Ngô Sĩ Liên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp viết sử của gử gia việt nam qua bộ quốc sử thời lê đại việt sử ký toàn thư (Trang 124 - 136)

7. Cấu trúc của Luận án

4.2.2. Ngô Sĩ Liên

Theo Ngô Sĩ Liên cho biết trên cơ sở của Đại Việt sử ký của Lê Văn Hƣu và Phan Phu Tiên, ông đã biên soạn thành bộ sử mới gọi là ĐVSKTT, gồm 15 quyển. Ngô Sĩ Liên đã thể hiện rõ tinh thần sử gia cũng nhƣ tƣ tƣởng soạn sử của mình trong đó, còn sáng tác thể lệ mới và soạn quyển mới. Học giả Đặng Đức Thi cũng giải thích tƣ tƣởng Nho giáo và chính thống quan của Ngô Sĩ Liên, trình bày lòng yêu nƣớc và chức năng sử học của ông ấy, [33] NCS sẽ tiếp khảo sát cả sử liệu và phát triển nghiên cửu nhƣ sau.

4.2.2.1. Tinh thần sử gia của Ngô Sĩ Liên

Vua Lê Thánh Tông ra lệnh sƣu tập sách vở để soạn sử, nhƣng chƣa tín nhiệm vị sử thần nào. Sách sử ghi năm thứ 8 niên hiệu Quang Thuận光顺八年(1467)

chép rằng, vua Lê Thánh Tông muốn xem quốc sử, sai nội quan tới Hàn lâm viện dụ riêng sử quan Lê Nghĩa rằng"Trước kia, Phòng Huyền Linh làm sử quan, Đường Thái Tông muốn xem Thực lục, Huyền Linh không cho xem. Nay ngươi với Huyền Linh thì ai hơn?" Nghĩa trả lời: "Sự kiện ở cửa Huyền Vũ, Huyền Linh lại không thẳng thắn ghi lại, Đường Thái Tông phải bảo ghi rồi sau mới ghi, như thế e rằng

cũng chưa phải là hiền thần". Nội quan nói: "Vua muốn xem ghi chép hàng ngày từ năm Quang Thuận thứ 1 đến năm thứ 8". Nghĩa trả lời: "Vua mà xem quốc sử, hẳn không phải là việc hay. Những việc làm của Đường Thái Tông và Phòng Huyền Linh đã bị đời sau chê bai đấy!". Nội quan nói: "Vua bảo là xem những ghi chép hàng ngày để biết trước có lỗi gì còn có thể sửa được". Nghĩa nói: "Chỉ cần bệ hạ gắng làm điều hay thôi, việc gì phải xem quốc sử". Nội quan dụ bảo nhiều lần, Nghĩa nói: "Thánh chúa thực muốn sửa sai, đó là phúc vô cùng cho xã tắc. Thế rồi dâng những ghi chép hàng ngày lên. Vua xem xong trả lại cho Sử Viện. [38, tr. 424-425]

Trong lịch sử cổ đại Trung Quốc, các đế vƣơng xem Thực lục đƣợc bắt đầu từ vua Đƣờng Thái Tông, việc làm này bị sử gia đời sau phê phán khá gay gắt. Vua Lê Thánh Tông cũng suy nghĩ về việc các sử thần đánh giá về mình nhƣ thế nào khi yêu cầu đƣợc xem Thực lục nhƣ Đƣờng Thái Tông. Sử thần Lê Nghĩa có ý muốn từ chối nhƣng không đƣợc, cuối cùng cũng phải dâng cho xem. Thời điểm đó, Lê Thánh Tông không tín nhiệm bất cứ vị sử thần nào, còn Ngô Sỹ Liên lại bị vua ghét bỏ. Sách sử ghi năm thứ 2 niên hiệu Quang Thuận天顺二年(1461) vua Lê Thánh

Tông đã trách Ngô Sĩ Liên rất nặng nề: Vua dụ bảo Đô ngự sử đài là bọn Ngô Sĩ Liên và Nghiêm Nhân Thọ rằng: "Ta mới coi chính sự, sửa mới đức độ, tuân theo điển cũ của Thánh tổ Thần tông, nên mới tế giao vào đầu mùa xuân. Các ngươi lại bảo tổ tông tế giao cũng không đáng theo! `Các ngươi bảo nước ta đời xưa là hàng phiên bang, thế là các ngươi theo đạo chết, mang lòng không vua. Vả lại, khi Lệ Đức hầu cướp ngôi, Ngô Sĩ Liên chẳng vì hắn trổ tài phong hiến (chức Ngự sử giữ việc đàn hặc) đó sao? Ưu đãi trọng lắm! Nhân Thọ không vì hắn trù hoạch nơi màn trướng đó ư? Ngôi chức cao lắm! Nay Lệ Đức hầu mất nước về tay ta, các ngươi không biết vì ăn lộc mà chết theo hắn lại đi thờ ta. Nếu không nói ra, trong lòng các ngươi không tự hổ thẹn mà chết ư? Thực là bọn gian thần bán nước!”. [38, tr.394]①

① 帝谕都御史台吴士连、汧仁寿曰:‘我新服厥政,惟新厥德,乃循我圣祖、神宗之旧典,而春首谒

Lạng Sơn vƣơng Lê Nghi Dân và Lê Nhân Tông là anh em. Nhƣng, năm thứ 6 niên hiệu Diên Ninh延宁六年(1459)Lê Nghi Dân giết vua Lê Nhân Tông và lên

ngôi xƣng đế, rồi bị đại thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt giết chết. Sau đó đón Lê Thánh Tông lên ngôi và giáng tƣớc từ Lạng Sơn vƣơng thành Lịch Đức hầu, [100, tr.634-641] ―厉德侯为我失国‖. Theo nội dung đoạn văn trên nói về Lê Thánh Tông, thì Ngô Sĩ Liên đã phục vụ dƣới triều Lê Nghi Dân. Bấy giờ, Lê Nghi Dân xƣng đế, Ngô Sĩ Liên có thể đƣợc nắm quyền cao chức trọng, nên Lê Thánh Tông nói: Ngô Sĩ Liên chẳng vì hắn trổ tài phong hiến đó sao? Ưu đãi trọng lắm!“士连不为激扬风宪 乎?宠遇隆矣!”Đối với Lê Thánh Tông, Ngô Sĩ Liên trƣớc tiên phục vụ vị vƣơng cƣớp ngôi, sau đó mới phục vụ mình và cho rằng Ngô Sĩ Liên là gian thần, nên đã mắng rằng: Nếu không nói ra, trong lòng các ngươi không tự hổ thẹn mà chết ư? Thực là bọn gian thần bán nước! “纵我不言,而心不愧死乎?真卖国奸臣也!”

Ngô Sĩ Liên đã phục vụ Lê Nghi Dân nhƣ thế nào chúng ta không đƣợc rõ. Sau khi Ngô Sĩ Liên quay về triều đình, nhƣng không đƣợc cho xem quốc sử mới soạn, có thể liên quan đến việc này. Đối với một sử gia giỏi, không đƣợc tham gia vào công việc biên soạn quốc sử cũng nhƣ xem các sách sử là điều hết sức thiệt thòi và khổ tâm. Thái sử lệnh Tƣ Mã Đàm không đƣợc tham gia đại lễ nghi phong thiền 封禅ở Thái Sơn của vua Hán Vũ Đế mà buồn rồi chết. [54, tr.3295]Nguyễn Chi Sinh cho rằng có thể Hán Vũ Đế không cho Tƣ Mã Đàm đi cùng để ông đƣợc mất tại Lạc Dƣơng [67].Tƣ Mã Đàm quyết tâm soạn sử nhƣng không đƣợc tham gia đại lễ - một nghi thức quốc gia quan trọng nhất nên vô cùng sợ hãi, do đó đã gián tiếp giao cho con là Tƣ Mã Thiên tiếp tục việc soạn sử trƣớc khi mất.

Tuy nhiên Ngô Sĩ Liên bị Lê Thánh Tông ghét bỏ, không cho xem bộ quốc sử mới biên soạn, nhƣng ông không hề từ bỏ trách nhiệm sử gia của mình, ông đành tự soạn bộ sử mới. Tâm tƣ đó đƣợc ông ghi lại trong bài tựa và biểu, việc viết sử chƣa đƣợc vua lệnh cho làm. Phạm Công Trứ ghi niên hiệu Hồng Đức năm thứ 10洪德

连不为激扬风宪乎?宠遇隆矣!仁寿不为替画帷幄乎?位任极矣!今厉德侯为我失国,尔不能以禄死,

十年(1479年)Lệnh sử quan tu soạn Ngô Sĩ Liên soạn ĐVSKTT, 15 quyển令史官

修撰吴士连撰《大越史记全书》十五卷. Có lẽ Phạm Công Trứ theo công trình của

Ngô Sĩ Liên mà ghi lại mà thôi. Ngô Sĩ Liên tuy bị ghét bỏ, nhƣng vẫn làm việc tại Sử viện, lúc này ông soạn bộ quốc sử mới, quá trình biên soạn và việc làm này rất giống với Sử thần Tƣ Mã Thiên. Tƣ Mã Thiên biện hộ cho Lý Lăng dƣới thời Hán Vũ Đế, nên bị làm nhục cả về thể xác lẫn tinh thần. Tuy nhiên, sau đó Tƣ Mã Thiên làm quan trong Trung thƣ lệnh của Hán Vũ Đế, vẫn canh cánh trong lòng sợ bị cung hình làm nhục tổ tiên, nhƣng vẫn phải sống để hoàn thành bộ sử của chính mình.

所以隐忍苟活,函粪土之中而不辞者,恨私心有所不尽,鄙没世而文采不表 于后也 [55, tr.2734].

Tƣ Mã Thiên nói trong bài Báo Nhiệm Thiếu Khanh thư: Tôi vì nói chuyện mà gặp họa lớn, làm trò cười cho nơi thôn dã, nhục cho tổ tiên, không còn mặt mũi nào đi bái mộ của cha mẹ. Qua nhiều đời vẫn không rửa được nỗi nhục. Bấy giờ, tôi một ngày ruột đứt thành chín khúc, ở nhà mình mà cũng cảm thấy sắp bị mất mạng, nếu đi ra ngoài thì chẳng biết đi đâu. Mỗi lần nhớ nhục cái này, mồ hồi ướt đẫm cả

áo.仆以口语遇遭此祸,重为乡党戮笑,污辱先人,亦何面目复上父母之丘墓

乎?虽累百世,垢弥甚耳!是以肠一日而九回,居则忽忽若有所亡,出则不知

所如往。每念斯耻,汗未尝不发背沾衣也。[55, tr.2736]

Lúc đó Tƣ Mã Thiên muốn hoàn thành bộ Sử ký để chứng minh giá trị của mình, cũng là báo đáp ơn nghĩa cho cha mẹ, lập ngôn và vinh dự cho bản thân. [72] Tƣ Mã Thiên nỗ lực hoàn thành bộ sử với những điển chế quy phạm ảnh hƣởng sâu sắc tới đời sau.

Ngô Sĩ Liên nói: Soạn sử biên niên theo Sử Ký của Tư Mã Thiên 效马史之编 年, đầu tiên là mƣợn thể lệ và thể tài của Sử ký. Bên cạnh đó ông cũng nhìn thấy hình ảnh Tƣ Mã Thiên là tấm gƣơng tinh thần cho mình. Ngô Sĩ Liên soạn sử chắc là lập ngôn cho đời sau. Sau khi hoàn thành, Tƣ Mã Thiên đem lưu giữ ở Danh sơn, còn bản phó ở Kinh đô“藏之名山,副在京师”.Sử ký sách ẩn giải thích: Bản chính tàng ở Thư phủ, bản phó lưu trữ tại Kinh đô.《史记索隐》言正本藏之书府

,副本留京师也. [54, tr.3321],Ngô Sĩ Liên Lưu trữ tại sử quán“留之史馆”,

tiếp đóng thành tập rồi dâng lên triều đình.“装潢成帙封全,随表上进”[100, tr.57]. Bấy giờ Tƣ Mã Thiên bị cung hình, ông soạn thành nhiều thiên - chƣơng, sau đó soạn thành một bộ sử. Tuy quá trình biên soạn giữa Ngô Sĩ Liên và Tƣ Mã Thiên là hoàn toàn khác nhau, nhƣng tinh thần của các sử gia là một.

Ngô Sĩ Liên noi gƣơng hai cha con sử gia Tƣ Mã Đàm, Tƣ Mã Thiên để biên soạn bộ quốc sử mới, bộ sử không chỉ có giá trị lớn đến ngày nay, mà còn thể hiện tinh thần của sử gia của thời đại Lê sơ.

4.2.2.2. Sáng tác Kỷ mới Hồng Bàng kỷ và Thục Kỷ

Thứ 1: Nguồn gốc của Kỷ Hồng Bàng kỷ và Thục kỷ

Ngô Sĩ Liên nói rõ rằng, bộ sử của Lê Văn Hƣu ghi từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng, bộ sử của Phan Phu Tiên ghi từ Trần Thái Tông đến khi ngƣời Minh về nƣớc. Còn ĐVSKTT của Ngô Sĩ Liên, gồm 15 quyển, từ Hồng Bàng kỷ đến thuộc Minh và Lê Thái Tổ dựng nƣớc. Ngô Sĩ Liên cho biết: Lấy hai bộ sách của Tiên hiền ra hiệu chính, biên soạn lại, thêm vào một quyển Ngoại Kỷ, tất cả gồm mấy quyển, lấy tên là ĐVSKTT. Lại soạn thêm Hồng Bàng, Thục Vương là phần Ngoại Kỷ, cả thảy mấy quyển, nay đã biên soạn xong [37, tr.100]. Nhƣ vậy, có nghĩa là Ngô Sĩ Liên đã kế thừa Lê Văn Hƣu và Phan Phu Tiên, và soạn từ Triệu Đà đến Lê Lợi dựng nƣớc, rồi thêm một quyển riêng của mình đặt ở trên, tức là Hồng Bàng kỷ

Thục kỷ.

Hồng Bàng kỷThục kỷ do Ngô Sĩ Liên căn cứ vào huyền thoại của nƣớc Việt mà sáng tác ra. Đại Việt sử ký của Lê Văn Hƣu bắt đầu từ Triệu Vũ Đế, vì sách sử đã mất thì không biết đƣợc trƣớc nhà Triệu ghi chép những gì. An Nam chí lược

của Lê Tắc cũng không ghi về những huyền thoại này.

Sách đầu tiên là Đại Việt sử lược có chép ―Diên cách buổi đầu của đất nước”

國初沿革ghi chép về Hùng Vƣơng và An Dƣơng vƣơng, nhƣng rất đơn giản. Vì

vậy, Ngô Sĩ Liên có thể chƣa tham khảo bộ sách này. Bộ Đại Việt sử lược là tác phẩm kế thừa của Đại Việt sử ký nên giai đoạn lịch sử từ Hùng Vƣơng đến An Dƣơng vƣơng có thể đƣợc chép từ Đại Việt sử ký . ―Diên cách buổi đầu của đất

nước” là ghi chép về lịch sử mà không ghi liên quan đến huyền thoại. Tuy nhiên, Ngô Sĩ Liên đã chép lại và soạn thành Đại Việt sử ký theo Lê Văn Hƣu, trong đó

Hồng Bàng kỷThục Kỷ đã có nhiều yếu tố huyền thoại.

Thứ 2: Lĩnh Nam trích quái với Hồng Bàng kỷ, Thục kỷ

Lĩnh Nam chích quái là bộ sách ghi về huyền thoại của đất Việt. Nội dung các câu chuyện của Lĩnh Nam chích quái không có gì liên quan đến nhau, nhƣng có nhiều sự kiện trƣớc thời Nam Việt, do đó Ngô Sĩ Liên đã kế thừa mà soạn thành

Hồng Bàng kỷThục kỷ trong ĐVSKTT để thể hiện rõ nền văn hiến lâu đời của nƣớc Việt.

Hồng Bàng kỷ đƣợc mƣợn từ câu truyện trong Lĩnh Nam chích quái nhƣ Hồng Bàng thị truyện 鴻龐氏傳[65, tr.9-11], Đổng Thiên vương truyện 董天王傳[65, tr.

15-16], Tản Viên sơn truyện傘圓山傳[65, tr.35-37] và Bạch trĩ truyện白雉傳[65, tr.23] đƣợc Ngô Sĩ Liên biên soạn các câu chuyện độc lập theo trật tự thời gian.

Hồng Bàng thị truyện có khá nhiều tính chất thần thoại, ví dụ thần thuật của Long quân phát huy nhiều tác dụng, Ngô Sĩ Liên bỏ thần thuật của Long quân đi, chỉ ghi về thế hệ các đời của Kinh Dƣơng vƣơng, Lạc Long quân và Hùng Vƣơng. Thủy tổ đất Việt là con cháu của Thần Nông thị神农氏, mẹ là Vụ tiên nữ婺仙女

và Thần Long nữ, Ngô Sĩ Liên ghi thành 15 bộ cùng phong tục của các vùng.

Thời gian diễn ra của Đổng Thiên vương truyện vào thời nhà Ân Thƣơng. Có thể Ngô Sĩ Liên cho rằng đây là câu chuyện huyền thoại, nên ghi chép đơn giản nhất, bỏ thời gian và quốc hiệu nhà Ân đi và chỉ ghi Hùng vƣơng lục thế雄王六世.

Thời gian của Bạch trĩ truyện xảy ra ở đời Chu Thành Vƣơng, Đới Khả Lai nghiên cứu nội dung câu truyện này cho rằng, có thể ghi chép câu chuyện đƣợc soạn theo cuốn Thượng thư đại truyện của Trung Quốc. Ngô Sĩ Liên ghi chép đơn giản, không có câu hỏi và câu trả lời giữa Chu Công周公 và Sứ giả họ Việt Thƣờng 越 裳氏.

Thục kỷ trong ĐVSKTT chủ yếu biên soạn dựa theo Kim quy truyện[65, tr.27-29], Ngô Sĩ Liên cơ bản ghi lại nội dung của câu chuyện trên và thêm chi tiết

Nhâm Ngao任囂, sau đó soạn thành một chƣơng riêng về Kim quy (Rùa vàng), tuy nhiên mang nhiều yếu tố thần thoại nên ít đƣợc tin cậy [100, tr.103].

Hồng Bàng kỷThục kỷ là nội dung đƣợc Ngô Sĩ Liên biên soạn thành một phần riêng. Ngô Sĩ Liên có lẽ cũng biết rõ Hồng Bàng kỷ Thục kỷ có yếu tố hoang đƣờng, nên trong phần Phàm lệ đã ghi: Những việc chép trong Ngoại kỷ là gốc ở dã sử, những việc quá quái đản thì bỏ đi không chép từ Hùng Vương trở về trước, không có niên biểu, thứ tự các đời vua truyền nhau không thể biết được, có thuyết nói là 18 đời, sợ chưa chắc đã đúng. [37, tr.103]①

Nhƣ vậy, Ngô Sĩ Liên soạn các câu chuyện trong Lĩnh Nam trích quái vào sách sử theo tƣ tƣởng biên soạn nào? Hồng Bàng kỷ Thục kỷ là của Ngô Sĩ Liên kế thừa tƣ tƣởng biên soạn Ngũ Đế bản kỷ của Tƣ Mã Thiên. Ngô Sĩ Liên trong Nghĩ tiến ĐVSKTT biểu cho biết rằng: Theo Mã Sử biên niên, nhưng thẹn vì chắp vá còn thô, học Lân Kinh so việc, đâu dám mong cẩn nghiêm sánh kịp. 效馬史之編年,第

漸補綴;法麟經之比事,敢望謹嚴 [100, tr.57] điều đó cho thấy Ngô Sĩ Liên bị

ảnh hƣởng nhiều từ Tƣ Mã Thiên và Khổng Tử. Ngũ Đế bản kỷ là quyển đầu tiên của Sử Ký, do Tƣ Mã Thiên mƣợn nhiều yếu tố huyền thoại biên soạn vào. Tƣ Mã Thiên cũng cho biết rằng: Thái sử công nói, nay học giả thường xuyên nói về Hoàng Đế, thời đại xa lắm. Nhưng bộ sách Thượng Thư chỉ ghi chép sự kiện sau thời đại của vua Nghiêu. Chư tử bách gia nói về Hoàng Đế nhiều, nhưng ngôn ngữ không lễ nhã và thô tục, các vị tiên sinh cao văn khó mà nói như vậy. Tử Dư vấn Ngũ Đế đức và Đế hệ tính do Khổng tử truyền lại, có nhà Nho vẫn không truyền (…). Tôi đã xem sách Xuân Thu, Quốc Ngữ, các sách ấy đã phát triển nội dung của đức và họ về Ngũ Đế, nhưng chưa khảo cửu sâu sắc (…). Tôi theo thứ tự, chọn những chỗ lời lẽ văn nhã của sách, vì vậy soạn làm phần đầu của Bản kỷ của bản

kỷ. 太史公曰:學者多稱五帝,尚矣。然尚書獨載堯以來;而百家言黃帝,其

文不雅馴,薦紳先生難言之。孔子所傳宰予問五帝德及帝系姓,儒者或不傳。

① 外紀所載,本之野史。其甚怪誕者,削之不録。雄王以上無年表者,世主傳序,不可得而知也。或

(„)予觀春秋、國語,其發明五帝德、帝系姓章矣,顧弟弗深考(„).餘並論

次,擇其言尤雅者,故著為本紀書首。[54, tr.46].

Biên soạn các sự kiện huyền thoại là thành quả đầu tiên của văn minh Hoa Hạ do đó không mấy khó khăn, Tƣ Mã Thiên nói: Không phải là người hiếu học suy nghĩ sâu sắc, biết được ý này, nên cũng khó mà nói cho những kẻ ít kiến thức nghe được.非好學深思,心知其意,固難為淺見寡聞道也. Tông chỉ và tƣ tƣởng biên soạn của Ngũ Đế bản kỷ trực tiếp thể hiện trong đoạn văn trên, điều đó ta cũng cảm nhận đƣợc trong quá trình thuật sự ở Ngũ Đế bản kỷ.

Vua đầu tiên trong Ngũ Đế là Hoàng Đế. Ban Cố nói: Trƣớc thời Đƣờng Ngu tuy có di văn, nhƣng lời nói rất hoang đƣờng, vì vậy nói về sự việc của Hoàng Đế

và Chuyên Húc chƣa thể rõ ràng.唐虞以前雖有遺文,其語不經,故言黃帝、顓

頊之事未可明也 [54, tr.2737]. Tƣ Mã Thiên soạn vào sách sử nhiều chứng cứ không rõ ràng, nhƣng ý thức và tƣ tƣởng biên soạn của Ngũ Đế bản kỷ đã ăn sâu vào tƣ tƣởng các sử gia đời sau nhƣ trƣờng hợp Ngô Sĩ Liên, điều đó biểu hiện rõ nét trong Hồng Bàng kỷThục kỷ.

Thứ hai: Tƣ tƣởng nổi bật trong Kỷ Hồng Bàng kỷ và Thục kỷ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phương pháp viết sử của gử gia việt nam qua bộ quốc sử thời lê đại việt sử ký toàn thư (Trang 124 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)