C.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu NHU CẦU TIẾP NHẬN THÔNG TIN BÁO IN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY (Trang 80 - 85)

- Khung lý thuyết

9. Ý nghĩa nghiên cứu

C.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Nghiên cứu công chúng là một công tác rất quan trọng và cần thiết trong quá trình hoạt động của bất kì cơ quan báo in nào hiện nay. Đây là vấn đề có ý nghĩa sống cịn, một thách thức lớn để các tờ báo in tồn tại và phát triển. Trong thời đại bùng nổ thơng tin, các loại hình truyền thơng đang phát triển hết sức nhanh chóng và cạnh tranh nhau quyết liệt. Thơng tin đan xen tất cả các lĩnh vực, mọi khía cạnh của đời sống. Để báo in đạt hiệu quả cao, người làm báo luôn phải nghiên cứu, tìm hiểu đối tượng của mình một cách nghiêm túc.

Từ hệ thống lý thuyết đến thực tiễn nghiên cứu, khảo sát và phân tích, trong thời gian hạn chế, đề tài nghiên cứu được hoàn thành ở mức cao nhất đề đề cập một vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng cả trong lý luận và thực tiễn hoạt động báo chí: Nhu cầu tiếp nhận thơng tin báo in của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay. Qua đó, nghiên cứu đã đạt được những kết quả chính sau:

Trước hết, nghiên cứu đã khái quát và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn nhu cầu tiếp nhận thông tin báo in của cơng chúng sinh viên Học viện Báo Chí và Tun Truyền. Trong đó, nghiên cứu đã khái quát được những khái niệm liên quan đến nhu cầu tiếp nhận thông tin báo in. Mối quan hệ giữa nhu cầu và điều kiện trong việc tiếp nhận thông tin báo in của cơng chúng, cùng với đó là các hệ thống lý thuyết về nhu cầu tiếp nhận thông tin báo in của sinh viên , hệ thống quan điểm, pháp luật về việc tiếp nhận thông tin báo in. Từ đó giới thiệu khách thể nghiên cứu là sinh viên Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền và địa điểm sẽ khảo sát là Học viên Báo và Tuyên Truyền (Chương 1).

Thông qua phương pháp nghiên cứu xã hội học, nghiên cứu tiến hành khảo sát nhu cầu tiếp nhận thông tin báo in của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đưa ra các yếu tố có ảnh hưởng đến nhu cầu tiếp nhận thơng tin báo in của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Từ những kết quả thu được thông qua bảng hỏi Anket, nghiên cứu đã chỉ ra thực trạng nhu cầu tiếp

nhận thông tin báo in của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay, những thông số ban đầu về nhu cầu tiếp nhận thông tin báo in của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đánh giá nhu cầu tiếp nhận thông tin báo in của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay. Khả năng tiếp nhận và mức độ quan tâm khác nhau của công chúng sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền về các dạng thông tin, nhu cầu tiếp nhận của công chúng về các chủ đề,... Từ đó đưa ra một số xu hướng mới trong nhu cầu tiếp nhận thông tin báo in của sinh viên Học viện Báo Chí và Tuyên Truyền (Chương 2).

Nghiên cứu đã đưa ra những giải pháp nâng cao nhu cầu tiếp nhận thông tin báo in của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay. Trong đó có giải pháp nâng cao chất lượng báo in thời gian tới và đảm bảo nhu cầu tiếp nhận thông tin báo in của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền thời gian tới (Chương 3).

Trong xu thế tồn cầu hóa và cạnh tranh thơng tin quyết liệt, báo chí Việt Nam, đặc biệt các cơ quan báo in đang chịu những tác động khó tránh khỏi. Như chúng ta được biết ngày nay, công chúng không chỉ tiếp nhận thông tin trên báo in mà họ tự lựa chọn những kênh thông tin khác để tiếp nhận như báo mạng, phát thanh, truyền hình, youTube, facebook… hay các nền tảng mạng xã hội khác. Vì vậy, các cơ quan báo in phải đặc biệt quan tâm đến cơng chúng của mình. Tìm hiểu nhu cầu tiếp nhận thơng tin báo in của sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền là cơ sở phân tích các vấn đề cần giải quyết nhằm phát triển và thoả mãn nhu cầu của cơng chúng sinh viên.

Nền báo chí Cách mạng Việt Nam đã trải những thăng trầm với nhiều đổi mới, để phát triển với nhiều đóng góp cho cơng cuộc giải phóng, bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt báo in truyền thống - tiếp tục có bước phát triển mới nhanh chóng, tồn diện, mạnh mẽ, đóng góp hiệu quả cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước và mở rộng giao lưu quốc tế. Dù vẫn

còn những hạn chế, song báo in tiếp tục khẳng định vai trị, vị trí ảnh hưởng to lớn đối với cơng chúng báo chí.

Trong mơi trường truyền thông ngày càng phát triển và cạnh tranh như hiện nay, cơng chúng có thể dễ dàng lựa chọn cho mình một “món ăn tinh thần” hấp dẫn họ. Vậy nên những cơ quan báo in nếu khơng đổi mới, tìm tịi phát triển nội dung và hình thức thì sẽ rất khó giữ chân độc giả. Vì vậy, cơng tác nghiên cứu cơng chúng giữ vai trị quan trọng, nó là cơ sở để đánh giá khái quát nhất về chất lượng của báo in hiện nay và định hướng phát triển trong tương lai.

- Nhận định và Khuyến nghị

Từ thực trạng trên, chúng tơi đưa ra một số nhận định chính về xu hướng tiếp nhận sản phẩm báo in của công chúng như sau:

Một là, cơng chúng có xu hướng lựa chọn báo in để tìm kiếm thơng tin mang tính chính thống, khách quan, tin cậy. Đó là những thơng tin đã được kiểm chứng kỹ càng, sàng lọc qua nhiều lăng kính. Trước thực trang fake news đang diễn ra trên mạng xã hội và cả báo điện tử, công chúng ngày nay đang trở nên e dè và cẩn trọng hơn khi tiếp nhận thông tin trên môi trường truyền thông số. Sự chia sẻ (share) vô thức vẫn tồn tại nhưng trước những sự kiện, thơng tin quan trọng hoặc cịn mơ hồ, cơng chúng có xu hướng tìm kiếm thơng tin trên báo in để đảm bảo tính chính xác.

Hai là, cơng chúng có xu hướng lựa chọn các bài báo, tờ báo mang tính chun biệt, có bản sắc, góc nhìn, quan điểm riêng. Hiểu một cách nôm na, công chúng muốn mua góc nhìn và quan điểm thay vì mua tin tức như trước đây. Đó có thể là những tờ báo có tính chiến đấu mạnh mẽ, hoặc có góc nhìn đa chiều, khác biệt. Có thể là tờ báo thường xun bày tỏ quan điểm, chính kiến của tịa soạn. Những tờ báo có tin bài độc, lạ, khác biệt với cách đưa tin thông thường cũng tạo ra sự thu hút nhất định đối với một số đối tượng công chúng nhất định. Ba là, công chúng thường chọn lựa những tờ báo có uy tín, tên tuổi, độ tin cậy. Các

yếu tố trên góp phần khẳng định niềm tin của cơng chúng vào những thơng tin mà các tờ báo đó đăng tải. Bên cạnh đó, tên tuổi, tư cách của nhà báo cũng là một lý do để cơng chúng tìm đến tờ báo.

Từ các nhận định trên, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị nhằm đáp ứng, phù hợp xu hướng tiếp nhận sản phẩm báo in của cơng chúng nói chung và cơng chúng sinh viên Học viện báo chí và Tun truyền nói riêng. Thứ nhất, mỗi tờ báo cần tạo dựng bản sắc, thương hiệu riêng. Trong dòng chảy của sự kiện, các báo đều thơng tin na ná nhau, ít tạo ra sự khác biệt. Cạnh tranh thơng tin thông tấn với mạng xã hội và báo điện tử là điều khơng thể. Vì vậy, báo in phải lựa chọn một lối đi riêng, cá tính hơn, chun biệt hơn với những góc nhìn, quan điểm sâu sắc, nhân văn và khác biệt. Báo in phải mang đến những nội dung khiến cho bạn đọc thấy rằng tờ báo đó là cần thiết và hữu ích. Thứ hai, các tịa soạn báo in phải chú trọng phát triển, tăng cường các sản phẩm báo chí mang tính chính luận. Điều này cũng góp phần tạo nên bản sắc riêng, góc nhìn riêng của mỗi tờ báo. Đây cũng là nội dung thông tin phù hợp xu hướng tiếp nhận sản phẩm báo in của công chúng trong tương lai. Bên cạnh việc xây dựng các chuyên mục, sắp xếp bài vở về mặt nội dung và hình thức, các tịa soạn cần chú ý đào tạo, bồi dưỡng các cây bút chính luận đặc sắc. Thứ ba, nâng cao chất lượng nội dung, củng cố uy tín, niềm tin trong lịng cơng chúng. Bên cạnh xu hướng bán góc nhìn, quan điểm, các tòa soạn báo in cũng cần đề cao, chú trọng việc tạo dựng uy tín, niềm tin. Cơng chúng tìm đến báo in để biết được thái độ, chính kiến, nhận định của nhà báo, của tòa soạn về các sự kiện, vấn đề xã hội. Ngoài ra cịn để nắm được thơng tin khách quan, chính xác, đúng với bản chất của sự việc. Vì vậy, chỉ có đảm bảo uy tín của tịa soạn, đảm bảo độ tin cậy về nội dung tin bài, đảm bảo về cách thức tác nghiệp khách quan, nhân văn, đúng chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp mới có thể đem lại sự tin tưởng của công

Một phần của tài liệu NHU CẦU TIẾP NHẬN THÔNG TIN BÁO IN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w