéo dài trong năm khác nên đã xảy sự chênh lệch giữa giá được áp dụng để bồi thường và giá chuyển nhượng trên thị trường, ngồi ra có sự chênh lệch giữa các dự án với nhau.

Khi Luật Đất đai 2013 được áp dụng, ln xảy ra sự so bì giữa các hộ có đất nơng nghiệp bị thu hồi trong thời gian này với các hộ có đất bị thu hồi tại các ựDán được phê duyệt, tiến hành GPMB trước ngày 01/7/2014. Thực tế hiện nay, việc thu hồi đất để thực hiện các dự án chủ yếu là đất nông nghiệp mà người nông dân lại sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nơng nghiệp, khơng có ngành nghề phụ, địa phương lại khơng cịn quỹ đất nơng nghiệp để giao khốn thêm, ảnh hưởng khơng nhỏ đến tiến độ giải phóng mặt bằng.

Tiểu kết chương 2

Công tác bồi thường, hỗ trợ đối với người dân có đất nơng nghiệp bị thu hồi tại thị xã Sơn Tây tuân thủ các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng như bảo đảm đúng pháp luật Việt Nam. Do đơn giá đất bồi thường không thay đổi trong nhiều năm nên cũng khơng có sự chênh lệch, khác biệt về mức bồi thường giữa người dân trong các giai đoạn của dự án. Song cũng như hầu hết các dự án khác, đơn giá bồi thường ln khiến người dân cảm thấy khơng hài lịng khi đơn giá đất bồi thường không thay đổi từ nhiều năm và khá thấp so với mặt bằng chung.

Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp không ngừng được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện nhằm đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn sử dụng đất trong thời kì kinh tế thị trường. Nhìn chung các quy định về cơ bản đã xác định rõ ràng, đầy đủ hướng tới giải quyết hài hịa lợi ích kinh tế giữa người dân có đất bị thu hồi và Nhà nước. Căn cứ các quy định của Trung ương,Hà Nội đã ban hành nhiều quy định phù hợp với điều kiện, tình hình của địa phương. Trong phần

này của luận văn đã đưa ra cái nhìn cơ bản nhất về các quy định pháp luật hiện hành trong lĩnh vực bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Trên cơ sở đó, qua tìm hiểu thực tiễn thi hành tại thị xã Sơn Tây để đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trong thời gian tới.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 58 - 62)