Thể biên soạn của Lê Văn Hƣu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp viết sử của gử gia việt nam qua bộ quốc sử thời lê đại việt sử ký toàn thư (Trang 75 - 78)

7. Cấu trúc của Luận án

3.1. Thể biên soạn của Lê Văn Hƣu

Năm Thiệu Long thứ 15 (1273) của Trần Thánh Tông, Lê Văn Hƣu biên soạn bộ sách sử Đại Việt sử ký:

Mùa xuân, Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử viện giám tu Lê Văn Hưu vâng lệnh soạn thành Đại Việt sử ký, từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng, có 30 quyển. Vua ban chiếu truyền thưởng. [38, tr. 38] ②

Theo Nghệ văn chí trong bộ sử Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn và Văn tịch chí trong Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, bộ Đại Việt sử ký

tức là bộ sử thứ nhất của lịch sử cổ đại Việt Nam. Tuy nhiên, thực tế trƣớc đó đã có, nhƣng bị thất lạc. Năm 1479, Ngô Sĩ Liên soạn sách ĐVSKTT 15 quyển, dựa trên hai bộ

Trong nghiên cứu sử học, các học giả đã dùng các khái niệm Thể lệ, Thể tài, Thể chế để nói về các Kỷ

truyện thể, Biên niên thể, Bản kỷ, Thế gia, Thư, Biểu, Liệt truyện v.v..., Các khái niệm trên chƣa đƣợc thống

nhất, nên chúng tôi không dùng khái niệm cụ thể mà dùng khái niệm tổng quan là THỂ biên soạn. Tham khảo bài Tích luận bài Hà Cừ Thư của Sử Ký, tác giả là Nguyễn Chi Sinh, Đại lịch sử học báo Đài Loan, số 15, năm 1990, tr. 65-80. [64]

② 春,正月,翰林院學士兼國史院監修黎文休奉敕編成《大越史記》,自趙武帝至李昭皇,凡三十卷

sách sử Đại Việt sử ký của Lê Văn Hƣu và Sử ký tục biên của Phan Phu Tiên. Năm Quang Thiệu thứ 5 (1520), Đặng Minh Khiêm, trong bài tựa của Thoát hiênVịnh sử thi tập, đã ghi chép nhiều sách sử, nhƣng chƣa có Đại Việt sử ký của Lê Văn Hƣu:

Trong năm Hồng Đức tôi vào sử quán, có chí hướng soạn sách thuật cổ, nhưng sách bảo tàng trong các đã bị binh hỏa nhiều lần, nên thiếu khuyết nhiều. Chỉ thấy duy nhất bộ toàn thư, đó là sách ĐVSKTT của Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký của Phan Phu Tiên, Việt Điện u linh tập lục của Lý Tế Xuyên, Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp mà thôi. 洪德年間,余入史館,竊嘗有志于述古,奈中秘所 藏,屢經兵燹,史文多缺,見全書者,惟吳士連《大越史記全書》、潘孚先《大

越史記》、李濟川《越甸幽靈集錄》、陳世法《嶺南摭怪錄》而已。[46]

Theo trích dẫn trên, chúng tôi cho rằng, vào thời Đặng Minh Khiêm, bộ sử

Đại Việt sử ký của Lê Văn Hƣu đã mất và không đƣợc lƣu trữ.

Ngô Sĩ Liên đã ghi chép nhiều nội dung từ Đại Việt sử ký vào bộ sử của mình, và dẫn dụng nhiều lời bình của Lê Văn Hƣu. Dựa theo các lời bình của Lê Văn Hƣu này, chúng tôi khảo sát thể biên soạn và các vấn đề khác về Đại Việt sử ký.

Thể biên soạn quan trọng nhất và có ảnh hƣởng lớn nhất của Lê Văn Hƣu là lựa chọn tên sách là Sử ký. Thể biên soạn này kế thừa Phan Phu Tiên và Ngô Sĩ Liên, có nghĩa là ĐVSKTT của Ngô Sĩ Liên là bộ sử quan trọng nhất trong lịch sử cổ đại Việt Nam.

Sử ký là một loại sách sử trong thời Tiên Tần. Thời Tây Hán, Tƣ Mã Thiên đã biên soạn một công trình lớn đầu tiên gọi tên là Thái sử công thư; tới thời Ngụy Tấn, Thái sử công thư đƣợc đổi tên thành Sử ký. Nhƣ vậy có nghĩa là, Sử ký vốn là tên gọi chuyên biệt của bộ sách của Tƣ Mã Thiên mà đổi thành tên loại sách. Lê Văn Hƣu gọi công trình của mình đƣợc kế thừa thể biên soạn của Sử ký Tƣ Mã Thiên.

Sử ký Tƣ Mã Thiên là một bộ Thông sử thể ký truyện紀傳體通史, Bản kỷ

12 thiên, Thư 8 thiên, Biểu 10 thiên, Thế gia 30 thiên và Liệt truyện 70 thiên, tất cả 130 thiên. Bản kỷ chủ yếu ghi viết sử biên niên theo các đời vua, mỗi thiên là một

bản kỷ. Bản kỷ có ba loại hình: thứ nhất là một đời một bản kỷ nhƣ các đời Hạ, Thƣơng, Chu là ba đời ba bản kỷ; thứ hai là một (hoàng) đế một bản kỷ nhƣ Tần

Thủy Hoàng bản kỷ, Hán Cao Tổ bản kỷ; thứ ba là nhiều đế một bản kỷ nhƣ Ngũ đế bản kỷ, Tần bản kỷ. Bản kỷ là một thể biên niên 編年 trong sách Sử ký.

Đại Việt sử ký của Lê Văn Hƣu mất đã lâu, trong ĐVSKTT chỉ có lời bình, chƣa ghi chép bài tựa nào của Lê Văn Hƣu, nên chúng tôi chỉ nhận thấy Lê Văn Hƣu đã lựa chọn SỬ KÝ, có thể vận dụng tiếp thể KỶ để ghi sử biên niên.

Bộ sử An Nam chí lược do Lê Tắc biên soạn khi (làm quan) nhà Nguyên. Lê Tắc sống ở thời đại muộn hơn Lê Văn Hƣu, có lẽ đã đƣợc xem Đại Việt sử ký, lại khá thông thạo Việt sử. Lê Tắc trên cơ sở Đại Việt sử ký soạn sử, nhƣng thay đổi thể

KỶ thành Thế gia 世家, để phù hợp với quan điểm sử học Trung Quốc, nhƣ Triều thị thế gia, Lý thị thế gia, Trần thị thế gia v. v...

Đại Việt sử ký là bộ sử thứ nhất thời Trần, tiếp theo là bộ Đại Việt sử lược 大 越史略cũng đƣợc biên soạn trên cơ sở đó. Sách này đƣợc biên soạn tƣơng tự cách biên soạn Sử lƣợc của Thập bát sử lược tác giả là Tằng Tiên Chi曾先之 sống ở cuối thời Tống và đầu thời Nguyên. Đặc điểm của Sử lược là không thay đổi bố cục và kết cấu của sách sử và ghi chép nội dung sách sử đơn giản nhất, bỏ các lời bình của sách gốc. Bộ Đại Việt sử lược tức là theo thể Sử lược trên cơ sở Đại Việt sử ký, và có KỶ ghi viết sử để rõ rằng Quốc thống nhƣ triều Vũ Đế, nhà Đinh, Lê, Lý, v.v... Bộ Đại Việt sử lược là bộ sách gần nhất với Đại Việt sử ký. [93]

Theo kết cấu và bố cục hai bộ sách sử An Nam chí lượcĐại Việt sử lược,

Đại Việt sử ký của Lê Văn Hƣu chắc chắn có thể Kỷ để soạn sử biên niên. Lê Văn Hƣu dùng thể Thông sử thể biên niên 編年體通史soạn Việt sử. Tuy gọi là Đại Việt sử ký, nhƣng chủ yếu vận dụng thể Kỷ để ghi viết sử, chứ không phải Thông sử kỷ truyện thể nhƣ Sử ký của Tƣ Mã Thiên.

Chúng ta biết rằng, đời Tống có một công trình lớn và có ảnh hƣởng lớn nhất thuộc Thông sử thể biên niênTư trị thông giám của Tƣ Mã Quang, nhƣng vì tƣ liệu về Đại Việt sử ký còn lại rất ít nên chúng tôi không có chứng cứ để nhận định hai bộ sử trên có liên quan gì với nhau không.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp viết sử của gử gia việt nam qua bộ quốc sử thời lê đại việt sử ký toàn thư (Trang 75 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)