Lý thuyết xã hội học về truyền thông đại chúng

Một phần của tài liệu NHU CẦU TIẾP NHẬN THÔNG TIN BÁO IN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY (Trang 39 - 42)

- Khung lý thuyết

9. Ý nghĩa nghiên cứu

1.2.2. Lý thuyết xã hội học về truyền thông đại chúng

Chúng tôi đề cập một số hướng nghiên cứu của xã hội học, trong đó có hướng nghiên cứu tác động của truyền thông đại chúng đối với công chúng; và trong xã hội học truyền thông hiện nay, nghiên cứu công chúng báo in đang là hướng nghiên cứu chính. Tìm hiểu các vấn đề nghiên cứu về báo chí đã được tiếp cận, xem xét như thế nào từ góc độ xã hội học, làm cơ sở cho việc đề xuất các cách tiếp cận cụ thể ở phần sau .

Trên thế giới, thế kỉ XX đã xuất hiện nhiều lý thuyết tiếp cận trong xã hội học truyền thông đại chúng. Trong xã hội học văn hoá, hay trong nghiên cứu văn hoá học, từ lâu thịnh hành hướng tiếp cận theo thuyết chức năng (functionalism) của B.Malinowski và thuyết chức năng - cấu trúc của A. R. Brown, mà nội dung chính của nó là quan niệm xã hội như một tổng thể , như một cơ thể con người, mỗi bộ phận, mỗi thiết chế xã hội, trong đó có các thiết chế văn hố , đều có những chức năng xã hội khác nhau, song lại phụ thuộc lẫn

nhau, ln có sự liên hệ mật thiết với nhau trong một cấu trúc xã hội ổn định, đảm bảo cho xã hội cân bằng trong hoạt động .

Trong xã hội học truyền thông đại chúng cũng vậy, thuyết chức năng cũng được coi là một cách tiếp cận truyền thống. Theo đó, các phương tiện truyền thơng được coi là một bộ phận trong tổng thể các bộ phận cấu thành xã hội , có chức năng riêng và phụ thuộc lẫn nhau . Thuyết chức năng , theo một số nhà xã hội học phương Tây , “ đã thúc đẩy nhiều nhà nhân bản học xã hội đi vào mô tả chi tiết và kỹ càng cách xử sự xã hội cụ thể của những thành viên một xã hội nhất định ” , “ là một trong những phương pháp có thể có trong việc nghiên cứu cách xử sự xã hội ” , “ làm rõ được một quan niệm rất đơn giản là trong mọi xã hội , có những quan hệ lẫn nhau chặt chẽ giữa các hoạt động xã hội khác nhau”

Chức năng của truyền thông đại chúng, xét về mặt xã hội học, là một trong những định chế góp phần vào q trình xã hội hố các cá nhân là một phương tiện có khả năng đưa cá nhân hội nhập vào xã hội và làm cho mọi người trong xã hội trở nên gắn kết với nhau ”; và trong xu hướng nghiên cứu này, “ có một lối tiếp cận thường được gọi là lối tiếp cận “ sử dụng và hài lòng ” ( uses and gratifications approach ) , với cách đặt vấn đề là :“ cơng chúng đã làm gì với các phương tiện truyền thơng đại chúng ? ” . Mặc dù có những hạn chế ở tính giáo điều, bảo thủ, xem truyền thơng đại chúng như một phương tiện thỏa mãn một số nhu cầu xã hội nhằm duy trì sự ổn định của xã hội chứ không phải một nhân tố làm thay đổi xã hội, những hướng tiếp cận này được coi là công cụ trung gian hữu ích để khảo sát thực tế, và nó sẽ hoàn thiện nếu được bổ sung bằng lối tiếp cận lịch sử, hoặc lối tiếp cận lịch sử và so sánh.

Ngoài thuyết chức năng , trong cuốn Xã hội học báo chí gần đây, Trần Hữu Quang ( 2006 ) điểm lại những nghiên cứu mới nhất của Eric Maigret ( 2003 ), giới thiệu các giai đoạn nghiên cứu chính trong thế kỉ XX của giới xã hội học truyền thơng, trong đó có kể đến các lý thuyết tiếp cận: lý thuyết phê phán , lý thuyết quyết định luận kĩ thuật, trào lưu “ cultural studies ” ( nghiên

cứu văn hoá ) , và những lý thuyết liên quan tới “ không gian công cộng ". Đáng chú ý là thuyết không gian công cộng của Habermas, coi “ không gian cơng cộng là khơng gian mà trong đó bất cứ cá nhân nào cũng có thể tham gia và trao đổi ý kiến với nhau mà không bị áp lực từ bên ngồi ... đây chính là nơi kết tinh những ý kiến ( công luận ) và ý muốn của công chúng ”.

Đối chiếu với sự phát triển của các loại hình truyền thơng đại chúng ngày nay ,lý thuyết này đã thể hiện tính chất mở và dự báo của nó , được nhiều nhà nghiên cứu vận dụng và phát triển.

Trong số lý thuyết vừa nêu , có những lý thuyết đã được đề cập trước đó theo một cách khác. Chẳng hạn, khi đề cập “Những cách thức luân phiên trong việc giải thích các media, Philip Breton và Serge Proulx ( 1996 ) trong Bùng nổ truyền thơng đã phân tích các dòng nghiên cứu xã hội học về các media , trong đó làm rõ ba hướng tiếp cận chính là : tiếp cận từ chiều kĩ thuật , tiếp cận từ chiều biểu trưng và tiếp cận từ chiều xã hội - chính trị.

Tiếp cận từ chiều kĩ thuật là lý thuyết do McLuhan khởi xướng, đề cao tính quyết định, tính định mệnh chủ nghĩa kĩ thuật (tiếng Pháp : déterminisme technique , tiếng Anh: technological determinism ) ( trong Xã hội học báo chí nói trên , Trần Hữu Quang dịch là lý thuyết quyết định luận kĩ thuật ), cho rằng yếu tố kĩ thuật của các phương tiện truyền thông là yếu tố quyết định đến suy nghĩ , đến nhận thức và cách ứng xử của người dân.

Tiếp cận từ chiếu biểu trưng lại nhấn mạnh tính biểu trưng của nền văn hoá hiện đại , nghiên cứu phù hiệu học ( semiology ) ( hay kí hiệu học ) những nội dung văn hoá được các media chuyên chở ( Trần Hữu Quang dịch là Trào lưu “ Cultural Studies ” , nhấn mạnh người tiếp nhận có thể giải mã một thơng điệp theo thứ mã của người phát mong muốn, hoặc họ tự tạo ra một cách giải mã gắn với mã của người phát, hoặc có thể dùng một mã hồn tồn trái ngược, tuỳ theo văn hoá mà họ chịu ảnh hưởng. Nghĩa là , đề cao khả năng tiếp nhận , sáng tạo và cả để kháng của công chúng, nhất là các tầng lớp bình dân trong tiếp nhận và sử dụng các thông điệp truyền thông .

Tiếp cận từ chiều xã hội - chính trị lại nhấn mạnh hồn cảnh xã hội - chính trị , coi đó như một chiều cốt lõi để phân tích sự vận hành của quyền lực của các media . Tuy nhiên , những cách tiếp cận này cho đến những năm tám mươi thế kỉ XX đã bộc lộ những hạn chế của nó. Các nhà nghiên cứu đi tìm những “mơi hình phân tích mới ” và “ cuối cùng , một sự nhất trí mang tính lộ liễu và tạm thời , xuất hiện về cái gọi là sự tiếp nhận : người ta thừa nhận vai trò hàng đầu của “ người tiếp nhận ” trong công việc giải mã các thông điệp mà họ hiểu tuỳ theo hoàn cảnh riêng của họ”. Một cách tổng quát, chúng tôi cho rằng , các lý thuyết tiếp cận xã hội học truyền thơng đại chúng nói trên đều gặp nhau ở một điểm có thể vận dụng khi nghiên cứu tác động của truyền thông đại chúng , nghiên cứu sự tiếp nhận của người dân : thừa nhận vai trị hàng đầu của người tiếp nhận - cơng chúng.

Lý thuyết xã hội học truyền thơng đại chúng: Tính chất dự báo là điểm quan trọng nhất khi vận dụng các lý thuyết xã hội học TTĐC ở trên vào q trình nghiên cứu cơng chúng, để tìm ra các xu hướng tiếp nhận báo chí của cơng chúng, căn cứ trên các chỉ báo về thực trạng, từ các quy luật tiếp nhận, từ xu thế vận động của chiều quá khứ - hiện tại, hiện tại – tương lai.

Một phần của tài liệu NHU CẦU TIẾP NHẬN THÔNG TIN BÁO IN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w