Hệ thống quan điểm, pháp luật về việc tiếp nhận thông tin báo in của công chúng

Một phần của tài liệu NHU CẦU TIẾP NHẬN THÔNG TIN BÁO IN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY (Trang 42 - 44)

- Khung lý thuyết

9. Ý nghĩa nghiên cứu

1.3. Hệ thống quan điểm, pháp luật về việc tiếp nhận thông tin báo in của công chúng

của công chúng

Tự do thông tin (freedom of information) bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận, tiếp cận, chia sẻ, trao đổi và phổ biến thông tin. Những nội dung của tự do thơng tin cũng chính là những thành tố của tự do biểu đạt. Khoản 2 Điều 19 của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1966) xác định quyền tự do biểu đạt bao gồm tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến, truyền đạt mọi thông tin và ý kiến (to seek, receive and impart information and ideas of all kinds). Như vậy có thể thấy (quyền) tự do thơng tin rộng hơn quyền tiếp cận thông tin. Quyền tiếp cận thông tin đơi khi cịn được giải thích với nghĩa hẹp hơn là quyền được biết về tổ chức, hoạt động của một chủ thể nào đó, đặc biệt

là của các cơ quan nhà nước (gồm cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, ở trung ương và địa phương).

Quyền tự do báo chí là quyền của cơng dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thơng tin báo chí, cung cấp thơng tin cho báo chí, phản hồi thơng tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in. Báo chí có vai trị là phương tiện để cơng dân thực hiện quyền tự do ngơn luận của mình. Quyền tự do ngơn luận trên báo chí của cơng dân là cơng dân có quyền phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác (Điều 11 Luật Báo chí năm 2016).

Quyền tiếp cận thơng tin:

Tiếp cận thông tin là việc đọc, xem, nghe, ghi chép, sao chép, chụp thông tin

Nguyên tắc đảm bảo quyền tiếp cận thơng tin

1. Mọi cơng dân đều bình đẳng, khơng bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

2. Thơng tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ.

3. Việc cung cấp thơng tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho cơng dân; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.

4. Việc hạn chế quyền tiếp cận thông tin phải do luật định trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phịng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

5. Việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức hoặc của người khác.

6. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin.

Quyền được thơng tin là khái niệm được sử dụng để nói đến khả năng của cá nhân được tìm kiếm thơng tin, tiếp nhận thơng tin do Nhà nước đang quản lý, theo các cách thức trực tiếp lẫn gián tiếp nhằm thỏa mãn các nhu cầu của mình,cũng như để bảo vệ và thực hiện các quyền năng khác đã được pháp luật ghi nhận[1]; đồng thời quy định nghĩa vụ của Nhà nước phải bảo đảm cho tất cả mọi người được tiếp cận các nguồn thơng tin mà trước tiên là thơng tin do chính các cơ quan nhà nước đang nắm giữ hoặc quản lý.

Quyền tự do báo chí của cơng dân 1. Sáng tạo tác phẩm báo chí.

2. Cung cấp thơng tin cho báo chí. 3. Phản hồi thơng tin trên báo chí. 4. Tiếp cận thơng tin báo chí.

5. Liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí. 6. In, phát hành báo in.

Một phần của tài liệu NHU CẦU TIẾP NHẬN THÔNG TIN BÁO IN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w