- Khung lý thuyết
9. Ý nghĩa nghiên cứu
1.1.1.1. Quan niệm về nhu cầu
Nhu cầu là khái niệm rộng, là đối tượng nghiên cứu của triết học, sinh vật học, tâm lý học, kinh tế học, xã hội học... Trong Luận án, khái niệm nhu cầu được xem xét như là đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực xã hội học, vì chúng tơi chỉ khảo sát nhu cầu của người dân về mặt xã hội, trong một cấu trúc xã hội cụ thể. Mặt khác, chúng tôi tán đồng quan điểm của nhà xã hội học Rogovin VZ. cho rằng việc nghiên cứu về đa dạng của các nhu cầu đòi hỏi một cách xử lý xã hội học đối với các nhu cầu như đối với một hệ thống” [2, tr. 54].
Theo Đại Bách khoa tồn thư Liên Xơ, nhu cầu, theo nghĩa chung nhất, là “Sự cần đến hay sự thiếu một cái gì đó cần thiết để duy trì hoạt động đời sống của cơ thể, của con người cá nhân, của một tập đoàn xã hội, của toàn bộ xã hội” [2, tr.3]. Từ điển tiếng Việt định nghĩa nhu cầu là: “Điều đòi hỏi của đời sống, tự nhiên và xã hội” 166, tr.719]. Còn Từ điển Tâm lý của Nguyễn Khắc Viện giải thích nhu cầu là: “Điều cần thiết để bảo đảm tồn tại và phát triển... Nhu cầu do trình độ phát triển của xã hội mà biến đổi “[104, tr. 266].
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin phân biệt hai loại nhu cầu: “Những nhu cầu tự nhiên và những nhu cầu do xã hội tạo ra”. C. Mác thường xuyên nhấn mạnh “tính chất xã hội chung của tất cả các dạng nhu cầu cá nhân và xã hội” [2, tr. 9]. Bestures Lada IV (1976) - nhà xã hội học Nga - cho rằng
“Những nhu cầu xã hội được hiểu là nhu cầu của cá nhân, của các tập đoàn xã hội và của xã hội, trong sự giao tiếp... một cách trực tiếp cũng như thông qua các thể chế xã hội (tổ chức và quản lý xã hội, giao tiếp đại chúng, vv..) và những nhu cầu này trực tiếp gắn liền với hành vi của con người với tư cách thành viên của xã hội” [2, tr.5].
Nhu cầu với tư cách là một hiện tượng tâm lý, có vai trị đặc biệt quan trọng trong đời sống của con người. “Các nhu cầu xuất diện với tư cách nhân tố quan trọng nhất của động cơ thúc đẩy hoạt động đời sống con người” [2, tr. 66). Có nhiều cách phân loại nhu cầu.
Bronislaw Malinowski, nhà nhân chủng học xã hội Ba Lan cho rằng nhu cầu cá nhân là xuất phát điểm của sự tồn tại và phát triển hệ thống xã hội và ông phân biệt ba loại nhu cầu, tương ứng với chúng là ba loại hệ thống thuộc ba cấp độ khác nhau: Nhu cầu tâm lý hệ thống tâm lý cá nhân), nhu cầu kiểm sốt và điều tiết hành vi (hệ thống nhóm và thiết chế, gọi chung là hệ thống xã hội), nhu cầu biểu đạt và liên kết (hệ thống văn hóa). Quan điểm xã hội học chức năng của Radcliffe Brown cho rằng hệ thống xã hội là chỉnh thể chức năng mà trong đó tất cả các bộ phận của hệ thống xã hội thống nhất với nhau một cách hài hoà và chặt chẽ. Quan điểm xã hội học hệ thống của Talcott Parsons coi cấp độ hệ thống cá nhân là cấp độ vi mô, cấp độ hệ thống xã hội là cấp độ vĩ mô, tạo thành các tiểu hệ thống [38, tr. 159-161]. Như vậy, phải xem xét nhu cầu như một hệ thống và trong tương quan hệ thống.
Nhu cầu là một hiện tượng xã hội phổ biến, cũng là phạm trù của khoa học xã hội và nhân văn. “Nhu cầu” là một phạm trù rất rộng. Các cá thể trong giới sinh vật tồn tại bao giờ cũng gắn với nhu cầu sinh tồn và phát triển nhất định của chúng. Nhu cầu bắt nguồn từ nguyên lý của tồn tại vì mình và vì cái khách của nó trong mọi sự vật, hiện tượng - sự tồn tại với sự vật khác trong một trường như là một quan hệ, một q trình cần có nhau. Nhu cầu như một thuộc
tính của giới sinh vật, đặc biệt là lồi người. Với con người, nhu cầu luôn luôn được nảy sinh, mở rộng và được thoả mãn ngày càng cao.
Có thể nói, sự phát triển con người và xã hội là sự mở rộng, nâng cao chất lượng của các nhu cầu và đáp ứng các nhu cầu đó một cách đúng đắn, ngày càng dân chủ, cơng bằng, nhân đạo và khoa học.
Từ trước đến nay có nhiều khái niệm và sự phân tích khác nhau về nhu cầu.
Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên “Nhu cầu là điều đòi hỏi của đời sống, tự nhiên và xã hội”
“Nhu cầu là những đòi hỏi của con người, của từng cá nhân, của từng nhóm xã hội khác nhau hay của tồn bộ xã hội muốn có những điều kiện nhất định để tồn tại và phát triển”
“Nhu cầu là sự cần đến hay sự thiếu một cái gì đó cần thiết để duy trì hoạt động đời sống của cơ thể, của con người cá nhân, của một tập đoàn xã hội, của toàn bộ xã hội”
Các nhà kinh điển Mác - Lênin phân biệt 2 loại nhu cầu: nhu cầu tự nhiên và nhu cầu do xã hội tạo ra. C. Mác thường xuyên nhấn mạnh “tính chất xã hội chung của các dạng nhu cầu cá nhân và xã hội”
Nhu cầu cầu của con người rất phong phú và đa dạng. Có thể nói là vơ tận. Cần phân loại nhu cầu để hiểu rõ hơn sự đa dạng của các nhu cầu, mối quan hệ nội tại giữa các nhu cầu, nhằm tìm ra nguyên tắc, căn cứ định hướng hoạt động của con người. Và thức tế có nhiều cách phân loại nhu cầu khác nhau.
Từ những khái niệm về nhu cầu nói trên, có thể hiểu về khái niệm nhu cầu tiếp nhận thơng tin là những địi hỏi, mong muốn, nguyện vọng của con người về tiếp nhận các luồng thông tin của mọi mặt đời sống được cung cấp từ các phương tiện truyền thông khác nhau để thêm hiểu biết, tri thức và thỏa mãn những thiếu thốn đang cần có của mỗi người.
Như vậy, nhu cầu là khái niệm rộng, là đối tượng nghiên cứu của triết học, sinh vật học, tâm lý học, kinh tế học, xã hội học...Trong luận án này, khái
niệm nhu cầu được xem xét như là đối tượng nghiên cứu liên ngành của các lĩnh vực báo chí học, xã hội học, tâm lý học. Khái niệm nhu cầu tiếp nhận sử dụng trong luận án được hiệu thuộc loại nhu cầu báo chí, nhu cầu xã hội, nhu cầu tâm lý. Luận án tập trung vào các bình diện nhu cầu và mục đích của nhu cầu, sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Các bình diện nhu cầu gồm: nhu cầu đã được đáp ứng, nhu cầu chưa được đáp ứng, nhu cầu tiếp nhận để phát thông tin.