Nâng cao trình độ người lao động.

Một phần của tài liệu Hệ thống kiến thức cơ bản theo từng bài ĐỊA LÍ 12 (Trang 143 - 146)

IV. CÂU HỎI ÁT LÁT TRANG 28

Câu 1010: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết cây hồ tiêu được trồng nhiều ở tỉnh nào sau đây thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Bình Thuận. B. Ninh Thuận. C. Phú Yên. D. Khánh Hòa.

Câu 1011: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết cây cao su được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào sau đây của Tây Nguyên?

A. Đắc Lắk. B. Gia Lai. C. Kon Tum. D. Lâm Đồng.

Câu 1012: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết cây hồ tiêu được trồng nhiều ở tỉnh nào sau đây thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Phú Yên. B. Ninh Thuận. C. Khánh Hòa. D. Bình Thuận.

Câu 1013: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 28, cho biết cảng biển Vân Phong thuộc tỉnh nào sau đây ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Bình Định. B. Khánh Hòa. C. Phú Yên. D. NinhThuận.

Câu 1014: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 28, cho biết cảng biển Cam Ranh thuộc tỉnh nào sau đây ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Ninh Thuận. B. Bình Thuận. C. Khánh Hòa. D. Phú Yên.

Câu 1015: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 28, cho biết cảng biển Quy Nhơn thuộc tỉnh nào sau đây ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Bình Định. B. Phú Yên. C. Khánh Hòa.D. Ninh Thuận.

Câu 1016: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 28, cho biết Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào ở Tây Nguyên?

A. Lâm Viên. B. Di Linh. C. Mơ Nông. D. Kon Tum.

Câu 1017: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết nhà máy thủy điện sông Hinh thuộc tỉnh nào sau đây ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Quảng Ngãi. B. Bình Định. C. Quảng Nam. D. Phú Yên.

Câu 1018: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biếtcảng biển Phan Thiết thuộc tỉnh nào sau đây ở Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Phú Yên. B. Bình Định. C. Bình Thuận. D. Ninh Thuận.

Câu 1019: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết cảng biển Quy Nhơn thuộc tỉnh nào sau đây của Duyên hải Nam Trung Bộ?

A. Ninh Thuận. B. Khánh Hòa. C. Bình Định. D. Phú Yên.

Bài 39: VẤN ĐỀ KHAI THÁC THẾ MẠNH Ở TÂY NGUYÊN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.

- Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế ở Tây Nguyên về cây công nghiệp lâu năm

- Trình bày được sự phát triển và phân bố của cây công nghiệp lâu năm

- Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế ở Tây Nguyên về thuỷ điện, lâm nghiệp, khoáng sản (bôxit), du lịch.

- Trình bày được sự phát triển và phân bố thuỷ điện, hoạt động lâm nghiệp và bảo vệ rừng, khai thác bôxit, phát triển du lịch.

- Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ và bảng số liệu để trình bày về thế mạnh và việc khai thác các thế mạnh của vùng.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN

1. Khái quát chung.

- Vị trí địa lí và ý nghĩa của vị trí địa lí – Át lát – nhấn mạnh Tây Nguyên là vùng duy nhất không giáp biển (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tên các tỉnh : Át lát - Tài nguyên thiên nhiên :

+ Đất đai màu mỡ, khí hậu đa dạng, rừng còn nhiều

+ Tài nguyên khoáng sản không nhiều, riêng bô xít có trữ lượng hàng tỉ tấn + Trữ năng thủy điện tương đối lớn

- Dân cư, xã hội : là vùng thưa dân nhất nước ta, là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc ít người với truyền thống văn hóa độc đáo

- Điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn : trình độ dân trí thấp – tỉ lệ mù chữ cao ; kết cấu hạ tầng còn nghèo nàn, công nghiệp còn nhỏ bé

2. Phát triển cây công nghiệp lâu năm

- Điều kiện :

+ Địa hình là những khối cao nguyên xếp tầng đồ sộ => cơ giới hóa sản xuất

+ Đất badan có tầng phong hóa sâu, giàu chất dinh dưỡng, phân bố tập trung với bề mặt rộng lớn, thuận lợi cho thành lập các vùng chuyên canh cây công nghiệp quy mô lớn

+ Khí hậu có tính chất cận xích đạo, chịu ảnh hưởng của độ cao, nên có thể trồng cả cây công nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt (chè). Mùa khô kéo dài => phơi sấy bảo quản sản phẩm

+ Nguồn nước dồi dào, đặc biệt nước ngầm (cung cấp nước tưới về mùa khô)

+ Khó khăn : thiếu nước về mùa khô, lớp phủ thực vật bị suy giảm => mực nước ngầm hạ thấp => thiếu nước

- Tình hình sản xuất và phân bố :Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai cả nước

+ Cây cà phê : là cây quan trọng số một của Tây Nguyên

* Diện tích : 445000 ha (2005), chiếm 4/5 diện tích cà phê và chiếm 98,4% sản lượng cà phê cả nước.

* Chất lượng: cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng có chất lượng cao.

* Phân bố: Đak lak (40% diện tích của vùng), Lâm Đồng, Đak Nông. Cà phê chè tập trung ở Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng – nơi tương đối mát mẻ. Cà phê vối tập trung ở vùng thấp, khí hậu nóng như ở Đak lak

+ Chè: Là vùng có diện tích lớn thứ 2 cả nước sau vùng TDMNPB, chiếm 22% diện tích chè cả nước, các vùng chè nổi tiếng là B/Lao – Lâm Đồng

+ Cao su: Là vùng đứng thứ 2 cả nước sau vùng ĐNB, chiếm hơn 20% diện tích và sả lượng cả nước, tập trung ở Giai Lai, Đak Lak

+ Ngoài ra còn trồng các cây công công nghiệp khác : dâu tằm, bông, vải,. - Những giải pháp để phát triển ổn định cây công nghiệp ở Tây Nguyên + Hoàn thiện qui hoạch các vùng chuyên canh cây công nghiệp

+ Đa dạng hóa cơ cấu cây trồng để tận dụng tài nguyên và hạn chế rủi ro của thị trường + Đẩy mạnh CN chế biến để nâng cao chất lượng sản phẩm

+ Đẩy mạnh xuất khẩu, tìm kiếm đầu ra cho thị trường

+ Các giải pháp khác: nâng cấp, mở rộng mạng lưới giao thông, bổ sung nguồn lao động, đảm bảo an ninh lương thực, thu hút đầu tư

3. Tây Nguyên với vấn đề khai thác và chế biến lâm sản:

a. Tiềm năng:

- Là kho vàng xanh của đất nước với 36% diện tích đất có rừng và 52% sản lượng gỗ của cả nước, độ che phủ cao nhất cả nước ; Diện tích rừng lớn, độ che phủ cao.

- Rừng có nhiều gỗ quý và chim thú quý b. Tình hình khai thác và xuất khẩu gỗ - Tài nguyên rừng đang bị suy giảm.

+ Sản lượng gỗ khai thác hàng năm không ngừng giảm từ 600 - 700 nghìn m3 (cuối thập kỉ 80 thế kỉ XX) => 200 - 300 nghìn m3 (hiện nay)

+ Khai thác còn lãng phí: xuất khẩu dưới dạng gỗ tròn chưa qua chế biến.

- Đã xây dựng Liên hiệp Lâm - nông - công lớn nhất nước Kon Hà Nừng (Gia Lai), Easup và Gia Nghĩa Đắc Lắc. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Nguyên nhân: do khai thác bừa bãi và cháy rừng

d. Hậu quả: suy giảm lớp phủ thực vật, đe dọa môi trường sống, làm hạ mực nước ngầm.

4. Tây Nguyên với vấn đề khai thác thủy năng kết hợp với thủy lợi

a. Tiềm năng: Tây Nguyên có tiềm năng to lớn về thủy điện, hệ thống sông Đồng Nai chiếm 19% trữ lượng thủy năng của cả nước.

b. Tiềm năng thuỷ điện to lớn của Tây Nguyên đang được phát huy và sử dụng có hiệu quả hơn. Hàng loạt công trình thủy điện lớn đã và đang được xây dựng (Yaly, Xê Xan, Đrây H’Linh,.) => tạo thành các bậc thang thủy điện

c. Ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế-xã hội Tây Nguyên - Thuận lợi cho việc khai thác và chế biến kim loại màu

- Cung cấp nguồn nước tới cho các vùng chuyên canh cây công nghiệp trong mùa khô. - Khai thác cho mục đích du lịch.

- Nuôi trồng thuỷ sản.

Một phần của tài liệu Hệ thống kiến thức cơ bản theo từng bài ĐỊA LÍ 12 (Trang 143 - 146)