Câu 1063: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 28, cho biết địa danh Mũi Né thuộc tỉnh, thành phố nào?
A. Ninh Thuận. B. Bình Thuận. C. Phú Yên. D. Khánh Hòa.
Câu 1064: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 28, cho biết cây chè phân bố chủ yếu ở tỉnh nào của Tây Nguyên?
A. Kon Tum. B. Gia Lai. C. Lâm Đồng. D. Đăk Lăk.
Câu 1065: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết trung tâm công nghiệp nào sau đây có ngành hóa chất?
A. Quảng Ngãi. B. Quy Nhơn. C. Nha Trang. D. Phan Thiết.
Câu 1066: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 28, cho biết thủy điện A Vương thuộc tỉnh nào của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Quảng Nam. B. Quảng Ngãi. C. Bình Định. D. Phú Yên.
Câu 1067: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết tỉnh nào sau đây không có khu kinh tế ven biển?
A. Quảng Ngãi. B. Khánh Hòa. C. Ninh Thuận. D. Quảng Nam.
Câu 1068: Căn cứ Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết nhà máy thủy điện nào sau đây thuộc Duyên hải Nam Trung Bộ
A. Vĩnh Sơn. B. Đrây Hling. C. Xê Xan. D. Yaly.
Câu 1069: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết nhà máy thủy điện nào sau đây được xây dựng trên sông Đắk Krông?
A. Yaly. B. Đrây Hling. C. Đa Nhim. D. Vĩnh Sơn.
Câu 1070: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết nhà máy thủy điện nào sau đây được xây dựng trên sông Krông Bơ Lan?
A. Yaly. B. Đrây Hling. C. Đa Nhim. D. Vĩnh Sơn.
Câu 1071: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 28, cho biết nhà máy thủy điện nào sau đây được xây dựng trên sông Đắk Krông?
A. Đrây Hling. B. Yaly. C. Vĩnh Sơn. D. Đa Nhim.
BÀI 39: VẤN ĐỀ KHAI THÁC LÃNH THỔ THEO CHIỀU SÂU Ở ĐNBI, MỤC TIÊU CẦN ĐẠT I, MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Phân tích được các thế mạnh và hạn chế đối với phát triển kinh tế của vùng.
- Trình bày được tình hình phát triển các ngành kinh tế: công nghiệp, dịch vụ; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản.
- Trình bày được mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo vệ môi trường.
- Sử dụng được Atlat địa lí Việt Nam, bản đồ, số liệu thống kê để trình bày về các thế mạnh và hiện trạng phát triển các ngành kinh tế.
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN1. Khái quát chung 1. Khái quát chung
- Tên các tỉnh, thành phố (Át lát)
- Là vùng có nền kinh tế hàng hóa sớm phát triển, cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ phát triển hơn so với các vùng khác trong cả nước
- Đông Nam Bộ đang sử dụng có hiệu quả tài nguyên, nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao
- Khai thác lãnh thổ theo chiều sâu là vấn đề tiêu biểu trong sự phát triển của vùng( là việc nâng cao hiệu quả khai thác lãnh thổ trên cơ sở đẩy mạnh vốn đầu tư vốn, khoa học công nghệ, nhằm khai thác tốt nhất các nguồn lực tự nhiên và KT - XH, đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đồng thời giải quyết tốt các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường).
2. Thế mạnh và hạn chế của vùng ĐNB
a. Thế mạnh
- Vị trí địa lí: rất thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng, nhất là trong điều kiện có mạng lưới giao thông vận tải hiện đại
- Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
+ Đất trồng: Đất đỏ bazan khá màu mỡ với tầng phong hóa sâu chiếm đến 40% diện tích của vùng; đất xám bạc màu trên đất phù sa cổ, ngoài ra còn có đất phù sa dọc thung lũng các sông, ……
+ Khí hậu: Cận xích đạo nóng quanh năm với nền nhiệt độ cao trên 250C, ít chịu ảnh hưởng của bão => thuận lợi để trồng nhiều loại cây nhiệt đới đối
+ Tài nguyên biển: gần các ngư trường lớn; có điều kiện lí tưởng để xây dựng các cảng cá; ven biển có rừng ngập mặn, thuận lợi nuôi thủy sản nước lợ
+ Tài nguyên rừng: cung cấp gỗ dân dụng và gỗ củi, nguyên liệu giấy; có một số vườn quốc gia (Cát Tiên, Cần Giờ)
+ Tài nguyên khoáng sản: nổi bật là dầu khí, ngoài ra còn có sét và cao lanh - Điều kiện kinh tế xã hội:
+ Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao. TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa lớn của cả nước
+ Là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật
+ Kết cấu hạ tầng tốt (đặc biệt về giao thông, điện, nước, thông tin liên lạc) b. Hạn chế:
- Ô nhiễm môi trường (sông)
3. ĐNB với vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
Bảng số liệu về một số chỉ số của Đông Nam Bộ so với cả nước [trang 176]
(Đơn vị: %)
Các chỉ số so với cả nướcTỉ trọng Ghi chú
Diện tích 7,13 Năm 2014
Dân số 17,4 Năm 2014
Giá trị sản xuất công nghiệp 45,8 Năm 2013
Số dự án FDI được cấp phép 54,5 Lũy kế đến
31/12/2014
Tổng số vốn đăng kí FDI 43,7 Lũy kế đến
31/12/2014
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 33,6 2014
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ bình
quân đầu người so với trung bình cả nước 1,9 lần 2014
a. Trong công nghiệp
- Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu công nghiệp của cả nước - Tăng cường cơ sở năng lượng:
+ Phát triển nguồn điện: thủy điện (Trị An, Thác Mơ, Cần Đơn,…), nhiệt điện (Phú Mĩ, Bà Rịa) + Phát triển mạng lưới điện: thông qua đường dây siêu cao áp 500 KV, 220KV
- Tăng cường thu thút đầu tư nước
- Cần luôn quan tâm tới vấn đề môi trường, phát triển công nghiệp nhưng tránh làm tổn hại đến môi trường
- Phát triển cơ cấu công nghiệp của vùng năng động hiện đại trong đó có công nghiệp dầu khí
b. Trong khu vực dịch vụ: hoàn thiện cơ sở hạ tầng (giao thông, thông tin liên lạc, điện,…), phát
triển đa dạng hoạt động dịch vụ (tài chính, ngân hàng, bảo hiểm,….). Đông Nam Bộ dẫn đầu cả nước về sự tăng trưởng nhanh và có hiệu quả các ngành dịch vụ
c. Trong nông, lâm nghiệp
- Thuỷ lợi: Có ý nghĩa hàng đầu, nhiều công trình thủy lợi đã được xây dựng (hồ Dầu Tiếng, hồ Phước Hòa); kết hợp với các công trình thủy điện (Trị An, Thác Mơ,….)
- Thay đổi cơ cấu cây trồng: thay thế các vườn cao su già cỗi bằng những giống cao su nhập từ Malaixia và ứng dụng công nghệ mới; đồng thời đa dạng hóa cơ cấu cây trồng (mở rộng diện tích điều, cà phê, hồ tiêu,…)
- Quản lý tốt vốn rừng (rừng đầu nguồn, rừng ngập mặn ven biển) => Tránh mất nước ở các hồ chứa, giữ được mực nước ngầm và bảo vệ tính đa dạng sinh học cao của vùng.
d. Trong phát triển tổng hợp kinh tế biển
- Khai thác dầu khí: với quy mô ngày càng lớn đã tác động mạnh đến sự phát triển của vùng. Việc phát triển công nghiệp lọc, hóa dầu và các ngành dịch vụ khai thác dầu khí thúc đẩy sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế và phân hóa lãnh thổ của vùng. Cần chú ý giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường trong quá trình khai thác, vận chuyển và chế biến dầu mỏ
- Khai thác thuỷ sản kết hợp với chế biến nuôi trồng thuỷ sản: sản lượng cá biển đạt khoảng 0,2 triệu tấn (2005) = 14% cả nước
- Phát triển du lịch biển (Vũng Tầu - Long Hải - Côn Đảo, đặc biệt Vũng Tàu là nơi nghỉ mát lí tưởng).
- Phát triển giao thông vận tải biển: mở rộng các cảng biển, hiện đại hoá hệ thống cảng sông Sài Gòn.
III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM1. Nhận biết 1. Nhận biết
Câu 1072: Diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ là
A. 44,4 nghìn km². B. 51,5 nghìn km².