Định hướng hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp từ thực tiễn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 62 - 67)

II Dự án: Di chuyển các hộ dân ra khỏi vùngảnh hưởng môi trường khu xử lý rác thải Xuân Sơn:

SƠN TÂY, THÀNH PHỐ HÀ NỘ

3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp từ thực tiễn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nộ

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân và đánh giá thực trạng thực hiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân ở thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội tại chương 1 và chương 2, việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật này cần theo những định hướng chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, việc hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

nông nghiệp phải căn cứ vào quan điểm đường lối chủ trương của Đảng về tiếp tục

đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

Một là, Nhà nước chủ động thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được xét duyệt. Quy định rõ ràng và cụ thể hơn các trường hợp Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích quốc phịng an ninh, phục vụ lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng và các dự án phát triển kinh tế xã hội. Đối với các dự án sản xuất, kinh doanh phù hợp với quy hoạch sử dụng đất thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng được chuyển nhượng, cho thuê, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với nhà đầu tư để thực hiện dự án. Về vấn đề này, trong Luật Đất đai năm 2013 đã quy định rõ những trường hợp thật cần thiết mà Nhà nước phải thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, cơng cộng (trên cơ sở hiến định tại Điều 54 của Hiến pháp năm 2013 sửa đổi) tại Điều 61, Điều 62 Luật Đất đai năm 2013, trường hợp Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã

hội quy định dựa trên tiêu chí “phải vì lợi ích của quốc gia, lợi ích chung của cộng đồng; các dự án Nhà nước thu hồi đất để thực hiện căn cứ vào ý nghĩa, tính chất quan trọng của các dự án mà Nhà nước thu hồi đất để thực hiện căn cứ vào ý nghĩa, tính chất quan trọng của dự án với việc phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, lợi ích chung của cộng đồng, khơng phân biệt dự án đó thuộc thành phần kinh tế nào.

Hai là, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải đảm bảo dân chủ, minh bạch, công khai, khách quan và công bằng. Đây là những giá trị được pháp luật và thực tiễn pháp lý của các nước chứng minh và thừa nhận. Điều này đã được kiểm chứng trong quá trình thực thi pháp luật đất đai ở nước ta. Nếu các quy định của pháp luật thiếu công khai, minh bạch sẽ tạo điều kiện phát sinh tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong q trình thực thi của đội ngũ cơng chức khi thực thi công vụ. Nếu các quy định pháp luật không công bằng sẽ tiềm ẩn nguy cơ phát sinh xung đột về lợi ích trong q trình áp dụng. Nếu các quy định của pháp luật không tạo điều kiện cho cơ chế dân chủ, khách quan được tôn trọng trong quá trình thi hành, sẽ làm cho người bị thu hồi đất không đồng thuận và phát sinh tranh chấp, khiếu kiện kéo dài.

Ba là, trong công tác bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, cần chú ý đến việc thực hiện có hiệu quả phương án đào tạo nghề, tạo việc làm, tổ chức lại sản xuất và bảo đảm đời sống của nhân dân ở khu vực có đất bị thu hồi, bởi đất nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu của người nông dân, đồng thời, nghiên cứu phương thức chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ pháp lý để bảo đảm ổn định đời sống lâu dài cho người có đất bị thu hồi.

Thứ hai, hồn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải

dựa trên ngun tắc giải quyết hài hồ lợi ích của Nhà nước, lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của người bị thu hồi đất. Khi Nhà nước thu hồi đất sử dụng vào

mục đích quốc phịng, an ninh; lợi ích quốc gia; lợi ích cơng cộng và vào mục đích kinh tế (gọi chung là các mục đích chung) đã để lại những hậu quả rất khác nhau đối với các bên có liên quan. Sự xung đột về lợi ích giữa các bên là điều khơng thể tránh khỏi, cụ thể: hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất bị mất tư liệu sản xuất; Nhà nước được diện tích đất để sử dụng vào mục đích chung; doanh nghiệp hoặc chủ đầu tư có đất để sử dụng vào mục đích sản xuất – kinh doanh, thương mại. Bên

cạnh đó, trong một số trường hợp, lợi ích chung của xã hội cũng chưa được đảm bảo do việc giải phóng mặt bằng có nhiều ách tắc, nhiều dự án đầu tư phải chờ đất do người dân không hợp tác, dẫn đến tiến độ triển khai chậm hoặc dừng khơng thời hạn, điều đó ảnh hưởng khơng nhỏ đến các nhà đầu tư. Tuy nhiên, đánh giá một cách tổng thể, trong thu hồi đất, sự thiệt hại hay ảnh hưởng tiêu cực thường rơi về phía người bị thu hồi đất và dường như tác động tích cực hay lợi ích lại nằm ở phía những đối tượng được tiếp cận đất đai (doanh nghiệp, chủ đầu tư). Sự bồi thường của Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân bị mất đất để sử dụng vào mục đích chung (đặc biệt là sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế) chỉ bù đắp một phần thiệt hại do việc thu hồi đất gây ra nên thường khơng nhận được sự đồng thuận từ phía người sử dụng đất; bởi lẽ, giá đất được sử dụng làm căn cứ bồi thường là giá đất do UBND cấp tỉnh, thành phố quy định tại thời điểm thu hồi đất mà giá đất này thường thấp hơn giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường (giá đất thị trường). Điều này dẫn đến việc người bị thu hồi đất khiếu kiện đông người, khiếu kiện vượt cấp, kéo dài đến các cơ quan nhà nước ở địa phương và trung ương. Để khắc phục tình trạng này, một số địa phương thay vì đối thoại, tham vấn để xem xét điều chỉnh, bổ sung phương án bồi thường, cưỡng chế thu hồi đất. Hậu quả là bất đồng trong bồi thường khi nhà nước thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân khơng những không được giải quyết triệt để, dứt điểm mà còn làm bùng phát các xung đột xã hội gay gắt, tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định chính trị, xã hội. Vì vậy, lợi ích của người có đất bị thu hồi phải được đặt ngang bằng lợi ích của chủ đầu tư. Tuy nhiên, cũng cần phải thấy rằng, giá trị tăng thêm của đất được quyết định bởi ba yếu tố; điều kiện thuận lợi do tự nhiên mang lại; sự đầu tư của người sử dụng đất hoặc của nhà đầu tư; quy hoạch sử dụng đất và đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của đất nước. Lâu nay do chưa nhận thức đúng đắn về những nguyên nhân tạo ra giá trị tăng thêm của đất và do những bất cập trong quản lý nhà nước và đất đai, nên chúng ta chưa có sự điều chỉnh hợp lý, chưa giải quyết hài hịa các mối lợi ích trong quan hệ thu hồi và bồi thường đất với đất. Do vậy, hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất Chương trình hành động số 23-CT/TU ngày 22/02/2013 đối với hộ gia đình, cá nhân phải dựa trên nguyên tắc giải quyết hài hịa lợi ích của Nhà nước,

lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của người bị thu hồi, đó cũng chính là đảm bảo lợi ích của ba chủ thể này trong quá trình điều phối đất đai. Có như vậy thì sự phát triển của đất nước mới mang tính bền vững và đảm bảo sự cơng bằng xã hội.

Thứ ba, hồn thiện pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nơng

nghiệp phải đặt trong mối quan hệ với việc hồn thiện pháp Luật đất đai nói chung và các đạo luật khác có liên quan. Chế định bồi thường khi nhà nước thu hồi đất đối

với hộ gia đình, cá nhân là một chế định cơ bản của pháp Luật đất đai. Chế định này có mối quan hệ mật thiết với các quy định khác của pháp luật đất đai như quy định về những trường hợp thu hồi đất; quy định về thẩm quyền, trình tự thủ tục thu hồi đất; quy định về giá đất bồi thường...Vì vậy, việc hồn thiện chế định bồi thường khi nhà nước thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân khơng thể tách rời với việc hồn thiện pháp luật đất đai nói chung; bởi lẽ, hồn thiện chế định này mà không đặt trong mối quan hệ với các quy định khác của luật đất đai sẽ khơng đảm bảo tính thống nhất, tương thích, đồng thời sẽ tạo nên những rào cản, khó khăn cho q trình thực thi. Mặt khác, bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp cịn là khu vực giao thoa giữa các quy định của pháp luật đất đai với các đạo luật khác có liên quan như: Luật Dân sự, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tố tụng hành chính, Luật về xử lý vi phạm hành chính, Luật bảo vệ và phát triển rừng, Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp.... Để nâng cao hiệu quả thực thi chế định pháp luật này thì tính thống nhất, tương thích, đồng bộ với các đạo luật khác có liên quan, cần được chú trọng trong q trình hồn thiện các quy định về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân.

Thứ tư, hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông

nghiệp phải gắn liền với việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ) đi đơi với hiện đại hóa hệ thống bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính. Với tư

cách đại diện chủ sở hữu đối với đất đai, nhà nước trao QSDĐ cho người sử dụng thơng qua hình thức giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ đối với người đang sử dụng đất ổn định, hình thức pháp lý xác lập QSDĐ hợp pháp là việc Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho người sử dụng đất. Điều này có ý nghĩa là khi người sử dụng đất được nhà nước cấp GCNQSDĐ; họ sẽ được

pháp luật bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp trong sử dụng đất đai. Để luật đất đai hoàn chỉnh và tiến tới” xây dựng một bộ Luật Đất đai phù hợp với một nước cơng nghiệp” thì tồn bộ quỹ đất tự nhiên trên cả nước phải được “lập hồ sơ ô thửa, đánh số, cấp giấy chứng nhận”, thuận lợi trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai cũng như minh bạch về quyền lợi kinh tế của người đang sử dụng đất. Trong điều kiện người sử dụng đất đã được cấp GCNQSDĐ thì việc tính tốn bồi thường về đất cho hộ khi Nhà nước thu hồi đất sẽ trở nên thuận lợi hơn rất nhiều. Trên thực tế cho thấy, khó khăn, phức tạp, khiếu nại, nảy sinh trong cơng tác bồi thường giải phóng mặt bằng nói chung và bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân nói riêng chủ yếu phát sinh từ các trường hợp khơng có hoặc thiếu giấy tờ về GCNQSDĐ. Trong trường hợp này, khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện bồi thường phải dựa trên việc xác nhận nguồn gốc thời gian, mục đích sử dụng đất của UBND xã làm căn cứ lập phương án bồi thường, GPMB. Việc xác nhận nguồn gốc, thời gian, mục đích sử dụng đất gập nhiều khó khăn, phức tạp do hồ sơ, tài liệu về đất đai lưu giữ của chính quyền cấp xã có nhiều biến động, chưa cập nhật thường xuyên, nhất là lịch sử của quan hệ đất đai ở Việt Nam diễn ra khá phức tạp, nhiều biến động qua các thời kỳ chiến tranh, qua các thời kỳ chuyển đổi ruộng đất... Điều này dẫn đến việc lập phương án bồi thường, GPMB nói chung và bồi thường khi Nhà nước thu hối đất nói riêng thiếu chính xác, khơng cơng bằng và gây ra các khiếu nại, thắc mắc hoặc khơng đồng tình từ phía người bị thu hồi đất. Để khắc phục những tồn tại này, việc hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân phải hướng tới việc hồn thành dứt điểm cơng tác cấp GCNQSDĐ đi đôi với hiện đại hóa hệ thống bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính.

Thứ năm, hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông

nghiệp cần xem xét, tham khảo kinh nghiệm và thực tiễn pháp lý của các nước trên thế giới về lĩnh vực này. Có thể thấy, Việt Nam với xuất phát điểm là một nước đang phát triển với nơng nghiệp là chủ đạo đang trên hành trình đi lên một nước công nghiệp phát triển, hiện đại. Chặng đường chuyển đổi này của Việt Nam có thuận lợi khi con đường này đã có rất nhiều nước trên thế giới đã trải qua, trong đó

có nhiều nước có điều kiện văn hóa, phong tục, tập quán, lịch sử phát triển tương tự như Việt Nam. Đây là những bài học kinh nghiệm đáng giá cần được học tập để giúp Việt nam giảm bớt những thiếu sót, lệnh hướng trong quá trình phát triển, đặc biệt trong hoạt động thu hồi đất nơng nghiệp vốn ảnh hưởng tới lợi ích trực tiếp của tầng lớp nông dân, vốn chiếm đa phần trong cơ cấu dân cư Việt Nam. Ngồi ra, với trình độ pháp lý cao của các quốc gia phát triển, Việt Nam có thể cân nhắc áp dụng các mơ hình, cơ chế bồi thường phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội của Việt Nam.

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồiđất nông nghiệp từ thực tiễn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 62 - 67)