Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu NHU CẦU TIẾP NHẬN THÔNG TIN BÁO IN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY (Trang 48 - 51)

- Khung lý thuyết

9. Ý nghĩa nghiên cứu

2.1.2. Yếu tố khách quan

Trong giai đoạn cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, những đặc thù của thơng tin báo chí chính là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tiếp nhận thơng tin của cơng chúng nói chung và sinh viên nói riêng.

Một là, thơng tin báo chí phản ánh mọi mặt đời sống xã hội, đối tượng phản ánh

ngày càng mở rộng (ít cịn “vùng cấm” như trước đây). Phản ánh là bản chất của thơng tin báo chí. Trong q trình đó, các sự kiện của thế giới có liên quan đến đời sống con người, phục vụ các quá trình xã hội được báo chí lưu giữ, tái hiện và chuyển tải trong xã hội, phục vụ các quá trình phát triển xã hội.

Nội dung phản ánh của thơng tin báo chí rất đa dạng, nhiều chiều. Thơng tin báo chí đem lại tri thức về thế giới khách quan, về sự tồn tại của xã hội, về mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thế giới tự nhiên; về những tri thức khoa học - công nghệ do con người tạo ra và đang được sử dụng ngày càng có hiệu quả trong nhận thức, cải tạo thế giới; về các thành tựu vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại…

Hai là, thơng tin báo chí hiện nay là kết quả của mối quan hệ đa phương, sự tác

động chặt chẽ giữa chủ thể và khách thể. Trong đó, sự kiện tồn tại như khách thể, bộc lộ những tín hiệu – thơng tin mà mà chủ thể (nhà báo, cơ quan báo chí) hướng tới tiếp nhận, tái tạo, xử lý và chuyển tải. Đồng thời, hoạt động báo chí lại hướng tới khách thể tiếp nhận sản phẩm báo chí là cơng chúng. Cơng chúng vừa là đối tượng, vừa là chủ thể trong quá trình tìm kiếm, tiếp nhận và xử lý thơng tin báo chí.

Ba là, báo chí có khối lượng thơng tin chuyển tải rất lớn, hoạt động thông tin

diễn ra liên tục. Bên cạnh việc phản ánh những thông tin mang tính đại chúng, phục vụ cho đối tượng là đơng đảo các tầng lớp người trong xã hội, báo chí cịn chuyển tải thơng tin cho các nhóm đối tượng đặc thù: các nhà lãnh đạo, quản lý; giới khoa học; những người sản xuất, kinh doanh; người già, người trẻ; đồng bào dân tộc thiểu số… Thơng tin báo chí là nhu cầu rất cơ bản của con người và xã hội. Trong thời kỳ bùng nổ thông tin, xu thế mở cửa, hội nhập quốc tế mạnh mẽ hiện nay, thơng tin báo chí có vai trị ngày càng quan trọng trong các q trình chính trị, phát triển kinh tế, phổ biến văn hóa, tổ chức và quản lý xã hội.

Bốn là, thơng tin báo chí được coi là vũ khí tinh thần trong q trình xây dựng

xã hội vì một mục tiêu chính trị nhất định. Thơng tin báo chí phục vụ trực tiếp, là công cụ và phương tiện khơng thể thiếu cho hoạt động chính trị, cơng tác chính trị tư tưởng của các đảng chính trị. Báo chí đưa đến cơng chúng những

hiểu biết về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, từng bước tuyên truyền, xác lập thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn cho các thành viên trong xã hội, đồng thời đấu tranh vạch trần những âm mưu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động. Với khả năng tác động nhanh chóng đến mọi thành viên trong xã hội, thơng tin báo chí có khả năng xâm nhập vào các lực lượng xã hội, nâng cao năng lực, trình độ giác ngộ cách mạng, tăng thêm niềm tin về lý tưởng cách mạng cho quần chúng nhân dân.

Năm là, thơng tin báo chí phản ánh kịp thời, trung thực tâm tư, tình cảm, thái độ

của quần chúng nhân dân trước các vấn đề của đời sống xã hội. Trong xu thế dân chủ hóa hiện nay, báo chí là kênh chuyển tải thơng tin về nguyện vọng, yêu cầu của công chúng đối với sự lãnh đạo, cách thức tổ chức, quản lý xã hội của Đảng và Nhà nước. Thơng tin báo chí thể hiện vai trị quan trọng trong q trình xây dựng, phát triển văn hóa, phát huy giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc và hồn thiện lối sống văn hóa trong cộng đồng xã hội. Đồng thời, thơng tin báo chí phản ánh mặt trái của xã hội, những vấn đề bức xúc của nhân dân, những hiện tượng tiêu cực, như quan liêu, tham nhũng, lãng phí, suy thối đạo đức, lối sống... Thơng tin về những hiện tượng tiêu cực có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây.

Tiếp theo đó là tác động bằng thị giác cảm tính và thị giác lý tính - mức độ và góc độ tiếp nhận của cơng chúng với một bài báo

Công chúng dễ bị thu hút bởi các bức ảnh đẹp trên báo chí, nhất là những vùng thường nhìn thấy đầu tiên. Những hình ảnh này có thể tạo ấn tượng hoặc lập tức gây nhàm chán cho cơng chúng, dẫn tới họ có thể có quyết định đọc hay không đọc một tờ báo hay một tờ tạp chí. Tuy nhiên, khơng phải cứ có nhiều ảnh đặt ở các trang đầu và cuối là có thể hấp dẫn cơng chúng. Người đọc khơng có khả năng lựa chọn một trong nhiều hình ảnh trong khoảnh khắc, để từ đó chỉ có ấn tượng tốt với một tờ báo, tạp chí nào đó. Nếu có q nhiều hình ảnh, họ sẽ rất

ngại lựa chọn nó. Mặt khác, nếu các hình ảnh đó thiếu tính thơng tin, tính thẩm mỹ và tính giáo dục, người đọc sẽ khơng tin tưởng, thậm chí coi thường, khơng muốn đọc nó hoặc ghét bỏ, “tẩy chay” nó. Do đó, hình ảnh tĩnh trên báo phải được lựa chọn, đặt đúng vị trí để hấp dẫn người xem và đặc biệt là dẫn công chúng đến việc đọc trong những khoảnh khắc tiếp cận ban đầu bằng những ấn tượng vừa có. Kỹ thuật này gọi là tạo đường dẫn cho quá trình tiếp nhận của cơng chúng với sản phẩm báo in. Nó là cơ sở cho nguyên tắc tạo đường tiếp nhận của cơng chúng – con đường đích thực công chúng đi để tiếp nhận thông tin trên các sản phẩm báo in (cũng như các sản phẩm báo chí loại hình khác).

Điểm đặc biệt của việc xem ảnh trên báo chí là nó kết thúc rất nhanh, sau đó

là quyết định đọc hay khơng đọc, đọc những gì trong tờ báo hay các trang tạp chí đó. Do đó, bằng cách trình bày hợp lý và các nội dung nổi bật thể hiện ở các tít báo trong khoảng gần nhất về không gian mặt báo, lập tức phải giúp cơng chúng chuyển từ dạng tiếp nhận cảm tính các hình ảnh hấp dẫn sang kiểu tiếp nhận mang hình thức lý tính với các sự kiện, các vấn đề chính trị- kinh tế- xã hội được trình bày dưới dạng ngơn ngữ viết. Qua nghiên cứu gần đây của một số tác giả về việc tổ chức nội dung và trình bày trên báo in thì các tờ báo, tạp chí như: Lao động, Thanh Niên, Tuổi trẻ, Thời báo kinh tế Sài gịn... có khả năng thu hút và tác động đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc theo chiều sâu và tạo ra hiệu ứng lan truyền ở phạm vi rộng, đều do đã đáp ứng được một cách cơ bản những đòi hỏi trong quy luật: tạo hấp dẫn cho hành vi xem, chuyển

nhanh một cách có hiệu quả sang hành vi đọc bằng các thông tin phù hợp với nhu cầu và thị hiếu cơng chúng nói chung và sinh viên nói riêng đã nêu trên

đây.

2.2. Thực trạng nhu cầu tiếp nhận thông tin báo in của sinh viên Họcviện Báo chí và Tuyên truyền hiện nay51

Một phần của tài liệu NHU CẦU TIẾP NHẬN THÔNG TIN BÁO IN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w