Điều kiện xuất hiện nhu cầu con ngườ

Một phần của tài liệu NHU CẦU TIẾP NHẬN THÔNG TIN BÁO IN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY (Trang 30 - 32)

- Khung lý thuyết

9. Ý nghĩa nghiên cứu

1.1.1.2. Điều kiện xuất hiện nhu cầu con ngườ

“Điều kiện là cái cần phải có để cái khác có thể có hoặc có thể xảy ra”. “Điều kiện là những gì có thể tác động đến tính chất, sự tồn tại hoặc sự xảy ra của một cái gì đó”

Cũng có thể hiểu điều kiện là điều nêu ra như một đòi hỏi trước khi thực hiện một việc nào. Các loại điều kiện bao gồm điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan:

Điều kiện khách quan là những cái tác động từ bên ngồi như mơi trường sống, thể chế chính trị, xã hội, con người xung quanh…

Điều kiện chủ quan xuất phát từ bản thân con người như trình độ học vấn, thu nhập, mức sống, thời gian, các yếu tố tâm lý cá nhân và xã hội... Tất cả những điều kiện này có tính quyết định trong việc hình thành nhu cầu con người.

Mọi nhu cầu của con người đều là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa hoàn cảnh và điều kiện bên ngoài với trạng thái riêng của chủ thể ở mỗi thời điểm lịch sử cụ thể. Nói cách khác, mọi nhu cầu con người đều mang tính cụ thể và xuất hiện phụ thuộc vào những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nền tảng mà trên đó xuất hiện các nhu cầu. Điều kiện này cho phép con người xác định nhu cầu nào là cấp bách nhất trong xã hội và có biện pháp giải quyết trước ngay lập tức và nhu cầu nào ít cấp bách hơn, có thể giải quyết sau trong hệ thống các nhu cầu.

Khi nhu cầu xuất hiện, theo bản năng con người rất muốn được đáp ứng nhu cầu đó. Vì vậy, con người sẽ cố gắng tìm mọi cách tác động vào hiện thực,

vào điều kiện khách quan để tìm kiếm cái thỏa mãn nhu cầu ấy. Khi nhu cầu này được thỏa mãn, và trong khi tác động vào hiện thực khách quan để thỏa mãn nhu cầu thì chính con người đã tác động làm xuất hiện điều kiện mới từ trong hiện thực khách quan đó để có một nhu cầu mới này sinh. Điều kiện cũng tác động đến nhu cầu trong sự tồn tại ở điều kiện khác nhau thì nhu cầu cũng khác nhau. Mặt khác, hành vi nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người tạo cơ sở, nền tảng để xuất hiện các điều kiện mới cho nhu cầu mới này sinh. Bên cạnh đó, “điều kiện” là chất xúc tác, có thể làm con đường đến với những thỏa mãn cho các nhu cầu ấy dài ra, ngắn đi hay biến mất. Nhu cầu có thể cải biến điều kiện vốn có khi nó biến thành động lực, hành động để cải biến điều kiện. Ngược lại, điều kiện có thể chi phối, ảnh hưởng làm suy giảm, triệt tiêu hay phát triển, đáp ứng nhu cầu. Như vậy nhu cầu và điều kiện là hai yếu tố ảnh hưởng, chi phối và tác động qua lại với nhau.

1.1.2 Tiếp nhận

Đối với báo chí, việc tiếp nhận của cơng chúng là sự đón nhận những thơng tin, sản phẩm báo chí trên các kênh truyền thơng đại chúng. Sự tiếp nhận này có thể là bị động hay chủ động. Nó có thể là sự tiếp nhận về nội dung, cũng có thể là tiếp nhận về hình thức. Nó mang tính tương tác rất cao giữa sản phẩm báo chí - cơ quan báo chí - cơng chúng trong nền báo chí hiện đại.

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, một xu thế mới là chính báo chí lại là đối tượng tiếp nhận thông tin vô cùng phong phú từ công chúng, không chỉ từ đời sống, từ phản hồi mà đặc biệt từ kênh mạng xã hội. Mạng xã hội đã buộc các cơ quan báo chí phải thay đổi cách suy nghĩ từ làm báo một chiều sang đối thoại hai chiều với độc giả. Rất nhiều tin bài của phóng viên xuất phát từ những nguồn tin như vậy

1.1.3 Thơng tin

Thông tin là “điều mà người ta đánh giá hoặc nói đến; là tri thức, tin tức”

theo từ điển Oxford English Dictionary, từ điển khác thì đơn giản đồng nhất

thơng tin với kiến thức “Thông tin là điều mà người ta biết” hoặc “thông tin là sự chuyển giao tri thức làm tăng thêm sự hiểu biết của con người”.

Từ Latin “Informatio”, gốc của từ hiện đại “ìnformation” (thơng tin) có

hai nghĩa. Một, nó chỉ một hành động rất cụ thể là tạo ra một hình dạng (forme). Hai, tuỳ theo tình huống, nó có nghĩa là sự truyền đạt một ý tưởng, một khái niệm hay một biểu tượng. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, khái niệm thông tin cũng phát triển theo.

Trên quan điểm triết học, Thông tin là sự phản ánh của tự nhiên và xã hội

(thế giới vật chất) bằng ngơn từ, ký hiệu, hình ảnh v.v…hay nói rộng hơn bằng tất cả các phương tiện tác động lên giác quan của con người.

Theo nghĩa thông thường, Thông tin là tất cả các sự việc, sự kiện, ý

tưởng, phán đoán làm tăng thêm sự hiểu biết của con người. Thơng tin hình thành trong quá trình giao tiếp: một ngời có thể nhận thơng tin trực tiếp từ người khác thông qua các phương tiên thông tin đại chúng, từ các ngân hàng dữ liệu, hoặc từ tất cả các hiện tượng quan sát được trong môi trường xung quanh.

Dưới góc độ pháp lý, tại khoản 1 Điều 2 Luật tiếp cận thơng tin năm 2016 quy định về giải thích thuật ngữ thông tin như sau: “Thông tin là tin, dữ

liệu được chứa đựng trong văn bản, hồ sơ, tài liệu có sẵn, tồn tại dưới dạng bản viết, bản in, bản điện tử, tranh, ảnh, bản vẽ, băng, đĩa, bản ghi hình, ghi âm hoặc các dạng khác do cơ quan nhà nước tạo ra.”

Từ các phân tích trên có thể rút ra kết luận chung nhất trả lời cho câu hỏi

thơng tin là gì? như sau: Thơng tin chính là hệ thống dữ liệu, tin tức,… được

thể hiện ở các hình thức khác nhau và truyền đạt giữa mọi người bằng các phương tiện khác nhau.

Một phần của tài liệu NHU CẦU TIẾP NHẬN THÔNG TIN BÁO IN CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN HIỆN NAY (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w