Bản Quốc tử giám khắc bản bổ sung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp viết sử của gử gia việt nam qua bộ quốc sử thời lê đại việt sử ký toàn thư (Trang 61)

Ảnh 1.12VHv.2336, quyển 15, khuyết bản. Ảnh 1.13: Bản Quốc tử giám bổ sung khắc lại

Nhƣ vậy, bản VHv.2330-2336 có nhiều giá trị, bởi rất gần với bản Démiville.

2.2.3. Vấn đề bản khắc in NCQB

2.2.3.1. Thông tin từ văn bản Đặng gia phả hệ tục biên鄧家譜系續編

Năm 1654, Đặng Thế Khoa (鄧世科, 1593-1656) biên soạn gia phả của họ

Đặng. Tới năm 1763, Đặng Đình Quỳnh 鄧廷瓊soạn lại gia phả trên cơ sở văn bản

trƣớc đó thành bản Đặng gia phả hệ tục biên鄧家譜系續編, hiện lƣu trữ tại Viện

nhân vật thời Lê Trung hƣng là Đặng Huấn (鄧訓,?-1583),những ghi chép về ông này đƣợc trích từ NCQB cùng với bình luận của ngƣời biên soạn gia phả về những sử liệu đó. Đặng Đình Quỳnh ghi chép về sự kiện Đặng Huấn đầu hàng nhà Mạc trong năm Chính Trị thứ 5(正治五年,1562)nhƣ sau:

Ngày xưa cha làm gia phả tra cứu sách sử cổ, điều này ghi rõ việc ông (tức Đặng Huấn) đầu hàng nhà Mạc là rất rõ ràng, trải qua hơn bốn mươi năm biên tập (sách) hiện vẫn còn. Đến Lê Hy công mệnh soạn sách sử, lại sửa thành ông theo nhà Mạc, không biết là căn cứ vào đâu. Chữ “hàng” và chữ “quy” là rất khác nhau. 昔年 尊堂作家譜,查舊史編,此條書公降于莫,素所目視,經四十餘年編集尚存,迨

黎熙公奉修國史,改書公又歸于莫,不知何據?曰降曰歸,不亦異乎?[45, tr.969]

Sách này đã sửa chữ Hàng (đầu hàng) thành chữ Quy (trở về) có thể đã theo sách sử trƣớc là năm Cảnh Trị thứ 3 (1665) do Phạm Công Trứ, soạn khi chép sự kiện Đặng Huấn đầu hàng nhà Mạc. NCQB ghi chép:

Tháng 11, Thái sư dẫn binh về Thanh Hoa, sai Nghĩa Quận công Đặng Huấn giữ doanh trại. Đặng Huấn làm phản theo về nhà Mạc.十一月,太師回兵淸華,使

義郡公鄧訓守營。訓反歸於莫。[37, tr.538]

Đặng Đình Quỳnh phê phán Lê Hy đã sửa chữ ―hàng‖ thành chữ ―quy‖, phẫn nộ khi thấy Lê Hy ghi rằng Đặng Huấn quy về nhà Mạc. Và chi tiết này đã đƣợc ông giải thích rõ trong gia phả.

NCQB ghi rằng Đặng Huấn mất ngày 18 tháng 6 niên hiệu Quang Hƣng thứ 6

癸未光興六年(1583)六月十八日, [42, tr.554] còn Đặng gia phả hệ tục biên lại ghi là vào ngày 18 tháng 6 Quang Hƣng thứ 13庚寅光興十三年六月十八.Đặng Đình Quỳnh viết:

Hồi ấy, tôi đã nghe cha biện luận rằng: Sử thần ghi là ngày 18 tháng 6 năm Quý Mùi thì ông mất….thiết nghĩ là sử thần chép sai rồi, ghi chép ở từ đường mới chính xác.嘗聞之尊堂辨曰:史臣記字,癸未六月十八日公卒···竊謂

Chữ ―sử thần‖ đƣợc nói ở đây chắc là tác giả biên soạn ĐVSKTT. Qua khảo sát các văn bản hiện tồn có thể thấy, nội dung mà Đặng Đình Quỳnh phản biện tƣơng tự với bản NCQB. Từ đó có thể nhận định rằng, ĐVSKTT bản NCQB khắc in sớm hơn năm 1763.

2.2.3.2. Thông tin từ bản Quốc tử giám thời Nguyễn

Năm 1802, Thế Tổ Nguyễn Phúc Ánh bắt đầu lịch sử trị vì của triều Nguyễn. Nhân vì sách sử của nhà Lê hầu hết là tôn sùng chúa Trịnh mà ghi chép thiên lệch về nhà Lê, nên tới năm Minh Mệnh thứ 19 (1838) vua ra lệnh cấm lƣu truyền, nhân bản; đồng thời sai huỷ những sách sử đƣợc biên soạn dƣới thời Lê Trung hƣng:

Cấm nhà dân cất giấu sách “Lê sử tục biên”. Dụ rằng : “…thông dụ cho các quan địa phương sức khắp cho các quan lại sĩ thứ trong hạt, nếu có cất giấu riêng sách Lê sử “bản kỷ tục biên”, không cứ bản in hay bản sao, đều phải đưa nộp lên quan, do cấp trên phát đệ về bộ tâu xin tiêu huỷ, đợi sau tìm hỏi việc cũ, xem xét kỹ càng, sai quan chép làm chính sử, khắc in ban hành để tỏ chép thực. Nếu dám giấu riêng thì theo luật “cất giấu sách quái gở” trị tội. [40]①

Đây chỉ là thông dụ cấm lƣu truyền sách Lê sử tục biên, còn đối với các bộ sử khác thì vẫn đƣợc sử dụng. Chẳng hạn, năm Tự Đức thứ 2(1849)các đại thần xin vua cho hiệu đính Đại Việt lịch đại sử ký và in ấn phát hành phục vụ cho khoa cử (

請命官校正大越歷代史記,付梓頒行,鄉會科期,參為策問題目). Vua Tự

Đức phê chuẩn, hạ lệnh biên soạn sử thƣ mới (xem ảnh số 1.14):

Ngày 10 tháng 12 năm Tự Đức thứ 2, chúng thần ở Nội các là Nguyễn Văn Trường, Nguyễn Thúc, Nguyễn Văn Phong, Mai Anh Tuấn kính vâng thượng dụ.

Nay căn cứ vào lời tấu xin của Đô sát viện Bùi Quỹ về việc xin mệnh quan hiệu chỉnh Đại Việt lịch đại sử kí, cho khắc in ban hành, đến kỳ khoa thi Hương, Hội,

cho dự vào đề làm câu hỏi.···Trước kia đã từng lệnh giảng dạy cho các Nho thần biên soạn sử kí triều đại trước của nước Việt ta, quá trình đã chuẩn bị xong và

① 禁民間家藏黎史續編。諭曰:„其通諭諸地方上司,遍飭轄下官吏士庶等,如有家藏黎史本紀續編,

不拘印本抄本,各即送官,由上司發遞到部,奏請銷毀。俟後搜訪故事,詳加考訂,命官纂修正史,

[Trẫm] đã ngự lãm. Nhân vì nghĩ đến sử đời trước vốn đã được ghi chép ở trong sách, do còn có chỗ chưa được chuẩn, nhiều chỗ còn thiếu và nhiều sai lầm, cần phải nỗ lực tra cứu khảo xét để san định cho chuẩn, mới đủ để phát huy tín sử mà để răn dạy đến muôn đời, nay Viện ấy tâu những lời ấy, chính là hợp ý trẫm. Bèn truyền dụ từ Hữu kì đến các nơi phía Bắc, tất cả các bách tính, nếu nhà nào có cất giữ các tập tạp biên dã sử các câu chuyện từ thời Lê Trung hưng về sau. Tuy trong đó còn có chỗ ghi chép xúc phạm hoặc kỵ húy cũng đều không bắt, các bản chuẩn sẽ mang nguyên bản đến quan địa phương nơi sở tại, lập tức thi hành xem xét cân nhắc cấp tiền để khuyến khích, vẫn mang nguyên sách nộp lên, để Bộ kính nạp, chuyển giao cho Sử Quán cất giữ. Từ nay về sau để lệnh cho các quan tu đính, vâng chỉ thi hành, san khắc ban hành. 嗣德貳年拾貳日初壹日,內閣臣阮文長、臣阮 俶、臣阮文豐、臣枚英俊奉上諭,茲據都察院裴櫃等摺請命官校正大越歷代史 記,付梓頒行,鄉會科期,參為策問題目.···前者經命講幄儒臣撰將我越前代 史記,進呈以備乙覽。因念前史原本就中記載,猶有不得直筆,紕繆缺畧尚多, 必須大加稽考刪正,方足以昭信史而示千秋,茲該院以此為言,正合朕意。着 傳諭右畿以北諸地方,凡士庶之家,如有私藏野史雜編,并黎中興以後事跡者, 雖其中所記間或觸犯忌諱亦所不拘,各準將原本送官所在地方,即行酌量厚給 銀錢示勸,仍將原書發遞,由部奉納,轉交史館收貯。茲後另行命官修訂,侯 旨裁定,鋟梓頒行。····

Từ bản châu phê này, chúng ta biết đƣợc nhà Nguyễn đã sửa và in lại ĐVSKTT

cho các sĩ tử tham gia khoa cử, tức là bản Quốc tử giám lƣu trữ và hiện còn.

2.2.3.3. Nguyên bản Quốc tử giám (bản Hội Bảo tồn di sản chữ Nôm Việt Nam, Hoa Kỳ)

Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm Việt Nam (Hoa Kỳ) đã công bố một bản khắc in trên website của hội với lời giới thiệu đây là bản Chính Hoà và theo nguyên bản Démiville đã đƣợc Nxb Khoa học xã hội ảnh ấn năm 1993.[115] Tuy nhiên, đây chính là bản Quốc tử giám. Cụ thể nhƣ bản tâm của các bài tựa đã thêm thông tin mới vào trong bản này nhƣ sau:

Bảng 1.5:

Quyển thủ卷首 Bản tâm bộ trên

版心上部 Bản tâm bộ dƣới 版心中部 Quyển cuối 卷尾 Ghi chú

Đại Việt sử ký tục biên tự 大越史記續編序

Sử ký tục biên tự

Giáp

史記續編序 甲

— —

Đại Việt sử ký tục biên thƣ 大越史記續編書

ĐVSKTT Ất大越史

記全書 乙

— —

ĐVSKTT ngoại kỷ toàn thư tự 大越史記全書外紀全書序 ĐVSKTT Bính大越 史記全書 丙 — — Nghĩ tiến ĐVSKTT biểu擬進 大越史記全書表 ĐVSKTT Đinh大越 史記全書 丁 — — Toản tu ĐVSKTT phàm lệ纂脩 大越史記全書凡例 ĐVSKTT Mậu大越 史記全書 戊 — — Tục biên phàm lệ續編凡例 ĐVSKTT Mậu大越 史記全書 戊 — —

Đại Việt sử ký kỷ niên mục lục 大越史記紀年目錄

ĐVSKTT Kỷ大越

史記全書 己

— —

Việt giám thông khảo tổng

luận 越鑑通考總論

Việt giám thông khảo tổng luận越 鑑通考總論

— —

Qua khảo sát, chúng tôi cho rằng tuy trang bìa bản Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm Việt Nam là bản Démiville, nhƣng nội dung và quy cách lại thuộc bản Quốc tử giám hiện đang lƣu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm với số kí hiệu thƣ viện là A.3/1-4. Chữ khắc và nội dung của A.3/1-4 tuy giống với bản trên website của Hội bảo tồn di sản chữ Nôm Việt Nam, nhƣng trang bìa lại khắc chữ ―ĐVSKTT Quốc

Tử giám tàng bản大越史記全書 國子監藏板”cùng với 5 ấn chƣơng nhƣ Tú đình

秀亭, Diễn Khê chủ nhân 演溪主人, v.v...(xem ảnh 1.15, 1.16):

Ảnh 1.15,1.16: Bản Quốc tử giám lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, kí hiệu thư viện A.3/1

Bản của Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm Việt Nam cũng có 5 ấn chƣơng, vị trí đánh dấu nhƣ sau (ảnh 1.17,1.18):

Từ đặc điểm này, chúng tôi nhận định bản Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm Việt Nam khả năng là bản Quốc tử giám nhà Nguyễn. [115]Nhƣng trong bản A.3/1-4, bố cục của bài Đại Việt sử ký tục biên thư lại đƣợc đặt sau Phàm lệ, trƣớc Mục lục. Rất có thể Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm Việt Nam đã chủ động thay đổi vị trí của nó tới sau bài của Lê Hy để thống nhất quy cách với bản Démiville.

Bản này có chữ húy nhà Nguyễn gồm chữ ―Chủng種‖ thiếu ―Hòa禾‖ khắc chữ là ―Trọng重‖; chữ ―Thời時‖ thiếu ―Nhật日khắc chữ là ―Tự寺‖; chữ ―Tông

‖ thiếu nét ―Nhất 一‖, niên hiệu ―Sùng Trinh崇禎‖、 ―Sùng Khang崇康‖ vẫn thiếu một nét Nhất này. Chữ ―Chủng種‖ là tên húy của vua Gia Long, chữ ―Tông‖ là chữ tên húy của vua Thiệu Trị, chữ ―Thời時‖ là chữ tên húy của vua Tự Đức.

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy các bản Quốc tử giám thời Nguyễn, kí hiệu thƣ viện số A.3/1-4 và bản NCQB, kí hiệu thƣ viện số VHv.2330-2336 giống nhau về nội dung. Tuy nhiên, bản VHv.2330-2336 chữ không bị bớt nét và cũng không có chữ huý của triều Nguyễn. Ngƣợc lại, bản Quốc tử giám, kí hiệu thƣ viện số A.3/1-4 có khả năng đã đƣợc ngƣời thời Nguyễn khoét bỏ nét chữ trong tên huý và thay đổi trang bìa từ NCQB mà thành, xem ảnh 1.19, 1.20, 1.21 sau:

Ảnh 1.19,1.20,1.21: Từ trái sang phải: Bản Démiville; VHv.2336 bản bổ chưa khoét; Bản Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm Việt Nam có khoét chữ húy

Có thể thời Nguyễn đã bổ sung những phần mà bản A.3/1-4 thiếu, đồng thời khắc lại giống với nguyên bản để bảo đảm sự thống nhất. Nhƣng nét chữ đã bị khoét to hơn chữ khắc bản bổ sung. Chúng tôi tạm thời kết luận, năm Tự Đức thứ 2

(1849), triều Nguyễn đã khoét nét và bộ thủ của chữ húy, bổ sung bản thiếu và thay đổi trang bìa để thành bản khắc in Quốc tử giám. Xem ảnh 1.22,1.23,1.24,1.25 nhƣ sau:

Ảnh 1.22VHv.2332 quyển 5, bản bị khoét chữ Ảnh 1.23: Bản Quốc tử giám bổ sung

Ảnh 1.24VHv.2336 quyển 15 chữ bị khoét Ảnh 1.25 : Bản Quốc tử giám bổ sung và khắc lại

Năm Tự Đức thứ 9(1856)Phan Thanh Giản xin in lại Đại Việt sử ký, tức là in lại bản Quốc tử giám, đồng thời xin ra lệnh tra cứu bản sớm hơn, tức là bản khắc in thời Lê Trung hƣng. Vua liền đồng ý.

Sung chức Việt sử Tổng tài là bọn Phan Thanh Giản đem những công việc làm sử tâu xin: (xin in ra nguyên bản bộ Đại Việt sử ký phát giao cho để tra xét. Xin viện Tập hiền ở Nội các soạn ra những sách nên cần để đủ tra cứu. Xin phái người ra Bắc Kỳ tìm kiếm những sách Dã sử của các nhà chứa riêng và sự tích từ sau khi nhà Lê trung hưng, cùng là những phả ký tạp biên của các nhà có danh tiếng). Vua y cho. [41]①

Thông tin trên cho biết trong thời Tự Đức đã hai lần in lại bản Quốc tử giám

ĐVSKTT, đó là năm thứ 2 và năm thứ 9. Chúng ta không xác nhận đƣợc thời điểm của bản A.3/1-4 in trong năm nào, nhƣng thấy bản A.3/1-4 có 5 ấn chƣơng của ngƣời thu nhận, cho biết bản này có khả năng là bản đầu tiên in trong năm Tự Đức thứ 2 (1849).

Dƣới đây là VHv.2330-2336 và bản Quốc tử giám A.3/1-4 bị khoét mất nét chữ trong chữ tỵ huý. Xin xem từ trái sang phải trong hình, trong đó điều đáng chú ý nhất là chữ ―Tông‖. Ở ảnh đầu chữ Tông bị khoét bớt một nét ngang của chữ Tông, còn hai ảnh sau chữ Tông vẫn giữ nguyên, không bị mất nét. Xem ảnh 1.26,1.27,1.28 : Ảnh 1.26, 1.27, 1.28, từ trái đến phải: ① 充越史總裁潘清簡等將修史事宜奏請(小字雙行排印:一請印刷大越史記,原本發文稽查; 一請內 閣集賢撰出應需稽究諸書備考; 一請派往北圻,訪求私藏野史並黎中興以後事蹟及諸名家譜記、雜 編)。許之。[96]

Bản Démiville, VHv.2333 khắc lại thời Lê Trung hƣng, bản Quốc tử giám khoét nét chữ húy

Khảo sát ba ảnh trên, chúng ta xác nhận đƣợc quá trình phát triển của văn bản khắc in của bản ĐVSSTT từ thời Lê Trung hƣng đến thời Tự Đức nhà Nguyễn.

2.2.3.4. Bản in lại bản khắc Quốc tử giám

Nhƣ vậy, chúng ta đã thấy rõ rằng trong năm thứ 2 và thứ 9 của niên hiệu Tự Đức bản Quốc tử giám đã đƣợc in ít nhất hai lần, nhƣng trên các bản in hiện có đều không ghi thời gian in sách cụ thể. Thực tế, các bản in lƣu trữ hiện nay có nhiều bản đƣợc khắc bổ sung, trong đó bản A.3/-4 đƣợc khắc bổ sung ít nhất. Ngoài ra, còn có hai bản in sau đã bổ sung nhiều nội dung hơn bản A.3/-4.

Trƣớc tiên là bản VHv.179 lƣu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm, ván khắc đã thiếu nhiều, nên đƣợc bổ sung và khắc in. Sau đó là những bản khắc mộc bản thiếu mất thì đƣợc khắc bổ sung, và khoét bỏ nội dung trên văn khắc. Thƣ viện Quốc gia Việt Nam đã lƣu trữ một bản in của bản này, hiện còn có 8 quyển. [116]① Hai bản in thuộc một bộ bản khắc nhƣng thơi điểm in ra khác và bổ sung ván đã thiếu riêng.

Ảnh 1.29 là bản khắc bổ sung lƣu trữ tại Thƣ viện Quốc gia Việt Nam. Chữ ―Thời時”khắc là ―tự寺‖, chữ ―Tông宗‖ khoét mất một nét ―Nhất一‖. Tuy nhiên, mặc dù ngƣời khắc có ý thức khắc chữ theo bản gốc, nhƣng vẫn theo thói quen mà khắc chữ húy của nhà Nguyễn, ―Thực lục實錄‖ là ―Thực lục 寔錄‖, ‖Thời Tư khấu Lê Khắc Phục時司寇黎克復‖ khắc thành ―Thần Tư khấu Lê Khắc Phục辰司寇黎 克復‖. Ảnh 1.30 là ảnh bản Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm Việt Nam, tức là bản Quốc tử giám chỉ khoét nét chữ và những bộ thủ, trang này giống với bản VHv.179 lƣu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm.

Bản này đã công bố trên Wedsite, Dự án số hóa kho tàng thư tịch cổ văn hiến Việt Nam漢喃古籍文獻數

位化計劃,http://lib.nomfoundation.org/collection/1/subject/2. Gồm các quyển 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18,

ký hiệu lần lƣợt là R3653, R255, R256, R3650, R3558, R3559, R3557, R3113. Bản này giống với bản A.2694 tại Viện nghiên cứu Hán Nôm.

Ảnh 1.29Bản Thư viện Quốc gia Ảnh 1.30Bản Quốc tử giám Hội Bảo tồn Di sản chữ Nôm Việt Nam

Bản Thƣ viện Quốc gia Việt Nam cũng có tình hình khoét nét chữ trên bản khắc nhƣ ảnh 1.31, 1.32 sau, dòng 4 khuyết chữ Thập tam nhật trừ nội ngoại đại tiểu quan viên十三日除內外大小官員; dòng 5 khuyết chữ Lục nhân kỳ khinh xá đồ lưu tội Phan QúyKhanh六人其輕赦徙流罪潘季卿; dòng 6 thiếu chữ: Thị hầu mạng văn quan hành lễ是後命文官行禮.

Ảnh 1.31: Bản khoét chữ bản khắc của bản Thư viện Quốc gia Ảnh 1.32: Bản Démiville [42, tr. 330]

Trong ảnh trên ba hàng nội dung đã bị khoét, bản NCQB, bản Quốc tử giám, bản VHv.179 đều hoàn chỉnh, và trong bản tâm của trang này thay đổi Lê triều Thái tông黎朝太宗thành Lê Minh Thái Tông黎明太宗. Thực tế đây phải là chữ ―Triều 朝‖, chứ không phải chữ ―Minh 明‖, ngƣời bổ sung bản khắc đã nhầm. Bản

VHv.1499 tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm giống với bản Thƣ viện Quốc gia, [44] có bổ sung và tự dạng giống bản Thƣ viện Quốc gia, hai bản này có lẽ đƣợc khắc in cùng thời gian.

Bản Thƣ viện Quốc gia Việt Nam bổ sung nhiều bản khắc trên cơ sở VHv.179, khoảng cách thời gian cụ thể giữa hai lần in chắc là không ngắn. Vì bản Démiville và bản A.3/-4 Quốc tử giám còn lƣu trữ đến hiển nay và nội dung rất hoàn chỉnh, thì các bản khắc in Quốc tử giám ở thời Nguyễn có giá trị sử liệu bình thƣờng, chỉ có giá trị khi nghiên cứu in sách và văn bản học ở thời Nguyễn mà thôi.

Theo giới thiệu của bộ sách Mộc bản triều Nguyễn đề mục tổng quan, hiện ở Việt Nam còn lƣu trữ mộc bản khắc của ĐVSKTT gồm 330 ván. Vào năm 2006, Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia IV dùng mộc bản in thành bản giấy rồi cất mộc bản vào kho, niêm phong lại. Bản khắc này cũng có chữ Tông bị khuyết ngang để tránh tên húy vào thời Nguyễn. Bản in mới nhƣ ảnh 1.33, 1.34 sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp viết sử của gử gia việt nam qua bộ quốc sử thời lê đại việt sử ký toàn thư (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)