Thực tiễn thực hiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 35 - 49)

- Đối với bồi thường về vật nuô

2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nộ

*Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Sơn Tây

- Điều kiện tự nhiên: Thị xã Sơn Tây nằm ở phía Tây và cách trung tâm Thủ đơ Hà Nội khoảng 40 km theo Quốc lộ 32 và đường cao tốc Láng – Hoà Lạc, thuộc vùng bán sơn địa, có tọa độ địa lý từ : 21o01’12” đến 21o10’20” Vĩ độ Bắc và 105o24’52” đến 105o32’14” Kinh độ Đông.

Thị xã Sơn Tây có ranh giới tiếp giáp với các địa phương như sau: Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Tường (tỉnh Vĩnh Phúc) qua sơng Hồng. Phía Đơng giáp huyện Phúc Thọ, Thạch Thất.

Phía Nam giáp huyện Thạch Thất. Phía Tây giáp huyện Ba Vì.

Tồn Thị xã có 15 đơn vị hành chính, gồm 9 phường và 6 xã. Tổng diện tích tự nhiên là 11.353 ha, chiếm 3,4% diện tích tự nhiên, dân số 137.362 người, chiếm

1,9% dân số của Thủ đô Hà Nội.

Thị xã Sơn Tây thuộc vùng bán sơn địa, địa hình có xu hướng thấp dần từ Tây sang Đơng, với hai dạng địa hình chính là vùng bán sơn địa và vùng đồng bằng.

- Vùng bán sơn địa gồm 6 xã: Đường Lâm, Xuân Sơn, Thanh Mỹ, Kim Sơn, Sơn Đơng và Cổ Đơng, với diện tích 9.247 ha, chiếm 81,5% diện tích tồn Thị xã.

- Vùng đồng bằng: Gồm 9 phường cịn lại, với diện tích 2.106 ha, chiếm 18,5% diện tích tồn Thị xã.

- Kinh tế - Xã hội: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thị xã Sơn Tây trong những năm qua đạt khá, năm 2017 đạt 8,3%, trong đó nơng nghiệp đạt 2,58%, cơng nghiệp – xây dựng đạt 8,48% và dịch vụ đạt 9,05%.

Trong thời gian qua, cơ cấu kinh tế Thị xã Sơn Tây đã có sự chuyển dịch tích cực là tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tỷ trọng ngành dịch vụ tăng từ 32,92% năm 2013 lên 35,74% năm 2017, ngành công nghiệp – xây dựng dao động ở mức 59 – 60%, ngành nông nghiệp giảm từ 6,94% năm 2014 xuống 5,52% năm 2017.

Tác động tích cực:

Thứ nhất, thị xã Sơn Tây là một đơn vị có truyền thống văn hóa, với nhiều di

tích lịch sử văn hóa lâu đời, trình độ dân trí đang ngày một nâng lên. Cùng với việc triển khai tốt công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật ngày càng sâu rộng và đồng bộ với nhiều hình thức đa dạng và phong phú người dân nơi đây có hiểu biết pháp luật khá cao. Điều này tác động rất tích cực đến việc triển khai các quy định pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.

Thứ hai, với định hướng phát triển thị xã Sơn Tây trở thành vệ tinh phía tây

của Thủ đơ Hà Nội, trong những năm qua cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân thị xã Sơn Tây đã tập trung quy hoạch, xây dựng nông thôn mới theo đúng chương trình mục tiêu quốc gia. Hướng tới mục tiêu đa số các hộ dân đồng thuận với chủ trương, chính sách thu hồi đất nơng nghiệp để thực hiện tốt các dự án phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đây chính là điều kiện thuận lợi tạo tiền đề cho việc thực thi pháp luật về bồi thường đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Sơn Tây.

Thứ ba, Cơng tác cải cách hành chính của thị xã Sơn Tây nói riêng, thành phố Hà Nội nói chung đã tạo bước chuyển mình mạnh mẽ thực hiện tốt việc tinh gọn bộ máy chính trị đã được thực hiện rất tốt. Trước đây 02 cơ quan làm công tác

bồi thường, giải phóng mặt bằng là Ban Bồi thường GPMB và Trung tâm phát triển quỹ đất nay sáp nhập thành một cơ quan là Trung tâm phát triển Quỹ đất thị xã. Tạo thuận lợi rất lớn cho việc triển khai thực hiện các quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.

Tác động tiêu cực:

Thứ nhất, một bộ phận quần chúng nhân dân bị thu hồi đất là người lao động, nơng dân có trình độ học vấn thấp, sự hiểu biết pháp luật còn hạn chế. Nên khi bị thu hồi đất họ rất lo lắng, bức xức, khiếu kiện, cản trở công tác bồi thường, bàn giao mặt bằng ảnh hưởng đến tiến độ bồi thường chung.

Thứ hai, đất nông nghiệp của thị xã Sơn Tây tập trung vào các hộ làm nơng

nghiệp đơn thuần. Vì vậy, khi bị thu hồi đất họ sẽ bị mất đi tư liệu sản xuất và khơng biết chuyển sang ngành nghề gì nên cố tình khơng chấp nhận phương án bồi thường. Đây là khó khăn chung của nhiều dự án đang gặp phải và là vấn đề gây khiếu kiện đông người vượt cấp cản trở đối với việc thực thi pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất.

Thứ ba, cơ sở dữ liệu về đất đai, trong đó có đất nơng nghiệp, tồn tại qua

nhiều thời kỳ chiến tranh, nhập lụt, cũ và rách, gây hạn chế cho việc xác định ranh giới đất của các hộ dân nhiều khi không xác định được, do khơng có cơ sở đo vẽ tin cậy như bản đồ đo vẽ, không xác định để tính khoảng lưu khơng được nên khơng thể xác định chính xác diện tích thu hồi là bao nhiêu. Điều này gây cản trở rất lớn cho quá trình thi hành pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại thị xã Sơn Tây trong khâu kiểm đếm, dẫn đến đơn thư, khiếu kiện, cũng như trình trạng lạm dụng kẽ hở để tham nhũng gây thiệt hại cho nhà nước.

* Cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng:

Cơng tác bồi thường, giải phóng mặt bằng là cơng việc nhạy cảm, phức tạp . Việc cân bằng giữa lợi ích giữa Người dân - Nhà nước - Doanh nghiệp đầu tư rất khó khăn. Đây là cơng việc vừa địi hỏi tn thủ theo quy định pháp luật vừa địi hỏi tính linh hoạt vì mỗi dự án có một điều kiện khác nhau có các yếu tố cụ thể khác nhau nên cũng có phương án bồi thường khơng theo một khn mẫu nhất định.

Việc bồi thường, GPMB trên địa bàn Thị xã đã trải qua nhiều lần thay đổi chính sách, cụ thể: Nghị định số 22/1998/NĐ-CP; Nghị định số 197/2004/NĐ-CP; Nghị định số 84/2007/NĐ-CP và 05 Quyết định của Thành phố gồm: Quyết định 20/QĐ-UB ngày 30 tháng 6 năm 1998; Quyết định số 26/2005/QĐ-UB ngày 18

tháng 02 năm 2005; Quyết định số 137/2007/QĐ-UB ngày 18 tháng 02 năm 2005; Quyết định số 18/2008/QĐ-UBND ngày 29/9/2008; Quyết định số 108/2009/QĐ- UBND ngày 29 tháng 9 năm 2009.

Trong quá trình triển khai ở Thị xã cũng phát hiện nhiều nội dung bất cập trong các văn bản quy định, UBND Thị xã và Phòng Tài nguyên và Môi trường đã báo cáo đề nghị với các cấp, các cơ quan chức năng nghiên cứu, xem xét như: quy định về cấp GCNQSD đất, đo đạc, trích đo, trích lục bản đồ, giá thu tiền sử dụng đất, giá bồi thường, giải quyết tranh chấp đất đai, quản lý đất nông - lâm trường, trạm trại, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giao đất, thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất, kiểm sốt thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường…

Đến nay, Luật đất đai năm 2013 được ban hành (thay thế Luật đất đai năm 2003) và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2014. Luật mới đã khắc phục được những điểm hạn chế chưa quy định trong luật cũ và giải quyết được những vấn đề cịn khó khăn trong thực tiễn về bồi thường và thu hồi đất. Cùng với đó là việc ban hành các Nghị định mới của Chính Phủ, các thơng tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành và các quyết định của UBND thành phố Hà Nội để việc thực thi Luật đạt hiệu quả cao nhất.

Trong những năm qua, bám sát phương châm chỉ đạo của Thành phố về thực hiện công tác GPMB, thị xã Sơn Tây đã triển khai được 115 dự án với 347,3ha đất phải thu hồi với tổng kinh phí GPMB khoảng 892,2 tỷ đồng. Về công tác giải quyết đơn thư liên quan đến GPMB: Tính đến cuối tháng 12/2013, thẩm quyền UBND Thị xã đã giải quyết 156 vụ việc (trong đó đơn khiếu nại 18; Đơn tố cáo 7; đơn kiến nghị phản ánh 131). Thẩm quyền UBND các xã, phường và các phòng ban đã giải quyết 380 vụ việc (trong đó đơn khiếu nại 0; Đơn tố cáo 7; đơn kiến nghị phản ánh 373).

- Trong 5 năm (từ tháng 3/2012 đến tháng 3/2017) Thị xã đã ban hành 1.302 quyết định thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân với diện tích 150,43 ha để UBND thành phố ban hành quyết định thu hồi, giao đất cho các dự án như: dự án Khu nhà ở Thuần Nghệ; Khu nhà ở Đồi Dền; Dự án Đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Thịnh trên quốc lộ 2C; dự án hồ chứa nước Linh Khiêu; đập xả tràn Đồng Mô; trụ sở Đội quản lý thị trường; Dự án cải tạo, mở rộng nghĩa trang nhân dân thị xã Sơn Tây giai đoạn

II; Dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu tái định cư Đồng Dinh, Cây gạo và dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu tái định cư Đồng Láng, Xuân Khanh (phục vụ GPMB dự án Di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng môi trường khu xử lý rác thải Xuân Sơn); Dự án Khu đô thị Mai Trai - Nghĩa Phủ; Dự án mở rộng học viện Biên phòng; dự án cải tạo, mở rộng tuyến đường Tùng Thiện - Thanh Vỵ; Dự án nhà tang lễ Thị xã…

Đặc biệt dự án Đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Thịnh trên quốc lộ 2C đã hồn thành cơng tác GPMB xong trước 07 tháng so với tiến độ đặt ra và đã được Bộ Giao thông Vận tải tặng bằng khen cho UBND Thị xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trong khuôn khổ của luận văn tôi xin đề cập đến 02 dự án nổi bật nhất của thị xã Sơn Tây từ năm 2012 đến năm 2017.

-Dự án 1

Tên dự án: Đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Thịnh trên quốc lộ 2C, đoạn tuyến

qua địa bàn xã Đường Lâm - thị xã Sơn Tây.

Chủ đầu tư: UBND Thị xã Sơn Tây (Giao UBND thị xã Sơn Tây làm chủ đầu tư thực hiện tiểu dự án bồi thường, GPMB thuộc dự án đầu tư xây dựng Cầu Vĩnh Thịnh trên Quốc lộ 2C).

*Tổng diện tích thu hồi: 112.287, 45m2, trong đó. - Đất ở: 4.941,7 m2 (chiếm 4, 4 %).

- Đất vườn: 807,2 m2 (chiếm 0,72 %).

- Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm: 40.358,3 m2 (chiếm 35,94 %). - Đất UBND xã (đất mương thủy lợi nội đồng, đất giao thông nội đồng, đất cơng ích, đất chun dùng): 66.180,25 m2 (chiếm 58, 94%).

4% 1% Đất ở: 4.941,7m² Đất vườn: 807,2m² 36% Đất NN trồng cây hàng năm: 40.358,3m² 59% Đất UBND xã: 66.180,25m²

Biểu đồ 2.1. Cơ cấu diện tích các loại đất bị thu hồi thực hiện dự án: Đầu tư xây dựng cầu Vĩnh Thịnh trên quốc lộ 2C

*Vị trí xây dựng: Xã Đường Lâm, Thị xã Sơn Tây.

*Mục tiêu, ý nghĩa của dự án: Đây là Dự án đầu tư do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ, mục tiêu xây dựng cầu Vĩnh Thịnh được Trung ương và Bộ giao thông vận tải quan tâm triển khai thực hiện. Với mục đích kết nối 2 vùng đất lịch sử là Đền Hùng (Phú Thọ) và Đường Lâm (Sơn Tây) có ý nghĩa lớn về văn hố, du lịch, góp phần phát triển kinh tế, xã hội của các đô thị, tỉnh lỵ xung quanh thủ đô Hà Nội, giảm tải sự tập trung quá tải vào thủ đô, trong tương lai là tuyến nối cao tốc Nội Bài - Lào Cai với đường Hồ Chí Minh (cao tốc Bắc Nam - nhánh phía Tây). Cầu Vĩnh Thịnh thuộc tuyến vành đai V - Hà Nội vượt sơng Hồng thay thế phà Vĩnh Thịnh để hồn thiện tuyến vành đai liên kết các đô thị vệ tinh vùng thủ đô Hà Nội, đảm bảo giao thông liên tục ngay cả trong mùa mưa lũ. Cầu Vĩnh thịnh được xây dựng trên địa bàn thị xã Sơn Tây - thành phố Hà Nội và huyện Vĩnh Tường - tỉnh Vĩnh Phúc, cầu có chiều dài 5,487km. Tổng mức đầu tư dự án là: 2.323triệu đồng, sử dụng vốn vay EDCF (Hàn Quốc) và vốn đối ứng Việt Nam. Dự án đã hoàn thành trước kế hoạch đề ra 07 tháng và đưa vào sử dụng ngày 08/6/2014.

Hình 2.1. Hình ảnh đường dẫn lên cầu Vĩnh Thịnh, đoạn qua địa bàn xã Đường Lâm

-Dự án 2:

Tên dự án: Dự án Di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng môi

trường khu xử lý rác thải Xuân Sơn (gọi tắt là dự án Bãi rác Xuân Sơn)

Chủ đầu tư: UBND Thị xã Sơn Tây

* Tổng diện tích thu hồi: 837.872,0 m2, trong đó: - Đất ở: 23.145,9 m2 (chiếm 2,8 %).

- Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm: 398.877,6 m2 (chiếm 47,6 %). - Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm: 243.179,3 m2 (chiếm 29 %) - Đất Lâm nghiệp (PAM): 56.601,8 m2 (chiếm 6,8 %)

- Đất UBND xã (đất mương thủy lợi nội đồng, đất giao thơng nội đồng, đất cơng ích, đất giao thơng dân sinh, đất bằng chưa sử dụng, đất nghĩa trang): 68.022,8 m2 (chiếm 8,1%).

- Đất 03 tổ chức (Bệnh viện Xây dựng, Công ty TNHH Thương mại & dịch vụ TST, Trung tâm Bảo trợ xã hội IV): 48.044,6 m2 (chiếm 5,7 %)

Diện tích các loại đất bị thu hồi được thể hiện tại biểu đồ 3.2.

Đất ở: 23.145,9m² 6% 3% 8% Đất NN trồng cây 7% hàng năm: 398.877,6m² Đất NN trồng cây lâu năm: 243.179,3m²

47% Đất lâm nghiệp (PAM): 56,601,8

29% Đất UBND xã:

68.022,8m²

Đất của 03 tổ chức: 48.044,6m²

Biểu đồ 2.2. Cơ cấu diện tích các loại đất bị thu hồi thực hiện dự án: Di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng môi trường khu xử lý rác thải Xuân Sơn.

*Vị trí xây dựng: xã Xuân Sơn, Thị xã Sơn Tây.

*Mục tiêu, ý nghĩa của dự án: Theo quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đơ Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, khu xử lý chất thải rắn Xuân Sơn sẽ tiếp tục được mở rộng và nâng công suất xử lý trên cơ sở diện tích hiện có. Giải phóng mặt bằng di chuyển các hộ dân ra khỏi khu vực ảnh hưởng mơi trường (bán kính 500m) của khu xử lý rác thải Xuân Sơn, thị xã Sơn Tây nhằm đảm bảo sức khỏe của nhân dân xã Xuân Sơn nằm trong vùng ảnh hưởng mơi trường của khu xử lý rác đồng thời có kế hoạch đầu tư hoàn chỉnh Khu xử lý rác Xn Sơn theo đúng quy trình, đảm bảo vệ sinh mơi trường khu vực.

Việc bố trí tái định cư cho các hộ gia đình thuộc diện đủ tiêu chuẩn được tái định cư sẽ được UBND thị xã Sơn Tây xem xét bố trí tại khu Tái định cư Đồng Dinh, Cây gạo và khu tái định cư Đồng Láng, Xuân Khanh - xã Xuân Sơn - thị xã Sơn Tây (đã được UBND Thành phố phê duyệt tại 02 quyết định: 5615/QĐ-UBND ngày 11/11/2010 và 5557/QĐ-UBND ngày 09/11/2010 của UBND thành phố Hà Nội)

Hình 2.3. Hình ảnh dự án di chuyển các hộ dân ra khỏi vùng ảnh hưởng môi trường khu xử lý rác thải Xuân Sơn

*Các văn bản pháp lý có liên quan đến 02 dự án:

Văn bản pháp lý chung:

- Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

- Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về phương pháp xác định giá đất và khung các loại giá đất;

- Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ về Quy định bổ sung về việc cấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất, trình tự thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai;

-Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ về việc quy định bổ xung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;

Thông tư số 14/2009/TT-BTNMT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật việt nam từ thực tiễn thị xã sơn tây, thành phố hà nội (Trang 35 - 49)