Điều tra thực địa đối với rừng đạt tiêu chuẩn khai thác

Một phần của tài liệu Bài giảng lâm nghiệp cộng đồng (Trang 45 - 47)

a) Đối tượng theo quy định tại khoản 3 Điều 12. b) Mục đích

- Đo đếm số cây theo các cấp kính, theo lồi cây và theo phẩm chất. - Làm cơ sở cho việc tính trữ lượng rừng và khả năng cung cấp lâm sản. c) Phương pháp đo đếm: Có thể áp dụng một trong 2 phương pháp sau:

- Phương pháp đo đếm cây theo cấp kính.

+ Chuyển đánh giá tài nguyên rừng truyền thống bằng m3 sang đánh giá bằng số cây. + Việc đo đếm cây lấy chỉ tiêu chính là đường kính.

+ Việc phân loại lồi cây theo mục đích sử dụng chỉ chia làm 2 loại: Cho gỗ và không cho gỗ (gỗ làm nhà, làm chuồng trại, thuỷ lợi).

+ Phẩm chất cây được chia ra làm 2 loại: Có thể làm gỗ và khơng thể làm gỗ được.

Cấp kính được chia làm 6 cấp, cự ly giữa các cấp là 4 cm: 6-9,9 cm, 10-13,9 cm, 14-17,9 cm, 18-21,9 cm, 22-25,9 cm và từ 26 cm trở lên.

Đối với vùng dân trí cao (đa số biết đọc, biết viết), dùng thước dây có đánh số theo cấp kính nói trên). Đối với vùng dân trí thấp (ít người biết đọc, biết viết) các cấp kính được chỉ thị bằng màu trên dây đo, tạo

thuận lợi cho người dân tham gia vào việc đo đếm. Có thể sử dụng các mầu để biểu thị cấp đường kính như sau:

Màu xanh biểu hiện cây có đường kính từ 6-9,9 cm Màu vàng biểu hiện cây có đường kính 10-13,9 cm Màu đen biểu hiện cây có đường kính 14-17,9 cm Màu trắng biểu hiện cây có đường kính 18-21,9 cm Gạch chéo biểu hiện cây có đường kính 22-25,9 cm Màu đỏ biểu hiện cây có đường kính từ 26 cm trở lên.

Khi đo đếm người dân chỉ cần gọi tên màu nào đó và người ghi sẽ đánh dấu vào cột mầu ấy trong biểu mẫu, tương ứng với cấp kính theo quy ước. Khi nội nghiệp chỉ cần đếm số cây của từng cột ta biết đựơc số cây của từng cấp kính.

- Ơ đo đếm có diện tích 300 m2 (10m x 30m) được đặt theo tuyến, tuỳ theo độ lớn và bề rộng của lơ mà các tuyến có thể cách nhau 50 hoặc 100 m và trên tuyến cách 50m hay 100 m đặt 1 ô, bảo đảm các ô phân bố đều trên diện tích của lơ.

Khi đo đếm tiến hành đặt 1 dây trục chính dài 30m ở giữa ơ, sau đó đặt liên tiếp các dây phụ song song cách nhau 10m một ở hai phía và vng góc với dây trục chính (mỗi bên 5m), cách làm này tương đối thuận tiện và khơng bỏ sót cây.

Một nhóm đo gồm 3 người (1 cán bộ ghi chép và 2 người dân tiến hành đo đếm).

cán bộ lâm nghiệp. Đặc biệt khâu lập ô, xác định tên cây, đếm cây, đo cây (theo màu sắc quy định trên dây đo), xác định cây cho gỗ, cây làm củi.

- Tỷ lệ đo đếm:

Diện tích lơ rừng (ha) Số ơ mẫu(10x30m) Tỷ lệ đo đếm bình quân %

0,5-2,5 1 2,00 2,5-5,0 2 1,60 5,0-7,5 3 1,44 7,5-10,0 4 1,37 10,0-12,5 5 1,33 12,5-15,0 6 1,31 15,0-17,5 7 1.29 17,5-20,0 8 1,28 20,0-22,5 9 1,27 22,5-25,0 10 1,26 - Tính thể tích theo phương pháp sau:

Dùng phương trình tương quan giữa chiều cao và đường kính đã được lập cho các loài cây thuộc các vùng khác nhau, công bố trong cuốn Sổ tay điều tra quy hoạch rừng, nhà xuất bản Nông nghiệp năm 1995 (trang 118-123). Cách tiến hành như sau:

+ Phương trình có dạng:

lnH = lna + b.lnD

Trong đó: H là chiều cao. D là đường kính. a và b là các tham số của phương trình, đã được xác định sẵn cho các lồi cây ghi ở trong biểu.

* Dùng D (trị số giữa của các cấp kính) đưa vào cơng thức để tính H. Có thể tính sẵn cho từng lồi theo từng cấp kính.

* Tra biểu thể tích 2 nhân tố để tính thể tích.

- Đo đếm cây và tính thể tích theo phương pháp Biterlich.

+ Dùng thước Biterlich để xác định tổng tiết diện ngang thân cây/ha và xác định số cây theo cấp kính. + Các điểm quay Biterlich được đặt trên các tuyến điều tra, tuỳ theo diện tích, chiều rộng và chiều dài của lô mà cự ly giữa các tuyến và cự ly các điểm đo trên tuyến có thể cách nhau 50-100-200m, sao cho các điểm đo phân bố đều trên lơ.

+ Số điểm đo được quy định theo diện tích lơ như sau:

Diện tích lơ rừng (ha) Số điểm quay Biterlich. 0,5-2,5 2 2,5-5,0 3 5,0-7,5 4 7,5-10,0 5 10,0-12,5 6 12,5-15,0 7 15,0-17,5 8 17,5-20,0 9 20,0-22,5 10 22,5-25,0 11 + Tính số cây cho các cấp đường kính theo cơng thức: Ni =

Trong đó: Ni là số cây của cấp kính i; ni là tổng số cây đếm được của cấp kính i khi quay Biterlic; Nd là số điểm đo. Gi là tiết diện ngang của cấp kính i (nó chính là tiết diện ngang của trị số giữa của cấp kính

+ Tính thể tích theo hai phương pháp.

Phương pháp đơn giản (phương pháp này độ chính xác khơng cao). Tính thể tích theo cơng thức:

M = G.H.f

Trong đó: G là tổng tiết diện ngang trên ha. f là hình số lấy bìng quân băng 0,48. H là chiều cao bình qn của lơ có thể mục trắc.

Phương pháp tính: tính theo phương pháp đo đếm cây theo cấp kính như đã trình bày ở trên.

3.7.3. Phương pháp xác định nhu cầu gỗ và lâm sản

1. Xác định nhu cầu làm nhà: Trong một thơn chọn điển hình 3 nhà (nhà có quy mơ lớn, trung bình và nhỏ) cán

bộ kỹ thuật cùng người dân đi đến từng nhà, đếm số cột, kèo, rui, mè, ván thưng, tính lượng gỗ cần theo kích thước cho từng căn nhà và tính bình qn gỗ để làm một căn nhà.

2. Xác định chuồng trại: Trong một thôn chọn ba hộ gia đình có chăn ni nhiều, trung bình và ít, sau đó đến

từng chuồng trại để tính tốn lượng gỗ bình quân để làm một chuồng trại.

3. Xác định số phai đập: Xác định số phai đập có trong thơn và khối lượng gỗ cần cho một phai đập.

4. Xác định nhu cầu củi: Trong một thôn chọn ba hộ, hộ có nhiều người, có số người trung bình và hộ có ít người

để đánh giá xem một ngày dùng hết bao nhiêu bó củi và kích thước của bó củi.

5. Thảo luận với người dân về nhu cầu gỗ hàng năm và 5 năm để sửa chữa và làm mới nhà, xây dựng chuồng trại, phai đập, xây dựng sửa chữa trường học, trạm xá.

3.7.4. Một số vấn đề có liên quan đến xây dựng quý phát triển rừng

Một phần của tài liệu Bài giảng lâm nghiệp cộng đồng (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)