Nhu cầu tiêu dùng trong nước cao và vốn đầu tư tăng nhanh.

Một phần của tài liệu Hệ thống kiến thức cơ bản theo từng bài ĐỊA LÍ 12 (Trang 158 - 160)

IV. TRẮC NGHIỆM ÁT LÁT TRANG 29

Câu 1121: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây thuộc Đông Nam Bộ?

A. Mộc Bài. B. Đồng Tháp. C. An Giang. D. Hà Tiên.

Câu 1122: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây không

thuộc Đông Nam Bộ?

A. Hoa Lư. B. Đồng Tháp. C. Xa Mát. D. Mộc Bài.

Câu 1123: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết khu kinh tế cửa khẩu nào sau đây thuộc Đồng bằng sông Cửu Long

A. Xa Mát. B. Mộc Bài. C. Hoa Lư. D. Đồng Tháp.

Câu 1124: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết tỉnh nào sau đây của đồng bằng sông Cửu Long không có khu kinh tế ven biển?

A. Trà Vinh. B. Cà Mau. C. Kiên Giang. D. Đồng Tháp.

Câu 1125: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết khu kinh tế ven biển Năm Căn thuộc tỉnh nào sau đây?

A. Cà Mau. B. Đồng Tháp. C. An Giang. D. Kiên Giang.

Câu 1126: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết trung tâm công nghiệp Cà Mau không có ngành công nghiệp nào sau đây?

A. Luyện kim. B. Cơ khí. C. Hóa chất. D. Vật liệu xây dựng.

Câu 1127: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có ngành sản xuất vật liệu xây dựng?

Câu 1128: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây không có ngành luyện kim đen?

A. Biên Hòa. B. Vũng Tàu. C. Thủ Dầu Một. D. Cần Thơ.

Câu 1129: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết cây công nghi p nào sau đây được trồngê phổ biến ở Đông Nam Bộ?

A. Mía. B. Dừa. C. Cao su. D. Chè.

Câu 1130: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, cho biết tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?

A. Long An. B. Bình Phước. C. Tây Ninh. D. Bình Dương.

BÀI 40: VẤN ĐỀ CẢI TẠO TỰ NHIÊN Ở ĐNSCLI. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Trình bày được vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ và dân số của vùng.

- Chứng minh được các thế mạnh, hạn chế để phát triển kinh tế của vùng; trình bày được hướng sử dụng hợp lí tự nhiên của vùng.

- Giải thích được tại sao phải sử dụng hợp lí tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long. - Trình bày được vai trò, tình hình phát triển sản xuất lương thực và thực phẩm của vùng. - Trình bày được tài nguyên du lịch và tình hình phát triển du lịch của vùng.

- Thu thập được tài liệu và viết báo cáo về ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với Đồng bằng sông Cửu Long, các giải pháp ứng phó.

II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Khái quát chung 1. Khái quát chung

- Vị trí địa lí và ý nghĩa của vị trí địa lí đối với phát triển kinh tế - xã hội (Át lát) - Tên các tỉnh và thành phố (Át lát)

2. Các thế mạnh và hạn chế

a. Thế mạnh

- Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta (gồm thượng châu thổ và ngoại châu thổ) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nhóm đất phù sa ngọt chiếm khoáng 30% diện tích của vùng, phân bố dọc sông Tiền, sông Hậu

- Khí hậu: thể hiện rõ tính chất cận xích đạo. Chế độ nhiệt cao, ổn định; lượng mưa lớn, tập trung vào các tháng mùa mưa

- Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cho giao thông, sản xuất và sinh hoạt

- Sinh vật: thảm thực vật chủ yếu là rừng tràm và rừng ngập mặn; động vật quan trọng hơn cả là cá và chim

- Tài nguyên biển: phong phú với hàng trăm bãi cá, bãi tôm và hơn nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản

- Các loại khoáng sản chủ yếu: đá vôi và than bùn

b. Hạn chế:

- Mùa khô kéo dài từ tháng XI đến tháng IV năm sau, lượng nước mùa lũ gấp 7 lần mùa cạn. - Diện tích đất nhiễm mặn nhiễm phèn quá lớn

- Khoáng sản hạn chế

3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở ĐBSCL

- Nước ngọt là biện pháp quan trọng hàng đầu vào mùa khô (để đối phó với sự khô hạn làm bốc phèn, bốc mặn trong đất, để rửa phèn,.)

- Phải duy trì và bảo vệ tài nguyên rừng

- Cần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả có giá trị cao, kết hợp với nuôi trồng thủy sản và phát triển công nghiệp chế biến

- Chủ động sống chung với lũ bằng các biện pháp khác nhau với sự hỗ trợ của nhà nước, đồng thời khai thác các nguồn lợi thế về kinh tế do lũ hàng năm đem lại.

III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM1. Nhận biết 1. Nhận biết

Câu 1131: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm mấy tỉnh, thành phố?

A. 12. B. 13. C. 14. D. 15.

Câu 1132: Diện tích tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long là

A. 35 nghìn km². B. 40 nghìn km².

Một phần của tài liệu Hệ thống kiến thức cơ bản theo từng bài ĐỊA LÍ 12 (Trang 158 - 160)