- Giáo dục: Phương pháp truyền thụ kiến thức truyền thống, cách truyền nghề cho các thợ học việc, học
18. Biểu đồ Venn: Là phương pháp sử dụng các vòng tròn nhỏ bằng giấy nhằm nhận định vấn đề, mố
4.4. Phân tích về một số điểm trong các chính sách liên quan
Từ sau khi có Luật đất đai năm 1993, luật phát triển bảo vệ rừng và một số chính sách mang tính pháp lý đã thực sự thu hút sự quan tâm của mọi thành phần kinh tế. Nó đã đề cập và đưa ra những qui định, quyết định cần thiết, hợp ý dân trong thời kỳ đổi mới.
Tuy nhiên một số tồn tại đã bộc lộ trong quá trình thực hiện chính sách như:
Chính sách giao đất cho người dân đã có, nhưng tại sao thực hiện lại khơng có hiệu quả và Cịn nhiều vướng mắc. Giữa chính sách và thực hiện có gì là bất cập? Vì sao việc cấp giấy phép về quyền sử dụng đất lại khó khăn đến vậy?
Việc Nhà nước “cho thuê đất” mà đối tượng được thuê là tổ chức/hộ gia đình/cá nhân trong nước và ngoài nước.. đồng thời lại xác lập quyền cho thuê/chuyển đổi/chuyển nhượng quyền sử dụng đất ... Liệu có kẻ hở trong chính sách hay khơng? Có cần thêm những qui định cụ thể cho điều này?
Trong 2 Nghị định 01/CP (giao khoán đất lâm nghiệp của các lâm trường cho các hộ gia đình), Nghị định 02/CP (giao đất Lâm nghiệp lâu dài cho các tổ chức và cá nhân) thì đã có tiêu chí để đưa ra khái niệm đất nơng nghiệp? và đất lâm nghiệp? Hơn nữa có thể cùng 1 nơi vừa là đất nông nghiệp, vừa là đất lâm nghiệp (ví dụ vùng đất cát: Trồng rừng, trồng cây nông nghiệp? Đất để tiến hành sản xuất Nông Lâm kết hợp)
Hệ thống giải pháp nào? Chính sách hỗ trợ nào? để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng đất có sự tham gia.
Chủ trương giao đất lâm nghiệp khốn rừng đã được Đảng và Nhà nước ta đề ra và thực hiện từ năm 1968, qua mỗi giai đoạn phát triển, Nhà nước lại có những điều chỉnh, bổ sung kịp thời cho phù hợp với thực tế. Vì vậy, việc giao đất, khốn rừng trong từng giai đoạn cũng có sự khác nhau về phạm vi, quy mô, mức độ và kết quả đạt được. Nhìn tổng quát kết quả về hoạt động giao đất lâm nghiệp ở nước ta đã đạt được thành quả nhất định qua các giai đoạn sau:
Từ 1968-1992: Những chính sách xây dựng nhằm hồn thiện quan hệ sản xuất ở niềm núi có nhiều mặt
khơng phù hợp, phong trào hợp tác hố nơng nghiệp lâm nghiệp làm rập khuôn như đồng bằng là không phù hợp với tích chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất ở niền núi. Khoán 10 đối với đồng bào miền núi được hiểu như là sự giải thể hợp tác xã nơng nghiệp, các hộ gia đình nhận lại ruộng đất, rừng của
mình trước khi vào hợp tác xã tình trạng này dẫn đến tranh chấp đất đai giữa các cộng đồng đân cư trong thôn bản, giữa dân địa phương với dân miền xuôi lên xây dựng kinh tế mới.... tuy nhiên hiệu quả chính sách giao đất giao rừng trong thời kỳ này chưa cao nhưng chính sách giao đất giao rừng đã khuyến khích tạo động lực phát triển nơng lâm nghiệp ở miền núi, bước đầu đã hình thành nên thị trường ở trung du, ở niền núi đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa chính sách giao đất lâm nghiệp còn nhiều hạn chế.
Qua thực tế cho thấy ở nhiều nơi sau khi tập thể, hộ gia đình, cá nhân nhận rừng mà tổ chức kinh doanh đã có thu nhập từ rừng đáng kể, do xác định được cơ cấy cây trồng thích hợp với điều kiện khí hậu đất đai ở nhiều địa phương: Quế Quảng Nam, Quảng Ninh, ...
Qua 24 năm thực hiện giao đất giao rừng (1968-1992) đã giao được tổng số trên 11 triệu ha trong đó 5,8 triệu ha giao cho quốc doanh, 1,3 triệu ha giao cho hộ gia đình, 3,7 triệu ha giao cho hợp tác xã nông nghiệp trên thực tế mới sử dụng 30% diện tích giao số cịn lại vẫn khơng được khai thác bảo vệ vẫn cịn hoang hố, thực trạng này chứng tỏ chủ trương giao đất giao rừng trong giai đoạn này chưa tạo điều kiện tích cực trong việc quản lý bảo vệ rừng và phát triển tài nguyên rừng. Nguyên nhân của những hạn chế đó: - Đời sống nhân dân còn quá nghèo lại thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước, nên sản xuất kinh doanh lâm nghiệp gặp nhiều khó khăn, mặt khác nghề rừng đối với miền núi chủ yếu là hái lượm và khai thác những sản phẩm sẵn có để giải quyết đời sống hàng ngày, cho nên khi giao đất giao rừng họ lại tự do khai thác nhiều hơn làm cho rừng bị nghèo kiệt.
- Thị trường ở miền núi chưa phát triển, nên chưa kích thích được q trình sản xuất kinh doanh trên phần đất được giao.
- Tập quán canh tác còn lạc hậu, chưa chuyển giao được phương thức canh tác tiên tiến trên đất dốc cho người dân miền núi, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật để thực hiện điều đó vẫn còn hạn chế.
- Việc thực hiện giao đất giao rừng đến các hộ dân cư chưa được các ngành chức năng, chính quyền địa phương thực hiện nghiêm túc, như cịn giao để lấy thành tích, mà khơng tính đến khả năng của người nhận đất, chưa có sự thống nhất về nội dung, kỹ thuật biện pháp giao rừng từ Trung Ương đến địa phương trong phạm vi cả nước đã dẫn đến nhiều cách hiểu, cách vận dụng, cách làm khác nhau. Vì vậy chưa tạo được yên tâm cho người dân đầu tư sản xuất trên rừng đất rừng được Nhà nước giao. Do vậy giao đất giao rừng trong thời kỳ này chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, sau đó phải giao đi giao lại, hậu quả dẫn đến mất rừng.
Từ 1993 - 2003: Đây là giai đoạn có những thay đổi cơ bản trong quản lý sử dụng rừng và đất rừng ở Việt
Nam, đó là sự ra đời của Luật đất đai, Nghị định 02/CP, nghị định 01/CP, Nghị định 163/CP... công tác giao đất lâm nghiệp đã được thực hiện theo những nguyên tắc và quy định mới.
Theo số liệu tổng hợp của Cục kiểm lâm, đến cuối năm 1999 cả nước giao được 8.786.572 ha đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đạt 59% tổng diện tích quy hoạch cho sản xuất lâm nghiệp, bao gồm:
Trong quy hoạch đất lâm nghiệp 3 loại rừng theo mục đích sử dụng: + Rừng đặc dụng 2.119.547 ha đã giao được 972.375 ha chiếm 46%.
+ Rừng phịng hộ với diện tích quy hoạch 6,8 triệu ha, đã giao được 3.196.343 ha chiếm 47%. + Rừng sản xuất 9,6 triệu ha, đã giao với diện tích 4.617.872 ha chiếm 48%.
Trong đó giao cho 27.312 tổ chức, với diện tích 6.179.913 ha, giao 452.168 hộ gia đình, cá nhân với diện tích là 2.606.659 ha.
Cấp giấy quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho 1.368 tổ chức, 200.168 hộ gia đình, cá nhân với tổng diện tích
là 1.173 ha mới chiếm 13% tổng diện tích đã giao.
Nói chung kết quả giao đất lâm nghiệp trên đã cho rừng có chủ thực sự, tạo ra nhiều loại hình sở hữu rừng (rừng Nhà nước, rừng tập thể, rừng cộng đồng và rừng hộ gia đình...) tạo điều kiện khai thác tiềm năng đất đai, lao động, nguồn vốn tại chổ. Cùng với các chính sách tích cực khác của Nhà nước trong thời gian qua đã làm cho độ che phủ của rừng tăng lên nhanh chóng, từ năm 1992 đến năm 1999 độ che phủ của rừng tăng từ 28% lên 33,31%. Đã hình thành hàng ngàn trang trại nơng lâm nghiệp, mơ hình kinh tế hộ gia đình có hiệu quả kinh tế cao, hạn chế tình trạng phá rừng làm nương rẫy, rừng được bảo vệ tốt hơn vì đã có người làm chủ thực sự. Trồng rừng được đảm bảo với tỷ lệ thành rừng cao, tạo công ăn việc làm nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của nhân dân, một bộ phân dân cư đã giàu lên từ nghề rừng, mở ra hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường tiêu thụ ở nhiều nơi, góp phần xố đói giảm nghèo, từng bước góp
phần làm thay đổi bộ mặt nơng thơn.
Tuy nhiên trong q trình tổ chức thực hiện chính sách giao đất lâm nghiệp, bên cạnh những kết quả đạt được còn một số hạn chế trên một số mặt sau đây:
- Ở một số địa phương thực hiện giao đất khi chưa có quy hoạch sử dụng đất, thực hiện khơng đúng quy trình giao đất lâm nghiệp, khơng giao đúng đối tượng, thậm chí một số nơi trong quá trình thực hiện cịn nhầm lẫn giữa giao đất theo Nghị định 02/CP và khoán theo Nghị định 01/CP; giao sai thẩm quyền, một số lâm trường cũng đứng ra giao đất lâm nghiệp cho hộ gia đình, giao cả vào rừng đặc dụng, rừng phòng hộ xung yếu và rất xung yếu, khơng coi trọng việc bàn giao ranh giới ngồi thực địa, dẫn đến tình trạng sau khi giao nhiều hộ gia đình, cá nhân khơng xác định được ranh giới đất của mình ở ngồi thực địa
- Việc xác định giúp các hộ gia định hướng sử dụng đất sau khi giao còn hạn chế, chung chung, thiếu cụ thể, dẫn đến tình trạng sau khi giao đất hộ gia đình khơng xác định được mục tiêu sản xuất cũng như xác định được cây trồng sao cho phù hợp với điều kiện lập địa ở địa phương.