Nguồn cung cấp và mối quan hệ của nguồn và tri thức bản địa

Một phần của tài liệu Bài giảng lâm nghiệp cộng đồng (Trang 52 - 53)

- Giáo dục: Phương pháp truyền thụ kiến thức truyền thống, cách truyền nghề cho các thợ học việc, học

4.1.4. Nguồn cung cấp và mối quan hệ của nguồn và tri thức bản địa

Khơng phải tất cả mọi người trong cộng đồng có cùng chung và giống nhau về tri thức kỹ thuật bản địa (Swift, 1979). Thơng thường những người già cả có khi thức phong phú hơn người trẻ tuổi (IIRR, 1999). Tuy nhiên trong thực tế các thành phần khác nhau của xã hội có thể biết những tri thức khác nhau và được phân biệt với các dạng, giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác, trình độ văn hóa... Tri thức thơng thường, phổ biến thì được mọi giới mọi loại người biết được ví dụ cách nấu cơm, hay làm thức ăn thơng thường đơn giản. Tuy nhiên đối với những tri thức đặc hữu, sự chia sẻ kiến thức không được phổ cập mà chỉ cho một vài giới hay người trong cộng đồng. Ví dụ: Những trẻ chăn thả gia súc thường có nhiều kinh nghiệm về chăm sóc gia súc hơn những trẻ khác. Một số bài thuốc chữa bệnh được truyền lại cho trưởng nam (người Kinh và người các dân tộc thiểu số Trung bộ) hoặc trong phạm vi những người con gái trong gia đình (Người Thái ở Sơn la và Nghệ an). Vài ngành nghề truyền thống được truyền lại chặt chẻ hơn nữa chỉ dành cho một số rất ít người nhằm duy trì nghề nghiệp và bí mật nghề nghiệp.

Các dạng tri thức có quan hệ đến tuổi tác, giới tính, trình độ văn hóa, phân bố lao động trong gia đình hay trong cộng đồng, nghề nghiệp, mơI trường, địa vị xã hội, kinh nghiệm, lịch sử... (IIRR, 1999; Swift, 1979). Phân bố tri thức bản địa theo các kiểu trên đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển cơng việc với tối ưu hóa trong kết quả và hiệu suất cơng việc.

Có thể thấy 5 dạng người đóng vai trị truyền thông và lưu trữ tri thức trong cộng đồng (Mundy và Compton, 1992), được thống kê sau:

i. Các chuyên gia địa phương (Indigenous experts)- các chuyên gia địa phương hay theo cách

gọi của McCorkle và ctv (1988) là những nhà thơng thái địa phương có tầm hiểu biết rộng rãi, thường được thỉnh cầu ý kiến bởi cộng đồng cư dân địa phương, cả 2 giới đều có thể có những đại diện này trong kết quả điều tra của Norem và ctv (1988).

ii. Các nhà chuyên nghiệp địa phương (Indigenous professionals) là một dạng đặc biệt của các chuyên

gia địa phương, những người này có kiến thức khơng rộng rãi và thơng thái trong cộng đồng nhưng những gì họ biết là nhóm kiến thức được giữ bí mật với những người khác trong cộng đồng như là thầy lang, thầy phù thủy, thợ rèn, thợ sơn tràng.

iii. Nhà cải cách (Innovator)- người hiểu biết thuộc nhóm này có thể phát triển ý tưởng bởi chính họ,

hoặc giới thiệu ý tưởng đã được quan sát sâu sắc cho cộng đồng thử nghiệm, họ cúng có thể là người giới thiệu ý tưởng ngoại lai vào cộng đồng.

iv. Người trung gian (Intermediary)- là nhóm người chuyển giao thông tin từ nơi này đến nơi khác và giới

thiệu ý tưởng thử nghiệm cho cộng đồng cư dân địa phương, nhóm thơng tin này có thể trở thành tri thức bản địa theo sự thử nghiệm và điều chỉnh theo điều kiện lập địa của địa phương.

v. Người dễ tiếp nhận (Recipient-disseminator)- là những người dễ tiếp nhận nhóm tri thức ngoại lai hoặc tự nghiên cứu thử nghiệm nhằm tạo nhóm tri thức bản địa theo thời gian.

Một phần của tài liệu Bài giảng lâm nghiệp cộng đồng (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)