Quyết định của Tòa án bang Illinois (Mỹ), ngày 07 tháng 12 năm 1999, số 99 C 5153,

Một phần của tài liệu CHẾ TÀI BUỘC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (CISG) CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI (Trang 26 - 27)

http://www.unilex.info/case.cfm?pid=1&do=case&id=423&step=FullText, truy cập lần cuối ngày 14/07/2017. 40 Đặng Hoa Trang (2017), Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và pháp luật thương mại Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Luật học, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 54.

41 UNCITRAL Digest of case law on the United Nations Convention on the International Sale of Goods (2012), Digest of Article 62 case law, https://www.cisg.law.pace.edu/cisg/text/digest-2012-62.html, truy cập lần cuối Digest of Article 62 case law, https://www.cisg.law.pace.edu/cisg/text/digest-2012-62.html, truy cập lần cuối ngày 14/07/2017.

không thể trả lại hàng hóa để yêu cầu nghĩa vụ sửa chữa hoặc thay thế trừ trường hợp quy định tại Điều 82 (2) (a) (b)42. Trong trường hợp này, đối tượng để buộc bên kia thực hiện nghĩa của mình không còn nữa. Trong một vụ việc, sau khi thông báo về việc “quần Jean” được bên bán giao không đáp ứng số lượng, chất lượng như đã thỏa thuận (nhãn hàng và kích cỡ không chính xác) nhưng không nhận được hồi đáp, bên mua đã bán lại hàng hóa với giá thấp hơn. Ngay sau đó, bên mua không còn quyền yêu cầu buộc bên bán giao hàng. Sau đó, bên bán yêu cầu thanh toán. Tuy nhiên, theo Tòa án, mặc dù theo Điều 88 (3) bên bán có quyền hưởng số tiền bán lại sau khi trừ đi chi phí hợp lý trong việc bán lại hàng hóa nhưng bên mua có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại từ những vi phạm của bên bán với tổng số tiền còn cao hơn. Tòa quyết định rằng bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại43.

Theo Điều 47 và Điều 63 CISG, trong thời gian gia hạn cho việc thực hiện nghĩa vụ, bất kì chế tài nào trừ yêu cầu bồi thường thiệt hại đều được xem là không thích hợp với chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, kể cả các yêu cầu sửa chữa, thay thế hàng hóa. Trong thời gian được gia hạn này, bên vi phạm tự mình khắc phục vi phạm bằng cách thức thuận tiện và hợp lý nhất cho hai bên. Bên bị vi phạm đã đồng ý gia hạn thêm thời hạn này thì không còn có quyền lựa chọn yêu cầu nào khác. Ngoại trừ quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên vi phạm thực hiện nghĩa vụ chậm trễ.

1.1.5.2 Các chế tài có thể áp dụng đồng thời với buộc thực hiện đúng hợp đồng đồng

Bồi thường thiệt hại (Điều 74), tạm ngừng thực hiện hợp đồng (Điều 71) và yêu cầu thanh toán lãi chậm trả (Điều 78) được xem là các chế tài không mâu thuẫn với chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng khi áp dụng. Bên bị vi phạm có thể áp dụng bất kỳ chế tài nào, bao gồm cả chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng (miễn là chúng đáp ứng các điều kiện) mà không mất đi quyền yêu cầu bồi thường theo Điều 74 CISG những thiệt hại mà bên vi phạm gây ra cho mình. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng theo Điều 71 không giống như hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng là làm mất đi hiệu lực hợp đồng và giải phóng các bên khỏi nghĩa vụ của họ. Chế tài này cho phép bên có quyền được tạm ngừng thực hiện hợp đồng hơn là tiếp tục thực hiện và tự đưa mình vào tình thế không nhận được những gì kỳ vọng từ hợp đồng được giao kết. Do đó, một bên khi sử dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng vẫn có thể tạm ngừng thực hiện nghĩa vụ của mình trong khi yêu cầu và chờ đợi bên kia tiếp tục thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng mà mình trông đợi44. Đối với yêu cầu thanh toán lãi chậm trả theo

Một phần của tài liệu CHẾ TÀI BUỘC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (CISG) CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w