7. Cấu trúc của Luận án
3.3. Thể tài Bản kỷ thực lục và bản kỷ tục biên của Phạm Công Trứ và Lê Hy
Phạm Công Trứ ghi chép: Từ quốc triều Thái Tông đến Cung Hoàng, vì sách sử trước đã có ghi chép, nên đặt tên là Bản kỷ thực lục 其自國朝太宗至恭皇,則因前 書所載,題曰本紀實錄 [100, tr.60]. Bản kỷ ba triều trƣớc đã đƣợc Ngô Sĩ Liên
soạn thành ĐVSKTT bản kỷ thực lục quyển 11, Phạm Công Trứ soạn tiếp từ Lê Thánh Tông đến Lê Cung Hoàng ghi chép lại cả 4 quyển, vẫn gọi Bản kỷ thực lục. Tức là Phạm Công Trứ kế thừa thể tài Bản kỷ thực lục của Ngô Sĩ Liên.
Ngoài ra, ông còn kế thừa phƣơng pháp và tƣ tƣởng viết sử đời trƣớc, Phạm Công Trứ còn sáng tạo ra một thể tài mới đó là Bản kỷ Tục biên: Lại tham khảo
① 但於彜倫日用之常, 與其致知格物之學,嘗於燕暇少僃覽觀, 傳信傳疑, 期汗青之無愧,繁辭繁事, 庶
sách Dã sử của Đăng Bính, và lược lấy trong những di biên mà người đương thời dâng hiến để chép từ quốc triều Trang Tông Dụ Hoàng Đế đến Thần Tông Uyên Hoàng Đế, thêm vào quốc sử, gọi là Đại Việt sử ký bản kỷ tục biên. [37, tr. 97]①
Cả Bản kỷ thực lục có 5 quyển, Ngô Sĩ Liên làm một quyển, Phạm Công Trứ làm 4 quyển, ông còn làm tiếp Bản kỷ tục biên 3 quyển. Phạm Công Trứ làm thành 7 quyển và ghi bộ sử thuộc nhà Lê, có 3 quyển về sử sau đời Trang Tông, nhƣng gọi tên khác là Tục biên thể hiện một tƣ tƣởng sâu sắc.
Thể tài Tục biên có liên quan nhiều với Tư trị thông giám. Sau khi soạn xong, vì
Tư trị thông giám là công trình lớn nhất theo tƣ tƣởng chính thống nên Chu Hy soạn tiếp một bộ sử khác đó là Tư trị thông giám cương mục 資治通鑑綱目, để hƣớng dẫn các sử gia nghiên cứu sách này. Tƣ tƣởng viết sử của Tư trị thông giám cương mục có tầm ảnh hƣởng lớn, đƣợc nhiều sử gia tham khảo. Trần Kinh 陳桱sống cuối thời Nguyên đã soạn bộ sử Thông giám tục biên, Chu Bác Kỳ 周伯琦viết lời tựa rằng: Cận thế miền đông khu Chiết Giang có đại nho gọi Kim Nhân Sơn thị tên là Lý Tường, từ Chu Uy Liệt Vương mà tính niên đại, bắt đầu từ Đào Đường, gọi tên là Tiền Biên. Sử gia Trần Kinh người Tứ Minh, kế thừa chí hướng của cha ông tên là Bí làm Hiệu quan đời Nguyên đã soạn sử Lịch đại kỷ thống. Sách này biên soạn sách cũ và làm sử từ Bàn Cổ đến Cao Tân, khảo sát sử và kỷ niên làm quyển thứ nhất, vượt qua sách sử của Kim Lý Tường. Trần Kinh soạn tiếp quyển thứ hai về Khiết Đan dựng nước và Ngũ Đại, làm tiếp 22 quyển về sử nhà Tống có 320 năm. Nhà Tống tuy đã có niên hiệu, nhưng vẫn biên niên theo Can Chi, đến năm Thái Bình Hưng Quốc thứ 4 thống nhất trung nguyên bắt đầu lấy niên hiệu làm chính thống, đến khi nhà Tống diệt vong, thì chép phụ vào sử nước Liêu và Kim, làm theo cách viết sử Tư trị thông giám. Nói chung thì có cả, nhưng Chính thống không có, thế lực có mạnh và yếu nhưng danh phận đại nghĩa không có. Cả bộ sách có 24 quyển, gọi tên là Thông giám tục biên, có chí hướng kế thừa nhà Tống và làm cho đời sau. 近世浙東大儒金仁山(履祥) 氏, 由周威烈王而溯其年代, 始于陶唐,
① 又參究登柄野史,及略取當時所獻各遺編,述自國朝莊宗裕皇帝至神宗淵皇帝,增入囯史,命曰大
名日前編。四明陳君桱子经, 甫世其史學, 尊承先志(其父泌為元校官)嘗續《歷代 紀統》, 世傳著史之業, 纂輯前聞, 凡方冊所載, 若盤古至高辛, 考其紀年事為第 一卷, 以冠金氏之所述。又披拾契丹遼氏建國之始, 並於五代為第二卷, 迄宋有國 三百二十年為二十二卷。其建號也, 系於甲字, 逮于太平興國四年混一中原, 始大 書其年代為正統, 至國亡而遼金之事附見之, 一以《通鑑綱目》為法。蓋地有偏 全, 而統無偏全, 勢有強衰,而分無強弱, 總之為卷二十有四, 名之日: 《通鑑續 編》, 實有繼宋宗之志, 為萬世之計.[59]
Tạ Quốc Trinh謝國楨 giải thích: Sách sử Thông giám tục biên làm theo Tư
trị thông giám cương mục, có tông chỉ, vì Ngũ Đại đại hỗn loạn, quý tộc Mông Cổ dựng nhà Nguyên chà đạp Trung Nguyên, tác giả thấy thời đại khó khăn gian khổ, thì soạn thành sách này, có tư tưởng ái quốc rất mạnh. 蓋其書雖續朱熹《通鑑綱
目》之作, 抱有正旨, 然因統之五代擾攘之際, 蒙古貴族建立元朝, 蹂躪中上之
時, 著者目睹時艱, 編為是書, 實負有愛國之思想. [59]
Thể tài Tục biên bắt đầu từ sách của Trần Kinh và chủ trƣơng Chính thống. Phạm Công Trứ soạn sử và gọi là Tục biên, có ý làm rõ Quốc thống. Năm 1527 Mạc Đăng Dung giết Lê Cung Hoàng và dựng nên nhà Mạc. Năm 1533 Lê Trang Tông mở đầu công cuộc trung hƣng nhà Lê, đƣợc gọi là Lê Trung hƣng. Năm 1593, Lê Trung Hƣng diệt nhà Mạc và trở lại Thăng Long. Bấy giờ Trang Tông khởi nghĩa, nhà Mạc rất mạnh và không đánh đƣợc, nhƣng nhà Mạc là phản thần, không xứng đáng đƣợc kế thừa Quốc thống, Chính thống. Đạo nghĩa lúc này thuộc về nhà Lê, nên Tục biên phàm lệ續編凡例ghi rõ rằng: Trang Tông khởi nghĩa từ năm Quý Tỵ [1533], lên ngôi ở hành tại sách Vạn Lại, tuy chưa thống nhất được cả nước cũng chép là chính thống, để tỏ là dòng vua nối đại thống. [37, tr.106]①
Trung Tông, Anh Tông khởi nghĩa, lên ngôi đều chép là nối tiếp chính thống để tỏ quốc thống truyền nhau. [37, tr.106]②
① 莊宗於癸巳年起義,即位于行在萬賴冊。雖未混一中原,亦以正統書之,明其為帝胄,承大統也。[100,
tr.69]
Trong Tục biên phàm lệ, tiêu đề nói về thiên chƣơng và bố cục do Lê Hy làm,
Phàm lệ do Phạm Công Trứ làm, nói lên tính Chính thống thuộc nhà Lê.
Sau khi nhà Lê Trung hƣng giành lại chính quyền, Vua Lê và Chúa Trịnh chiếm miền bắc và Chúa Nguyễn cát cứ miền nam. Nhà Lê là chính thống, nhƣng Chúa Trịnh và Chúa Nguyễn chống nhau, từ năm 1627 đến năm 1672 hai bên đại chiến 12 lần. Phạm Công Trứ là đại thần thân cận của Chúa Trịnh, làm sách sử chứng minh tính chính thống của nhà Lê, tức là tôn sùng Chúa Trịnh, không phải chính thống theo phái mạnh hoặc yếu. Phạm Công Trứ viết rõ rằng mình làm sử này là làm theo Chu Hy: Phàm phần tục biên thì dưới chỗ chép năm, nếu là niên hiệu không phải chính thống, cùng là niên hiệu của Bắc triều, thì đều chú thành hai hàng. Còn như những điều viết trong phàm lệ thì nhất thiết theo đúng cách thức của sách sử trước. Đó đều là để tôn chính thống mà truất tiếm nghị, nêu lên giường mối lớn mà tỏ rõ gương răn. Hoặc có chỗ nào chữ nghĩa chưa tinh, phép câu chưa đúng, mong các bậc học rộng biết nhiều sửa chữa lại cho, để mọi người biết rằng bộ sử này làm ra, nói về chính trị thì cũng như sách cổ sử Thượng thư, mà ngụ ý khen chê thì cũng như sách Xuân Thu sử nước Lỗ; ngõ hầu bổ sung cho trị đạo, giúp ích cho phong hóa, đó cũng là giúp cho sự khảo chính một phần nào vậy. [37, tr.98]①
Phạm Công Trứ kỳ vọng rất nhiều bộ sách này và nói rõ rằng làm theo quan điểm Chính thống của Chu Hy, nối tiếp tƣ tƣởng của Thượng Thư và Xuân Thu. Phạm Công Trứ hợp thành Bản Kỷ và Tục Biên, gọi là Bản kỷ tục biên.
Vấn đề này Ngô Sĩ Liên cũng ghi rõ trong Đại Việt sử ký ngoại kỷ toàn thư:
Vua Nhân Tông bản triều lại sai quan tu sử Phan Phu Tiên chép nối từ Trần Thái Tông trở xuống đến khi người Minh về nước [1427], đều gọi là sách Đại Việt sử ký.
[37, tr.99]②
Ngô Sĩ Liên viết rõ rằng sách sử biên soạn của Phan Phu Tiên tên là Đại Việt sử ký. Lịch sử nhà Trần là chính thống nên việc tục biên không cần chủ trƣơng chính
① 凡所續編,其繫年之下,非正統者及北朝年號,皆兩行分註,與夫凡例所書一遵前史書式,皆所以 尊正統而黜僭偽,舉大綱而昭監戒耳。間或字義之未精,句法之未當,幸賴博洽諸君子補正之,使人 知是史之作,其言政治亦古史之尚書,其寓褒貶亦魯史之春秋,庶有補於治道,有裨於風教。是亦考 正之一助云。[100, tr.60] ② 本朝仁宗又命修史潘孚先,續編自陳太宗以下至明人還國,皆以大越史記名。[100, tr.55]
thống lại nhƣ Trần Kinh và Phạm Công Trứ. Chúng tôi nhận định rằng Phan Phu Tiên làm công việc tục biên và chƣa vận dụng thể tài biên soạn là Tục biên. Phạm Công Trứ chính là ngƣời đầu tiên sử dụng thể tài biên soạn Tục biên.
Sau Phạm Công Trứ, Lê Hy là đại thần rất thân cận của Chúa Nguyễn:
Loại biên từ Huyền Tông Mục Hoàng Đế niên hiệu Cảnh Trị năm đầu [1663] đến Gia Tông Mỹ Hoàng Đế năm Đức Nguyên thứ 2 [1675] tất cả sự thực trong 13 năm, cũng gọi là bản kỷ tục biên. [37, tr.94]①
Lê Hy soạn thành sách sử một quyển và hợp với sách sử ĐVSKTT 23 quyển của Phạm Công Trứ: Sách làm xong, dâng lên ngự lãm, bèn sai thợ khắc in, ban bố trong thiên hạ, khiến cho những sự tích trước đây trăm ngàn năm chưa tập hợp lại, nay được hoàn thành. Người trong thiên hạ ai trông thấy sách này đều được tỏ rạng như thấy trời xanh, yên tâm như đi đường cái. Người thiện biết là được khuyến khích, kẻ ác cũng biết là bị răn ngừa. Suy ra mà làm thì công dụng rất mực đối với tu tề trị bình, hiệu quả to lớn trong việc vỗ yên kẻ xa, hành động dàn hòa, đều khởi mối ở đấy cả. [37, tr. 94]②
Bộ sách này chính là ĐVSKTT bản Chính Hòa. Lê Hy kế thừa thể tài của các sử gia đi trƣớc mà chƣa có gì sáng tạo.