Thể tài Cƣơng mục: Đại thƣ 大書 và Phân chú 分注

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp viết sử của gử gia việt nam qua bộ quốc sử thời lê đại việt sử ký toàn thư (Trang 98 - 107)

7. Cấu trúc của Luận án

3.4. Thể tài Cƣơng mục: Đại thƣ 大書 và Phân chú 分注

Sau khi Chu Hy soạn lại Tư trị thông giámTư trị thông giám cương mục, xuất hiện một thể tài mới gọi là thể Cương mục, có ảnh hƣởng lớn trong quá trình phát triển sử học đời sau ở trong nƣớc và khu vực Đông Á. Trong quá trình biên soạn ĐVSKTT, có một nguyên tắc rất quan trọng là Đại thưPhân chú thuộc thể tài Cương mục. Đại thư là để ghi điều chủ yếu, phân chú là để nói cho rõ .大書以

提要,分注以備言.[78]

Ngô Sĩ Liên chƣa có quan điểm gì về Đại thưPhân chú trong hai bài tựa và biểu, nhƣng đã trình bày quan điểm của mình khá rõ trong Soạn tu ĐVSKTT phàm lệ: Kỷ nhà

① 自玄宗穆皇帝景治之初年,至嘉宗美皇帝德元之二年,凡十有三載事實,亦命曰本紀續編。[100, tr.61]

② 書成上進御覽,遂命工刊刻,頒佈天下,使從前千百年未集之事蹟遹底于成。天下之人目是編者豁

然如覩青天,坦然如循大路,善者如所激昂,惡者知所懲艾,推而為修齊治平之極功,綏來動和之大

Triệu tương đương với đời vua Cao Tổ, Huệ Đế, Văn Đế, Cảnh Đế nhà Hán của Bắc triều, lấy tháng Hợi làm tháng đầu năm, khảo với Cương mục của Chu Tử thì không phải là sai lầm. [37, tr.103]①

Phạm Công Trứ cũng thể hiện rõ tƣ tƣởng của mình về thể Cương mục

Phàm lệ của Ngô Sĩ Liên trong Đại Việt sử ký tục biên: Phàm phần tục biên thì dưới chỗ chép năm, nếu là niên hiệu không phải chính thống, cùng là niên hiệu của Bắc triều, thì đều chia ra chua làm hai dòng. Còn như những điều viết trong phàm lệ thì nhất thiết theo đúng cách thức của sách sử trước. Đó đều là để tôn chính thống mà truất tiếm nghị, nêu lên giường mối lớn mà tỏ rõ gương răn. Hoặc có chỗ nào chữ nghĩa chưa tinh, phép câu chưa đúng, mong các bậc học rộng biết nhiều sửa chữa lại cho, để mọi người biết rằng bộ sử này làm ra , nói về chính trị thì cũng như sách cổ sử Thượng thư, mà ngụ ý khen chê thì cũng như sách Xuân Thu sử nước Lỗ; ngõ hầu bổ sung cho trị đạo, giúp ích cho phong hoá, đó cũng là giúp cho sự khảo chính một phần nào vậy. [37, tr.98]②

Đoạn văn trên chứng minh rằng, ĐVSKTT phàm lệ do Ngô Sĩ Liên tự soạn, Phạm Công Trứ viết tiếp theo thể tài Cƣơng mục của Chu Tử Ngô Sĩ Liên. Phạm công xác định: Còn như những điều viết trong phàm lệ thì nhất thiết theo đúng cách thức của sách sử trước與夫凡例所書一遵前史書式. Sau đó, Phạm Công Trứ cũng thể hiện rõ quan điểm và mục đích của mình đối với Cƣơng mục: ―Đó đều là để tôn chính thống mà truất tiếm nghị皆所以尊正統而黜僭偽,舉大綱而昭監戒耳‖.

Ngô Sĩ Liên cũng cho biết về quan điểm của mình trong việc biên soạn Phàm lệ của ĐVSKTT, một cách tiếp cận mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đƣợc thể hiện ở một số vấn đề nhƣ sau: [37, tr.103-105], [100, tr.67-69]

Tôn chính thống và minh quốc thống:

Việc suy tôn chính thống và làm sáng rõ quốc thống thể hiện qua các sự kiện sau:

Mỗi năm dưới tên can chi, chỉ chú thích các đời nối chính thống, ngoài ra đối với các

① 趙紀當北朝漢高、惠、文、景之世,以建亥爲嵗首者,庶考之朱子綱目不爲謬矣。[100, tr.67]

② 凡所續編,其繫年之下,非正統者及北朝年號,皆兩行分註,與夫凡例所書一遵前史書式,皆所以

尊正統而黜僭偽,舉大綱而昭監戒耳。間或字義之未精,句法之未當,幸賴博洽諸君子補正之,使人

nước khác thì không chép những nước không có giao tiếp với ta. Như nước Ngô, Nguỵ, Nam Hán có giao tiếp với ta thì chép về vua của họ. 每年甲子之下分註,止書曆代繼

正統者。其餘列國不書,無接我也,如吳、魏、南漢事有接我,則書某主.

Đoạn văn trên chủ yếu nói về lịch sử Thƣợng cổ và Bắc thuộc. Bấy giờ Trung Quốc có nhiều thời đại và giữa các nƣớc thƣờng xảy ra chiến tranh, do đó chỉ ghi chép vƣơng triều chính thống nhƣ Thục Hán trong thời Tam Quốc, nhà Lƣơng trong thời Ngũ Đại, nhà Ngô của Tôn Quyền. Nhà Nam Hán có liên hệ và giao tiếp, thì chỉ chép sau năm can chi, ghi niên hiệu của nhà chính thống. Trong chính văn gọi Tôn Quyền là chúa Ngô, chúa Nam Hán, không gọi đƣợc là Đế.

Thời Triệu Việt Vương, Lý Thiên Bảo tuy xưng vương dựng nước, nhưng công tích nhỏ mọn, mà quốc thống đã thuộc về Triệu Vương rồi, cho nên chép phụ vào kỷ nhà Triệu. 趙越王時,李天寳雖稱王立國,然其迹微,國統已属趙王,故附錄于趙紀.

Điều đó cho thấy, quan điểm của Ngô Sĩ Liên là tôn sùng chính thống. Tuy Lý Thiên Bảo đã xƣng Vƣơng dựng nƣớc, nhƣng Triệu Vƣơng tên là Quang Phục có Quốc thống, thì phụ lục ghi Lý Thiên Bảo sau Triệu Vƣơng.

Các đời vua Bắc triều đều chép là Đế, là do cùng với ta đều làm đế một phương北朝歷代主皆書帝,與我各帝一方也.

Làm đế một phương各帝一方là khái niệm nguyên tắc chính trị và lịch sử quan trọng của Ngô Sĩ Liên, cùng gọi các vua Bắc triều và vua Việt là Đế, sau năm Can chi vẫn ghi chép niên hiệu chính thống của vua Bắc triều và vua Việt.

Mười hai sứ quân, nhân lúc không có chủ, mỗi người đều chiếm đất để tự giữ, không ai thống nhiếp được nhau, nhưng ghi Ngô Xương Xí là chính thống, nên chép ở sau họ Ngô.十二使君乘時無主,各㨿地自守,莫䏻相統,然吳昌熾以正統書

,吳氏之後也.

Ngô Sĩ Liên đã nhận nhà Ngô là chính thống của đất Việt, do đó chép Ngô Xƣơng Xí là chính thống trong thời Mƣời hai sứ quân, gọi thiên này là Ngô Sứ Quân.

Giản Định lên ngôi, đặt niên hiệu vào tháng 10 năm Đinh Hợi [1407], cũng tính là một năm, là để tôn chính thống, truất kẻ tiếm nguỵ, cũng giống như việc

chép năm Thiệu Khánh thứ 1 [1370]. 簡定即位建元在丁亥年十月,而稱一年者

,尊正統黜僣僞,與紹慶元年同.

Năm 1407, sau khi Hồ Hán Thƣơng bị quân Minh bắt, tháng 10 vua Giản Định lên ngôi đặt niên hiệu Hƣng Khánh. Tuy niên hiệu này chỉ có 3 tháng, nhƣng Ngô Sĩ Liên vẫn gọi năm này là Hƣng Khánh nguyên niên. Trong sách sử và ghi chép sau năm can chi, để tôn chính thống và phê phán tiếm ngụy, nhƣ ghi chép năm Thiệu Khánh nguyên niên, năm này vẫn là năm thứ 2 niên hiệu Đại Định của Dƣơng Nhật Lễ.

Cuối thời Trần, sau khi sát hại họ Hồ, người Minh xâm chiếm tất cả 20 năm, nhưng chỉ để 4 năm thuộc Minh, là vì từ năm Quý Tỵ [1413] về trước, Giản Định và Trùng Quang vẫn là dòng nhà Trần, từ năm Mậu Tuất [1418] về sau thì Thái Tổ Cao Hoàng Đế triều ta đã dấy nghĩa binh rồi, cho nên không cho là thuộc nhà Minh, là để chính quốc thống vậy. 陳末二胡之後,明人併㨿凡二十年,止以四年属明 者,盖癸巳以前,簡定重光猶係陳緒,戊戌以後我朝太祖高皇帝已起義兵,

故不以属明書正國統也.

Quốc thống là vấn đề quan trọng đối với các quốc gia phát triển và sách sử biên soạn. Cuối thời Trần, Hồ Quý Li cƣớp quyền, ngƣời Minh nắm cha con họ Hồ và thiết chặt quyền lực. Nhƣng dòng họ nhà Trần xƣng vƣơng, chống quân Minh nhiều năm và thất bại vào năm 1413. Sau đó quốc thống thuộc Minh. Từ năm 1418 Lê Thái Tổ khởi nghĩa Lam Sơn, chống quân Minh 10 năm, lập ra nhà Lê vào năm 1428. Do vậy, từ năm 1418 quốc thống thuộc Lê Thái Tổ.

Phê phán việc cƣớp quyền tiếm nghịch:

Việc phê phán cƣớp quyền tiếm nghịch đƣợc thể hiện rõ nhƣ sau:

Dương Tam Kha và họ Hồ trước, họ hậu Hồ, đều theo như lệ Vương Mãng cướp ngôi [nhà Hán], chỉ chép tên, là để chỉ kẻ tiếm nghịch. 楊三哥、前後胡皆以王莽篡例書

名者,沮僣竊也.

Hồ Qúy Ly cƣớp quyền nhà Trần, hành vi của họ giống với Vƣơng Mãng cƣớp quyền nhà Hán, thì không đƣợc xƣng tôn hiệu mà chỉ gọi tên trực tiếp.

Lê Trung Tông lên ngôi được 3 ngày thị bị giết, tuy chưa được một năm, nhưng các vương tranh nhau làm vua tất cả đến 8 tháng, thực đó là năm Trung Tông nối ngôi họ, nên chép Trung Tông là vua, để nêu tội của Ngoạ triều cướp ngôi giết anh, mà kể là Trung Tông nối ngôi được một năm. 黎中宗即位三日而遇害,雖 未逾年,然諸王争立凣八月,實中宗嗣位之年。故書之爲君,以正臥朝篡弑之罪,

而以嗣位一年數焉.

Năm 1005, sau khi Lê Đại Hành mất, Trung Tông lên ngôi, nhƣng chỉ có ba ngày thì bị Lê Long Đĩnh mƣu sát, sau đó Lê Long Đĩnh tranh ngôi với các vƣơng tử khác và ở ngôi đƣợc 8 tháng. Ngô Sĩ Liên vẫn ghi Trung Tông hoàng đế một năm để phê phán hành vi cƣớp nghịch của Lê Long Đĩnh.

Tôn vƣơng đất Việt nhƣ chƣ hầu:

Việc tôn vƣơng ở nƣớc Việt nhƣ chƣ hầu đƣợc thể hiện rõ nhƣ sau:

Phàm người nước Việt ta căm giận người Bắc triều xâm lược tàn bạo, nhân lòng người căm ghét, đánh giết quận thú để tự lập, thì đều chép là khởi binh, xưng quốc hiệu. Không may mà bại vong thì cũng chép là khởi binh, để tỏ lòng khen ngợi.

凡我越人憤北人侵暴,因人心甚惡,攻殺郡守以自立,皆書起兵稱國。不幸而敗亡

者亦書起兵以予之.

Nội dung của đoạn văn trên có ý tôn sùng chính thống ngƣời Việt, nên gọi hai bà Trƣng là Trƣng Nữ Vƣơng, gọi Lý Bí là Lý Nam Đế, tôn sùng theo lệ chƣ hầu.

Thời Sĩ Vương tuy có chức thái thú, nhưng vương là chư hầu coi một nước, người trong nước ai cũng gọi là vương, chức thái thú chỉ là đặt hão, mà sự quý trọng của vương uy phục các Man không kém gì Triệu Vũ [Đế], đời sau truy phong tước vương, cho nên nêu ra ngang với các vương. 士王之時,雖有守任,然王以諸 侯當國,國人皆呼爲王,守任徒爲虚設,而王之貴重,威服百蠻,不下趙武,後代

追封王爵,故表而出之,與諸王同.

Tam quốc chí và sách sử khác cùng thời cho biết Sĩ Nhiếp chỉ làm Thái thú mà chƣa xƣng Vƣơng. Ngô Sĩ Liên ghi ―quốc nhân đều gọi là Sĩ Vƣơng‖, nhƣ vậy chúng

ta không biết nguồn gốc cách gọi này từ đâu. Ngô Sĩ Liên ghi nhƣ vậy để thể hiện việc biểu dƣơng công đức cai trị đất Việt của Sĩ Vƣơng, là chƣ hầu chỉ chiếm cứ một phƣơng mà thôi.

Tiền, hậu Lý Nam Đế chỉ là xưng hiệu lúc bấy giờ, không phải thực có lên ngôi hoàng đế, cho nên còn sống thì chép là đế, chết thì chép chữ hoăng là theo lệ chư hầu. 前後李南帝乃當時稱號非真即皇帝位,故生則書帝,沒則書薨從諸侯例。

Lý Bí và các tƣớng xƣng Đế, xƣng Vƣơng, nhƣng chỉ là tôn hiệu mà không phải là ngôi vị Đế, Vƣơng thực, do đó gọi Đế lúc sống còn khi mất thì theo lễ chƣ hầu.

Bố Cái Vương hào phú dũng lực, cũng là anh hùng một thời. Nhưng nhân khi loạn lạc, dùng kế của Đỗ Anh Hàn vây phủ Đô hộ, thái thú ốm chết, bèn vào ở phủ trị, chưa chính vị hiệu, rồi chết, con mới truy tôn tước vương, cho nên chép nhỏ. 布 蓋王豪富勇力,亦一時之䧺,然乘亂用杜英翰計,圍都護府,守任官病死,乃入居 府治,未正位號,尋沒,其子始尊以王爵,故微之也。

Quan điểm của Ngô Sĩ Liên là tôn chính chống, cũng nhƣ tôn sùng các Vƣơng đã xƣng Đế xƣng hiệu, trong đó rạch ròi đƣợc vị vua nào chƣa có chính thống thì tôn là Vƣơng và theo lễ chƣ hầu. Nhƣ vậy, Bố Cái Vƣơng chƣa chính vị hiệu, nên theo lễ chƣ hầu mà gọi Vƣơng mà thôi.

Phƣơng thức phân chú:

Phƣơng thức phân chú, tức là chia ra chú giải cho rõ ràng hơn, nhƣ đƣợc giải thích ở đoạn văn sau: Phàm chép một việc nào mà có quan hệ với việc trước việc sau, thì việc ấy viết to; còn việc trước, việc sau thì chia ra hai dòng mà chú thích, để có thể đều thấy cả không sót.凡紀本事而涉前後事,本事大書,前後事分註,庶 得互見無遺.

Đây là phƣơng pháp biên soạn sử để nội dung phong phú và hoàn chỉnh hơn. Ví dụ năm 1261, Mùa hạ, tháng 6, nhà Nguyễn sai Lễ bộ lang Trung Mạnh Giáp, Viên ngoại lang Lý Văn Tuấn, đưa thư sang dụ. 夏六月,元遣禮步郎中孟甲、員外 郎李文俊齎書來諭. Đây là chính văn và đại thƣ. Sử gia chép đến đây thì phân chú

mũ áo, lễ nhạc, phong tục đều căn cứ theo lệ cũ của nước mình, không phải thay đổi. Huống chi, nước Cao Ly mới rồi sai sứ sang xem, đã xuống chiếu cho hết thảy đều theo lệ ấy. Ngoài ra đã răn bảo biên tướng ở Vân Nam không được tự tiện đem quân lấn cướp nơi cương giới, quấy nhiễu nhân dân. Quan liêu sĩ thứ nước ngươi hãy yên ổn làm ăn như cũ. [38, tr.32]①

Hiện tƣợng phân chú hai dòng tƣơng tự nhƣ vậy, đƣợc chép trong ĐVSKTT

NCQB, nhƣng Phạm Công Trứ vẫn tiếp tục phân chú sau phần nội dung của Ngô Sĩ Liên, ví dụ nhƣ: Sách này làm ra, gốc ở hai bộ Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu và của Phan Phu Tiên, tham khảo thêm Bắc sử, dã sử, các bản truyện chí và những việc nghe thấy truyền lại, rồi khảo đính, biên tập mà thành. Chép bắt đầu từ Ngô Vương, vì vương là người nước Việt ta đương lúc Nam Bắc phân tranh, đã dẹp loạn, dựng nước, để nối đại thống của Hùng Vương và Triệu Vũ [đế]. 是書之作,本黎文 休、潘孚先大越史記二書,參以北史、野史、傳志諸本,及所傳授見聞,考校編輯 爲之。其記始於吳王者,王我越人,當南北分争之時,䏻撥亂興邦以繼䧺王趙武之 統故也.

Phạm Công Trứ thay đổi bản kỷ bắt đầu từ Ngô Quyền đến Đinh Tiên Hoàng, đó tiếp đƣợc phân chú thành hai dòng nhƣ sau:

Nay theo Bản kỷ toàn thư của Vũ Quỳnh, bắt đầu từ Đinh Tiên Hoàng, là để nêu rõ đại nhất thống.今依武瓊所述著,本紀全書始自丁先皇,以明其大一統也.

Điều đó cho phép ta xác định đƣợc hiện tƣợng phân chú này và ai là ngƣời làm phân chú hai dòng trong sách sử. Chúng ta xem xét các trƣờng hợp sau:

Lê Đại Hành tuy là nối chính thống, nhưng Vệ Vương Toàn vẫn còn, cho nên chỗ chép niên hiệu chia đôi mà chua, cũng như Tống Thái Tổ đối với Trịnh Vương nhà [Hậu] Chu黎大行雖承正統然衛王璿猶在,紀元分註如宋太祖之於周鄭王也.

Năm 980, Lê Hoàn đã xƣng đế và đặt niên hiệu Thiên Phúc. Nhƣng Đinh Toàn vẫn còn, nên gọi năm này là năm thứ 11 niên hiệu Thái Bình, nhƣ Chu Thế Tông

① 其略曰:安南官僚士庶,凡衣冠禮樂風俗百事,一依本國舊例,不須更改,況髙麗國比遣使來請,已下詔悉

mất và Tống Thái Tổ xƣng hiệu, Chu Trịnh Vƣơng vẫn còn thì ghi niên nhƣ nhà Chu cũ mà thôi.

Còn có ba vấn đề liên quan đến việc giải thích về phân chú hai dòng, đó là:

Về tên người tên đất, xét có căn cứ thì cước chú ở dưới, nếu không thì thôi.

名地名,有考㨿分註其下,無則闕之.

Phàm chép ngày, sử cũ có hoặc không ghi ngày can chi, đều căn cứ theo thứ tự ngày mà chép. 凡書日,舊史甲子有闕, 依日次書之.

Phàm đính chính chỗ sai tất có cước chú lý do, ngõ hầu khỏi bị lầm theo sử cũ; gián hoặc còn có chỗ sai lầm, vị nào biết xin sửa cho.凡正誤,必分註所由,庶無惑

於舊史,間猶謬誤,知者幸正之.

Quy tắc soạn sử:

Ngô Sĩ Liên theo tƣ tƣởng của Chu Hy xác định quy tắc soạn sử về Việt sử và trình bày ở Phạm lệ nhƣ sau: Vệ Vương và Linh Đức Vương , trước đã lên ngôi hoàng đế, sau bị giáng xuống tước vương, theo phép viết sử, chép là Phế Đế.衛王靈

德,前已即帝位,後降王爵從史法書曰廢帝.

Vệ Vƣơng Đinh Toàn là con thứ của Đinh Tiên Hoàng, sau khi Lê Hoàn lên ngôi dựng nên nhà Lê đã thì bỏ Đinh Toàn lấy làm Vệ Vƣơng. Đinh Toàn mất, Ngô Sĩ Liên gọi Đinh Toàn là Phế Đế, Linh Đức vƣơng của nhà Trần cũng vậy.

Ngô Sĩ Liên đã thể hiện phƣơng pháp soạn sử hết sức rõ ràng, tức là trọng phàm lệ. Phạm Công Trứ đã thể hiện theo tƣ tƣởng Chu Tử, do đó trong Cương mục

chƣa có Phàm lệ, Lê Hy thay đổi bố cục sách sử và soạn Phàm lệ tục biên, nói về Đại thƣ và phân chú nhƣ sau: [37, tr.106] [100, tr.69]

Cung Hoàng bị quyền thần Mạc Đăng Dung cướp ngôi giết chết, từ năm Đinh Hợi [1527] đến năm Nhâm Thìn [1532], cộng 6 năm không có vị hiệu, thì theo thứ tự năm mà chép. Còn Mạc tiếm ngôi thì chia làm hai dòng mà chua ở dưới thứ tự năm, thế là để tôn chính thống mà chặn tiếm nghịch. 恭皇爲權臣莫登庸篡弑,自丁

亥至壬辰凡六年,無有位號,則以次年紀之.其莫僣則两行分註於次年之下,以尊正

Trang Tông khởi nghĩa từ năm Quý Tỵ [1533], lên ngôi ở hành tại sách Vạn Lại, tuy chưa thống nhất được cả nước cũng chép là chính thống, để tỏ là dòng vua nối đại thống.莊宗自癸巳年起義,即位于行在萬賴册,雖未混一中原,亦以正統書之,

明其爲帝胄承大統也.

Trung Tông, Anh Tông khởi nghĩa binh, lên ngôi đều chép là nối tiếp chính thống để tỏ quốc thống truyền nhau. 中宗英宗起義即位並以繼統書之,明國緒相傳也.

Kế thừa tƣ tƣởng đó, quan điểm của Lê Hy cũng là tôn chính thống và phê phán tiếm nghịch trong lịch sử nhà Lê Trung hƣng, cùng tƣ tƣởng và phƣơng pháp với Ngô Sĩ Liên. Đại Thƣ và phân chú là phƣơng pháp soạn sử của Chu Hy ảnh hƣởng đến Việt Nam và đƣợc sử gia ngƣời Việt vận dụng vào sách sử ĐVSKTT.

Tiểu kết chƣơng 3

Khi sử học Việt Nam bắt đầu phát triển từ thời Trần, Lê Văn Hƣu soạn Đại Việt sử ký là thể biên niên và sáng tạo phƣơng pháp soạn sử của mình, soạn Kỷ và theo tƣ tƣởng của Khổng Tử bình luận Việt sử. Ngô Sĩ Liên dựa trên hai bộ sách sử

Đại Việt sử ký của Lê Văn Hƣu và Phan Phu Tiên soạn thành ĐVSKTT 15 quyển vào năm 1479, theo tƣ tƣởng soạn sử của Tƣ Mã Quang và Lƣu Thứ sáng tạo Kỷ, Bản kỷ, Ngoại kỷ, Bản kỷ thực lục, Bản kỷ tục biên, và theo tƣ tƣởng soạn sử của Chu Hy và công trình Tư trị thông giám cương mục soạn thành Phàm Lệ và bố cục sách. Ông đã bình luận Việt sử bằng tƣ tƣởng của Chu Hy, khác với Lê Văn Hƣu. Phạm Công Trứ và Lê Hy kế thừa phƣơng pháp biên soạn và tƣ tƣởng của Ngô Sĩ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp viết sử của gử gia việt nam qua bộ quốc sử thời lê đại việt sử ký toàn thư (Trang 98 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)