Ngoại kỷ và Bản kỷ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp viết sử của gử gia việt nam qua bộ quốc sử thời lê đại việt sử ký toàn thư (Trang 85 - 90)

7. Cấu trúc của Luận án

3.2.3. Ngoại kỷ và Bản kỷ

Ngô Sĩ Liên đã soạn ra các Kỷ để ghi viết sử Việt, ông tiếp tục chia Kỷ thành

Ngoại kỷBản kỷ, thể này có ảnh hƣởng lớn và đƣợc các sử gia Vũ Quỳnh, Phạm Công Trứ kế thừa. Sách sử trƣớc đó là An Nam chí lượcĐại Việt sử lược chắc không có Ngoại kỷBản kỷ, bởi thể này là sự sáng tạo cá nhân của Ngô Sĩ Liên trong sự phát triển của sử học Việt Nam. Thể Ngoại kỷBản kỷ là do ông học tập từ Tư trị thông giám do nhóm Tƣ Mã Quang biên soạn.

Chúng tôi nhận định rằng, thể tài Ngoại kỷ của Ngô Sĩ Liên đã học theo từ Tư trị thông giám ngoại kỷ của Lƣu Thứ劉恕. Sách này bắt đầu từ năm Chu Uy Liệt Vƣơng周 威烈王 thứ 23 (năm 404 tƣớc Cn) và kết thúc vào năm Hiển Đức顯德 thứ 4 đời vua

Chu Thế Tông周世宗 (năm 957). Lƣu Thứ có kế hoạch biên soạn Tiền kỷ 前紀và Hậu

kỷ後紀, đƣợc viết rõ trong bài Thông giám ngoại kỷ dẫn:

Thường suy nghĩ bộ Sử ký của Tư Mã Thiên bắt đầu từ Hoàng Đế, nhưng thiếu sự kiện của Bao Hy [Phục Hy] và Thần Nông chưa ghi chép. Tư Mã Quang làm sách ghi sử các đời nhưng chưa ghi sử trước Chu Liệt Vương. Học giả đã khảo sát và đọc sách tiểu thuyết, nội dung kỳ quái, không biết tin theo vào đâu. Như sau đời Lỗ Ẩn Công, chỉ căn cứ Tả thị, Quốc ngữ, Sử ký, Chư tử, và thêm bớt nội dung chưa dùng Xuân Thu, chưa lạm dùng Kinh của Thánh nhân. Từ Bao Hy đến Tam Tấn làm chư hầu, so với việc sau chưa được một hai phần trăm soạn thành Tiền Kỷ. Một tổ bốn tông của bản triều, thực lục quốc sử, soạn thành Hậu Kỷ. 嘗思司馬遷《史記》始於黃帝, 而包羲神農闕漏不錄,公為歷代書而不及周烈王之前,學者考古當閱小說,取捨 乖異,莫知適從,若魯隱之後,止據《左氏》、《國語》、《史記》、諸子,而 增損不及春秋,則無與於聖人之經,包羲至未名三晉為諸侯,比於後事,百無一

Rất tiếc sau đó gia đình Lƣu Thứ gặp nạn và bị liệt, tay phải không cầm đƣợc bút và viết chữ, nên đã nói lại cho con trai tên là Hi Trọng羲仲 ghi chép:

Thường nghĩ rằng sự nghiệp suốt đời chưa làm gì thành công, đã làm việc ở sử cục 10 năm, chép Quốc Ngữ và sách khác, soạn Thông giám tiền kỷ. Nhà tôi rất nghèo và sách tham khảo không đầy đủ. Sống ở miền nam hẻo lánh, nhà các sĩ nhân không tàng sách. Tôi ốm đau 600 ngày, không được cùng ai thảo luận văn sử, hỗn loạn quên nhiều. Ở phương xa không xem được sách của triều đình, không dám nghĩ đến việc soạn Hậu kỷ; nên đổi tên sách từ Tiền kỷ thành Ngoại kỷ, như Quốc ngữ vẫn gọi tên là Xuân Thu ngoại truyện v.v... tạm thời không soạn được Tiền Hậu kỷ, chỉ soạn được Ngoại kỷ. Ngày sau sách hoàn thành, ông soạn thành Tiền Hậu kỷ, thì có thể bỏ những chỗ rườm rà của Ngoại kỷ mà soạn Tiền kỷ, để hoàn chỉnh trước tác của một nhà... Thứ tuy không kịp xem được sách ấy, nhưng cũng là chí hướng cả đời của mình. 常自念平生事業無一成,就史局十年,俛仰竊錄,因取 諸書以國語為本,編通鑑前紀。家貧書籍不具,南徼僻陋,士人家不藏書,臥 病六百日,無一人語及文史,昏亂遺忘,繁簡不當,遠方不可得國書,絕意於

后紀。乃更前紀曰外紀,如國語稱春秋外傳之意也。聊敘不能作前後紀,

而為外紀焉。它日書成,公為前後紀,則可刪削外紀之繁冗而為前紀,以備古

今一家之言。恕雖不及見,亦平生之志也。[51]

Lƣu Thứ muốn một mình soạn thành Tiền kỷHậu kỷ cho công trình Tư trị thông giám, nhƣng vì bị liệt không đƣợc viết chữ do đó đã đổi tên bản thảo Tiền Kỷ

thành Ngoại kỷ. Ông tiếp tục hy vọng Tƣ Mã Quang sửa chữa Ngoại kỷ soạn thành

Tiền kỷ, và sẽ soạn Hậu Kỷ tiếp theo. Tiếc thay Lƣu Thứ mất trong năm Nguyên Phƣơng thứ 9, thọ 47 tuổi. Tƣ Mã Quang làm bài Tư trị thông giám Ngoại kỷ tự, đánh giá cao nhất về tài hoa và công nghiệp của ngƣời bạn, ông viết:

Đạo Nguyên thích làm sách, chí muốn bao gồm cả vũ trụ mà không sót việc gì, ông soạn Tư trị thông giám ngoại kỷ 10 quyển, (…). Nay hoàng đế lên ngôi, đặt tên là Tư trị thông giám, việc Đạo Nguyên ghi chép đều trước Thông giám, vì vậy gọi tên là Ngoại kỷ. 道原好著書,志欲籠絡宇宙而無所遺,其著《資治通鑑外紀》

十卷。今上即位,賜名曰資治通鑑,道原所編之事,皆在通鑑之前,故曰 外紀焉.[51]

Sách Tư trị thông giám ngoại kỷ của Lƣu Thứ cho rằng sách Tư trị thông giám

của Tƣ Mã Quang đã có thể tài Kỷ. Hồ Tam Tỉnh胡三省 chú thích:

Ôn công biên niên dùng phép Xuân Thu, nhân Bản kỷ trong Sử Ký và Hán Thư mà gọi là Kỷ. 溫公系年用《春秋》之法,因《史》《漢》‘本紀’而謂之‘紀’[53] Vì Tư trị thông giám đều là Kỷ, không có thể tài khác, nên công trình này vẫn gọi là Tư trị thông giám bản kỷ đƣợc. Theo kế hoạch của nhóm biên soạn Tƣ Mã Quang và Lƣu Thứ, Tư trị thông giám phải có Tư trị thông giám tiền kỷ, Tư trị thông giám bản kỷ, Tư trị thông giám hậu kỷ, nhƣng cuối cùng hoàn thành là Tư trị Thông giám bản kỷ tức là Tư trị thông giám. Tư trị thông giám tiền kỷ chƣa hoàn thiện nên đổi tên là Tư trị thông giám ngoại kỷ. Đây là nguồn gốc thể tài Ngoại kỷ

Bản kỷ của Ngô Sĩ Liên.

Bài tựa Thông giám ngoại kỷ dẫn chép đối thoại của Tƣ Mã Quang và Lƣu Thứ nhƣ sau:

Tôi tham dự công việc ở sử cục, thường hỏi Tư Mã Quang rằng: Sao sách của ông không bắt đầu từ Nghiêu Thuấn thời thượng cổ? Ông trả lời, Từ Chu Bình vương tới nay, việc nằm cả trong Xuân thu, sách của Khổng tử không thể thêm bớt. Tôi hỏi tiếp, vì sao không bắt đầu từ thời năm bắt được con kỳ lân [năm Lỗ Ai Công thứ 14]? Trả lời, Kinh không được soạn tiếp theo.Thứ này bèn biết được hiền nhân soạn sách tôn kính thánh nhân như thế, nho giả có thể làm theo. 恕蒙辟實史局,嘗 請於公。曰公之書不始於上古堯舜何也?公曰周平王以來,事包春秋,孔子之 書不可損益。曰曷不始於獲麟之歲?曰經不可續也。恕乃知賢人著書尊避聖人

也如是,儒者可以法矣。[51]

Lƣu Thứ soạn sử Tiền Kỷ trƣớc, từ Chu Uy Liệt Vƣơng đến Bao Hy thời thƣợng cổ. Do ông bị liệt không viết chữ đƣợc và bản thảo không hoàn thiện thì thay đổi tên là Ngoại kỷ; vì vậy, Kỷ của Tư trị thông giám Ngoài kỷTư trị thông giám bản kỷ không có phân chia điểm khác và giống nhau.

Khảo sát cho thấy các Kỷ trong ĐVSKTT của Ngô Sĩ Liên vẫn là một chỉnh thể và không có sự chia phân. Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư tự viết:

Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam - Bắc. Thuỷ tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương. Nhưng vì thiếu sử sách biên chép mà sự thực đều nghe truyền miệng, lời ghi có phần quái đản, sự việc có khi quên sót, cho đến có khi viết chữ không đúng, ghi chép rườm rà, chỉ làm loạn mắt, còn dùng làm gương sao được. [37, tr. 99]①

Ngô Sĩ Liên đã bình luận sử về vua Hồng Bàng nhƣ sau:

Khi trời đất mới mở mang, có thứ do khí hoá ra, đó là Bàn Cổ thị. Có khí hoá ra rồi sau có hình hoá, không thứ gì ngoài hai khí âm dương cả. Kinh Dịch nói: "Trời đất nung ủ, vạn vật thuần hoá, đực cái hợp tinh, vạn vật hoá sinh" . Cho nên có vợ chồng rồi sau mới có cha con, có cha con rồi sau mới có vua tôi. Nhưng thánh hiền sinh ra, tất có khác thường, đó là do mệnh trời. Nuốt trứng chim huyền điểu mà sinh ra nhà Thương , giẫm vết chân người khổng lồ mà dấy nhà Chu , đều là ghi sự thực như thế. Con cháu Thần Nông thị là Đế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh Kinh Dương Vương, tức là thuỷ tổ của Bách Việt. Vương lấy con gái Thần Long sinh ra Lạc Long Quân, Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai mà có phúc lành sinh trăm con trai. Đó chẳng phải là cái đã gây nên cơ nghiệp của nước Việt ta hay sao? Xét sách Thông Giám Ngoại kỷ chép: Đế Lai là con Đế Nghi; cứ theo sự ghi chép ấy thì Kinh Dương Vương là em ruột Đế Nghi, thế mà kết hôn với nhau, có lẽ vì đời ấy còn hoang sơ, lễ nhạc chưa đặt mà như thế chăng? [37, tr.132-133]②

① 大越居五嶺之南,乃天限南北也。其始祖出於神農氏之後,乃天啟真主也,所以能與北朝各帝一方 焉。奈史籍闕於記載,而事實出於傳聞,文涉怪誕,事或遺忘,以至謄寫之失真,記錄之繁冗,徒為 嵬目,將何鑒焉?[100, tr.55] ② 天地開肇之時,有以氣化者,盤古氏是也。有氣化,然後有形化,莫非陰陽二氣也。《易》曰:天 地絪縕,萬物化醇。男女媾精,萬物化生。故有夫婦,然後有父子。有父,然後有君臣。然而聖賢之 生,必異乎常,乃天所命。吞玄鳥卵而生商,屐巨人跡而興周,皆紀其實然也。神農氏之後帝明,得 婺僊女而生涇陽王,是為百粵始祖。王娶神龍女生貉龍君。君娶帝來女而生育有百男之祥。此其所以 能肇我越之基也歟。考之《通鑑外紀》,帝來,帝宜之子。據此所載,涇陽王,帝宜之弟,乃相為婚 姻,蓋世尚鴻荒,禮樂未著而然者歟。[100, tr.97-98]

Dịch giả chú giải: “Thông giám ngoại kỷ tức phần ngoại kỷ của sách Tư trị thông giám (294 quyển) do Tư Mã Quang đời Tống soạn”, [37, tr. 133] sách Thông giám ngoại kỷ chắc chắn là sách Tư trị thông giám ngoại kỷ của Lƣu Thứ mà không phải Tƣ Mã Quang. Theo đoạn văn trên của Ngô Sĩ Liên, ông đã kết hợp huyền thoại đất Việt với ghi chép về Đế Lai, Đế Nghi trong Tư trị thông giám ngoại kỷ để làm thành Hồng Bàng kỷ. Tư trị thông giám ngoại kỷ quyển 1 bản Tứ Khố toàn thư

ghi chép: Đế Minh nguyên niên Đinh Hợi, ở ngôi 49 năm. Đế Trực nguyên niên

Bính Tí, ở ngôi 45 năm‖, 帝明元年丁亥,在位四十九年。帝直元年丙子,在位

四十五年. Chữ Trực直 và Nghi 宜 tự dạng gần giống, dễ viết nhầm. Nhƣng sau

Đế Trực là Đế Ly còn có tên là Khắc“帝釐,一名克”, không có Đế Lai. Có thế là Ngô Sĩ Liên đã xem và tham khảo văn bản sớm và khác với bản sau. Điều đó cho phép xác định rằng, Ngô Sĩ Liên đã tham khảo, học tập từ Lƣu Thứ và Tƣ Mã Quang.

Ảnh chụp nguyên văn của Tư trị thông giám ngoại kỷ quyển 1 bản Tứ Khố toàn thư

Ngô Sĩ Liên cũng cho biết: lấy hai bộ sách của tiên hiền ra hiệu chính, biên soạn lại, thêm vào một quyển Ngoại kỷ, tất cả gồm mấy quyển, lấy tên là ĐVSKTT.

[37, tr. 100]①. Ông viết tiếp trong Nghĩ tiến ĐVSKTT biểu: Gọi tên là ĐVSKTT,

soạn thêm Hồng Bàng, Thục Vương là phần Ngoại kỷ, cả thảy mấy quyển, nay đã biên xong. [37, tr.102]①

Ngô Sĩ Liên soạn chƣơng mới là Hồng Bàng kỷThục kỷ mở đầu và Quốc thống thứ nhất của Việt sử, tức là quyển thứ nhất của ĐVSKTT. Ngô Sĩ Liên tiếp theo nội dung hai bộ sách sử Đại Việt sử ký của Lê Văn Hƣu và Phan Phu Tiên soạn thành sách sử từ Triệu Vũ Đế đến khi ngƣời Minh về nƣớc.

Ngô Sĩ Liên đƣa phần ghi chép về Ngô Quyền lên đầu Bản kỷ, trong Phàm lệ

ông viết: Chép bắt đầu từ Ngô Vương, vì vương là người nước Việt ta đương lúc Nam Bắc phân tranh, đã dẹp loạn, dựng nước, để nối đại thống của Hùng Vương và Triệu Vũ [đế] [37, tr.103]②

Sách Đại Việt sử lược vẫn biên soạn là sau Ngô kỷ tiếp theo Triệu kỷ, sau Ngô Quyền tức là các đời nhƣ Đinh, Lê, Lý, Trần. Ngô Sĩ Liên nhận định Ngô Quyền là bắt đầu của Bản kỷ, trƣớc đó là Ngoại kỷ để ghi viết sử về Hồng Bàng thị, Hùng Vƣơng, Triệu Vũ Đế. Tuy nhiên, trong sách sử ĐVSKTT có Ngoại kỷBản kỷ, nhƣng đều ghi chép Quốc thống về Việt sử mà chƣa có sự phân chia.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp viết sử của gử gia việt nam qua bộ quốc sử thời lê đại việt sử ký toàn thư (Trang 85 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)