Về việc biên soạn ĐVSKTT của Ngô Sĩ Liên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp viết sử của gử gia việt nam qua bộ quốc sử thời lê đại việt sử ký toàn thư (Trang 78 - 79)

7. Cấu trúc của Luận án

3.2.1. Về việc biên soạn ĐVSKTT của Ngô Sĩ Liên

Tài liệu lịch sử cho biết, năm Hồng Đức thứ 10 (1479) vua Lê Thánh Tông ra lệnh cho sử quan tu soạn ĐVSKTT, Ngô Sĩ Liên soạn sách gồm 15 quyển (令史官 修撰吳士連撰《大越史記全書》十五卷). [100, tr. 76] Tài liệu lịch sử cũng cho biết,

Ngô Sĩ Liên đã nhận lệnh của Lê Thánh Tông vào tháng 9 năm 1479, sau đó ông dâng hai bài tựa Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư tự大越史記外記全書序 và tờ

biểu Nghĩ tiến ĐVSKTT biểu擬進大越史記全書表 vào tiết Đông chí冬至 cùng

năm 1479. Nhƣ vậy, trong một năm mà hoàn thành việc biên soạn bộ quốc sử thì chắc chắn có nhiều khó khăn.

Qua khảo sát các bài tựa của ĐVSKTT, chúng ta thấy Ngô Sĩ Liên là sử quan, nên ông đã làm theo chức năng và trách nhiệm sử quan nhà nƣớc của mình. Ông ghi chép tình hình soạn sử trong Đại Việt sử ký Ngoại kỷ toàn thư nhƣ sau:

Trong đời Quang Thuận, vua ra lệnh cầu quốc sử và truyện ký xưa nay lưu giữ trong gia đình, lượm lặt dâng cho triều đình tham khảo. Lại ban cho Nho thần thảo luận biên soạn. Trước thần ở sử viện, đã tham gia công việc đó. Đến khi vào lại sử viện, thì sách ấy đã tàng lên ở Đông Các, chưa được thấy. [37, tr.100]①

Bộ sách sử biên soạn trong đời Quang Thuận chỉ ghi chép trong bài này, không thấy ở các sách khác. Ngô Sĩ Liên đầu tiên đã tham gia soạn sử nhƣng khi chƣa làm xong, thì phải rời sử viện, lúc quay lại đây không xem đƣợc sách nữa. Ông ghi lại sự việc này trong bài Nghĩ tiếnĐVSKTT biểu:

Nay buổi đời rạng đẹp, nghĩ kiếm sách xưa, ban chiếu dụ để tìm mua, nhặt sách rời mà gom góp. Đã sai triều sĩ kiểm duyệt luận bàn, lại sắc cho Nho thần tổng tài nhuận sắc. Cốt thiết thực gọn gàng, bỏ rườm rà hoa mỹ. Thần khi mới sung vào sử viện, được dự hàng nhúng mực bút lông. Bỗng gặp lúc hoạ nhà mà chưa thấy sách trọn bộ. [37, tr. 101]② ① 光順年間,詔求國史,及家人所藏古今傳記,悉令奉進,以備參考,又命儒臣討論編次。臣前在史 院,嘗豫焉。及再入也,而其書已上進,藏之東閣,莫之得見。[100, tr. 55] ② 於皇昭代,思采陳編,下明詔以購求,蒐散書而萃集。既命朝士,檢閱討論,又勅儒臣總裁潤色, 茲務簡實,捐批浮華。臣當值館之初,得預濡毫之列。倏遭家禍,莫覩成書。[100, tr. 57]

Khi biên soạn, Ngô Sĩ Liên đã kế thừa bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hƣu và Phan Phu Tiên để biên soạn thành ĐVSKTT. Ông viết:

Trộm nghĩ rằng: may gặp thời trong sáng, thẹn không chút báo đền, bèn không tự lượng sức mình, lấy hai bộ sách của tiên hiền ra hiệu chính, biên soạn lại, thêm vào một quyển Ngoại Kỷ, tất cả gồm mấy quyển, lấy tên là ĐVSKTT. Có việc nào quên sót thì bổ sung thêm, lệ nào chưa thoả đáng thì cải chính lại; văn có chỗ nào chưa ổn thì đổi đi, thỉnh thoảng gặp những việc thiện ác có thể khuyên răn được thì góp thêm ý kiến quê mùa ở sau. Thần rất biết như thế là càn bậy, lạm phép, tội không trốn được, nhưng chức phận phải làm, không dám lấy tài chức nông cạn, bỉ lậu mà từ chối được. Kính cẩn biên dịch thành sách, lưu ở Sử quán. [37, tr. 100]①

Ngô Sĩ Liên là sử quan và làm việc tại sử viện, soạn ĐVSKTT trên cở sở sách sử lƣu trữ ở sử viện mà soạn thành bộ sử dâng triều đình. Bộ sử này đƣợc sử quan đời sau tiếp tục tham khảo và soạn lại.

Năm 1511, Sử quan Đô Tổng tài Vũ Quỳnh 武瓊, dựa vào công trình của Ngô Sĩ Liên, biên soạn sách Đại Việt thông giám thông khảo大越通鑑通考 26 quyển, năm 1514 Thƣợng thƣ bộ Lễ禮部尚書 Lê Tung 黎嵩nối tiếp, làm công trình Việt giám thông khảo tổng luận 越鑑通考總論. Hai bộ sử đời sau của Vũ Quỳnh và Lê Tung làm theo lệnh của triều đình, tức là sách sử Quan Tu官修.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp viết sử của gử gia việt nam qua bộ quốc sử thời lê đại việt sử ký toàn thư (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)