- Khung lý thuyết
9. Ý nghĩa nghiên cứu
2.1.1. Yếu tố chủ quan
a) Phương tiện sử dụng
Công nghệ số phát triển, những phương tiện để cập nhật thông tin cũng ngày càng tiện lợi. Thay vì việc sử dụng sách báo để cập nhật thơng tin thì giới trẻ lựa chọn sử dụng những thiết bị như điện thoại, máy tính để tìm kiếm và cập nhật thông tin.
Báo in thường được xuất bản bằng hình thức ấn phẩm in, thay vì mua những tờ báo, tạp chí về đọc và lưu trữ thì sinh viên sử dụng báo mạng để cập nhật thơng tin nhanh chóng hơn.
b) Ngành học
Các lớp nghiệp vụ sẽ được đào tạo chuyên sâu hơn về báo chí so với các lớp lý luận. Trong quá trình học thì bắt buộc sinh viên lớp nghiệp vụ phải nghiên cứu các sản phẩm báo in nhiều hơn, dẫn tới nhu cầu tiếp nhận thông tin báo in của các bạn sinh viên khối ngành nghiệp vụ sẽ cao hơn khối ngành lý luận.
c) Khoá học
Sinh viên năm nhất và năm hai thường được học các môn đại cương trước, chưa được học những môn chuyên ngành cho nên các bạn sinh viên sẽ tìm kiếm và đọc những thơng tin về mơn học chứ ít người đọc báo in
e) Kỹ năng đọc
Kỹ năng là khả năng vận dụng những kiến thức thu nhận được trong một lĩnh vực tri thức nào đó vào thực tiễn. Như vậy, kỹ năng đọc là việc vận dụng những kiến thức về đọc vào thực tiễn đọc của mỗi người.
Kỹ năng đọc sách là cả một nghệ thuật. Mỗi người có một kỹ năng riêng. Nó hình thành trong mỗi con người thơng qua q trình đọc. Cùng với q trình đọc, kỹ năng đọc cũng dần dần được hình thành. Đó là một q trình học hỏi, tự
đúc rút ra kinh nghiệm cho bản thân người đọc sách. Kỹ năng đọc cũng thể hiện rõ trình độ văn hóa của mỗi cá nhân. Kỹ năng đọc ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng đọc, nếu ta có một kỹ năng đọc tốt chắc hẳn ta sẽ tiếp thụ được hết thông tin mà tác giả muốn truyền đạt. Ngược lại, nếu khơng có kỹ năng đọc, những thơng tin đó sẽ trở nên khơng có giá trị, thậm chí cịn làm ta hiểu sai ý nghĩa của tác phẩm. Cùng một quyển sách, có người hiểu theo nghĩa này, có người lại hiểu theo nghĩa khác, và khơng ai cũng có thể hiểu hết ý nghĩa mà tác giả muốn truyền lại.
Kỹ năng đọc là thành tố quan trọng nhất trong cấu trúc văn hóa đọc, là khả năng lựa tìm, lựa chọn, đọc, hiểu, lĩnh hội và cảm thụ tác phẩm, biến tri thức, kinh nghiệm trong sách thành tri thức, kinh nghiệm của chính mình để có thể vận dụng một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo trong khi tiến hành các hoạt động sống khác nhau.
Kỹ năng đọc phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tri thức, kinh nghiệm, năng lực và tính chất các quá trình tâm lý trong mỗi cá nhân là chủ thể của hoạt động đọc, đồng thời cũng là kết quả của q trình rèn luyện lâu dài của chính họ.