1. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện các nội dung quản lý rừng cộng đồng: Thẩm định phương án giao rừng, trình Ủy ban nhân dân cấp huyện giao rừng cho cộng đồng; hướng dẫn cộng đồng xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý rừng, phương án quản lý, sử dụng, phân phối lâm sản, quy ước bảo vệ và phát triển rừng.
2. Thực hiện việc giám sát, đánh giá các hoạt động về lâm nghiệp của cộng đồng:
a) Phòng chức năng và cơ quan địa chính cấp huyện giám sát việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng.
b) Hạt kiểm lâm giám sát việc thực hiện pháp luật, thực hiện quy ước bảo vệ rừng, ngăn chặn và xử lý các vi phạm.
3.5.3. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các chính sách về giao rừng và những quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng cho cộng đồng.
2. Xem xét và đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định, phê duyệt những văn bản có liên quan đến quản lý rừng cộng đồng như: Quyết định giao rừng cho cộng đồng, phê duyệt quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.
3. Hướng dẫn cộng đồng thành lập ban quản lý rừng; hướng dẫn và theo dõi việc phân phối lâm sản trong nội bộ cộng đồng theo phương án đã được Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
4. Tổ chức thực hiện việc bàn giao rừng cho cộng đồng ở thực địa, đơn đốc cộng đồng thực hiện nghĩa vụ tài chính (nếu có); quản lý, sử dụng số tiền cộng đồng nộp ngân sách xã theo quy định của Luật ngân sách.
5. Giám sát, đánh giá các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng.
Trách nhiệm của Ban lâm nghiệp xã hoặc cán bộ lâm nghiệp xã, kiểm lâm địa bàn
1. Hướng dẫn, giúp đỡ cộng đồng dân trong việc quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng diện tích rừng Nhà nước giao.
2. Đánh giá các hoạt động về lâm nghiệp của cộng đồng; tư vấn cho cộng đồng thực hiện tốt kế hoạch quản lý rừng.
3.5. 4. Trách nhiệm của cộng đồng
1. Xây dựng và thực hiện phương án quản lý, sử dụng, phân phối lâm sản trong nội bộ cộng đồng. 2. Nộp ngân sách xã các khoản phải nộp theo quy định của pháp luật và theo bản hướng dẫn này.
3. Trưởng thôn, tổ thanh tra và nhân dân trong thôn tự giám sát, đánh giá về kế hoạch quản lý rừng để kịp thời khắc phục những sai lệch trong quá trình thực hiện. Định kỳ 6 tháng, 1 năm có báo cáo việc tự giám sát, đánh giá thông qua cộng đồng và báo cáo UBND cấp xã.
Trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội, hội nghề nghiệp cấp thôn
2.Vận động người dân trong cộng đồng thực hiện tốt kế hoạch quản lý rừng, quy ước quản lý bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.
3. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện kế hoạch quản lý rừng, thực hiện quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng.
3.6. Giám sát và đánh giá
3.6.1. Nội dung giám sát, đánh giá
1. Giám sát việc thực hiện kế hoạch, gồm:
a) Thực hiện khai thác rừng (đúng vị trí, diện tích, khối lượng, đúng kỹ thuật). b) Quản lý bảo vệ rừng (chống chặt phá, chống cháy, chống đốt nương làm rẫy). c) Các chỉ tiêu lâm sinh khác (khối lượng, kỹ thuật, chất lượng, hiệu quả).
2. Giám sát thực hiện quy chế bảo vệ rừng (tình trạng vi phạm, xử lý vi phạm, chia sẽ lợi ích…).
3. Giám sát quỹ bảo vệ và phát triển rừng: Các nguồn thu và chi, hiệu quả sử dụng quỹ (đầu tư cho bảo vệ, xây dựng và phát triển rừng; hỗ trợ sản xuất, dịch vụ sản xuất, tín dụng…).
3.6.2. Các tiêu chí cơ bản đánh giá
Việc đánh giá quản lý rừng cộng đồng dựa trên các tiêu chí về: Kinh tế. Về lâm sinh và bảo vệ môi trường. Về xã hội.
3.7. Một số hướng dẫn cụ thể khi giao rừng cho cộng đồng (phần phụ lục)
Phụ lục 1 (3.7.1); Phụ lục 2 (3.7.2) và Phụ lục 3 (3.7.4)
3.7.1. Đánh giá hiện trạng các khu rừng đề nghị giao cho cộng đồng
Mỗi khu rừng kèm theo một bản đồ hoặc sơ đồ phác hoạ của khu rừng đó mơ tả và ghi chú rõ ràng về vị trí, ranh giới, loại rừng, trạng thái rừng, trữ lượng và các đặc điểm chủ yếu. Hiện trạng khu rừng được thể
ở bảng 01 dưới đây) và kế hoạch rừng thể hiện ở bảng 2.
Bảng 01: Hiện trạng các khu rừng đề nghị giao cho cộng đồng
STT Khu rừng Vị trí Diện tích(ha) Trạngthái Ước trữ lượng và khảnăng sinh trưởng điểm khácCác đặc
1 2 3 4 5 6 7
01
02
03
04
Các cột 3, 4, 5 và 6 được xác định và tính tốn theo kết quả phúc tra tài nguyên rừng hoặc đánh giá sơ bộ về tài nguyên rừng.
Bảng 02: Kế hoạch thời gian về giao rừng cho cộng đồng
TT độngHoạt T1 T2 T3 T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12 01 02 03 04 05 06 07 08
3.7.2. Phương pháp điều tra rừng
1. Khoanh lô
a) Mục đích.
- Phân chia rừng của cộng đồng thành các lơ riêng biệt có điều kiện lập địa và trạng thái rừng tương đối
đồng nhất, có cùng một mục tiêu quản lý và cùng các biện pháp tác động.
- Làm cơ sở cho việc điều tra thống kê tài nguyên rừng và lập kế hoạch.
- Tạo điều kiện cho người dân nhận biết trong quá trình quản lý, thực hiện kế hoạch. b) Phương pháp tiến hành.
- Dùng giấy bóng mờ chồng lên bản đồ ảnh 1/5.000 và hướng dẫn người dân khoanh các khu đất và khu rừng của mình.
- Diện tích lơ từ 0,5 – 2,5 ha
- So sánh bản đồ với thực địa để xác định lại ranh giới và chỉnh sửa lại nếu có sai lệch. - Tính tốn diện tích các lơ đất, lơ rừng bằng giấy kẻ ly.