Peter Huber (2007), sdd, tr.219 66 Peter Huber (2007), sdd, tr

Một phần của tài liệu CHẾ TÀI BUỘC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (CISG) CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI (Trang 34 - 39)

nên được áp dụng. Quyền khắc phục của bên bán lúc này chỉ làm mất thời gian và chi phí của cả hai bên. Tòa án cấp phúc thẩm Đức từng đưa ra phán quyết (14/10/2002) về vụ án hàng hóa là quần áo với chất lượng kém, nhiều cái được giao trong lô hàng đầu tiên khiếm khuyết nghiêm trọng vì quá nhỏ, dễ bị rách và đường cắt thì quá tệ. Hàng hóa theo đó không thể sử dụng, bên mua cũng có thể dự đoán nguy cơ vi phạm cao trong việc giao các lô hàng tiếp theo của bên bán. Tòa đã cho rằng do tính nghiêm trọng trong vi phạm nói trên, bên mua có quyền hủy bỏ hợp đồng ngay lập tức67.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 với cấu trúc 3 phần nhằm làm rõ những nội dung cơ bản liên quan đến việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, bao gồm: 1. các điều kiện áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng; 2. một số điều kiện áp dụng riêng cho yêu cầu thay thế hoặc sửa chữa hàng hóa không phù hợp và 3. các quy định liên quan. Nhìn chung các quy định áp dụng cho chế tài này đều dựa trên nền tảng thiện chí và hợp lý từ việc đưa ra thông báo phù hợp về nội dung và thời hạn, không câu nệ hình thức thông báo, gia hạn thực hiện nghĩa vụ cũng như cân nhắc hoàn cảnh cụ thể để lựa chọn yêu cầu. Ngoài ra, bên bán cũng có quyền tự mình khắc phục những vi phạm mà mình đã thực hiện.

Ngoài nền tảng thiện chí thể hiện qua từng quy định, chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng cũng thể hiện nguyên tắc tự do thỏa thuận, theo đó cho phép các bên tự do trong giao kết hợp đồng, mô tả hàng hóa, quy định thế nào là vi phạm cơ bản, gia hạn thời gian. Nguyên tắc tự do thỏa thuận còn thể hiện qua việc các bên lựa chọn biện pháp, thời gian, địa điểm, chi phí… sau khi xảy ra vi phạm. Tất cả những lựa chọn trên đều được tôn trọng, không những vậy, phán quyết Tòa án bộc lộ trên thực tiễn tính “linh hoạt” và “hợp lý” cao, dung hòa được các bên cũng như đạt được tính “thấu tình đạt lý”.

Những phân tích quy định trên đây là nền tảng cơ sở cho việc đánh giá vai trò, cũng như một số vấn đề pháp lý đặt ra trong việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng sẽ được trình bày ở chương 2.

CHƯƠNG 2: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VỀ CHẾ TÀI BUỘC THỰC HIỆN ĐÚNGHỢP ĐỒNG HỢP ĐỒNG

Nhằm mục tiêu xóa bỏ rào cản pháp lý trong thương mại quốc tế, tạo thuận lợi cho quá trình hợp tác giữa các thương nhân đến từ nhiều quốc gia, tăng cường thương mại quốc tế trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi68, các quy định của CISG đã và đang ngày càng thể hiện vị trí là cơ sở pháp lý quan trọng của hoạt động thương mại, đặc biệt là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Trong đó, chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là một trong những quy định điển hình thể hiện được vai trò hài hòa hóa pháp luật và là quy định đón đầu xu thế tiếp thu, ảnh hưởng lẫn nhau của pháp luật thế giới.

Sau khi nghiên cứu “Áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng” tại chương 1, chúng ta đã có sự nhìn nhận phần nào với các quy tắc vận dụng chế tài này trên thực tế cũng như các điều kiện áp dụng, các quy định liên quan đáng chú ý. Chương 2 này sẽ trình bày theo hướng đánh giá ưu thế, đồng thời phân tích một số vấn đề pháp lý đặt ra khi áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế, từ đó có sự đánh giá phù hợp về vai trò của chế tài này trong việc hài hòa hóa các hệ thống pháp luật. .

2.1 Buộc thực hiện đúng hợp đồng từ góc độ cân bằng quyền và lợi ích của các bên của các bên

Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng được lựa chọn làm mục tiêu nhượng bộ và hài hòa hóa pháp luật vì sự phù hợp với xu thế phát triển chung của mua bán hàng hóa quốc tế hiện đại - sự thiện chí hợp tác lâu dài, giữ gìn đạo đức kinh doanh và mối quan hệ giữa các bên. Các ưu thế này sẽ được phân tích để thấy được tại sao bên bị vi phạm cũng như bên vi phạm nên lựa chọn, chấp nhận chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thay vì các chế tài khác.

2.1.1 Tính hợp lý, thiện chí và hợp tác

Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng là một biện pháp cân bằng hiệu quả quyền và lợi ích của các bên, không mang nặng tính chất tư pháp (“extra-judicail remedy”), không mang ý nghĩa trừng phạt, thiện chí và không tổn hại quan hệ các bên69. Tính hợp lý và thiện chí được xem là nền tảng của chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Tính hợp lý và thiện chí thường song hành với nhau, được xem xét dưới góc độ lợi ích kinh tế và hoàn cảnh của các bên. Mặc dù về mặt ngữ nghĩa, “hợp lý” cân nhắc rằng việc áp dụng phải phù hợp với các bên còn “thiện chí” thể hiện sự khoan dung của bên bị vi phạm đối với bên vi phạm, đứng trên lập trường và lợi ích của bên bị vi phạm. Thực tế, ranh giới giữa hai khái niệm này khá mong manh. Theo tác giả, tính hợp lý và thiện chí nên được xem xét cùng với nhau và nhắc đến tính thiện chí thì đã bao hàm trong đó cả tính hợp lý. Bởi vì hiển nhiên trong hoạt động kinh doanh, bên nào cũng phải quan tâm đến lợi ích của chính mình. Tính thiện chí trong thực hiện hợp đồng dựa trên căn cứ nguyên tắc chung theo Điều 7 CISG, mặc dù nó không được định

68 “Lời nói đầu” Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG).69 Peter Huber (2007), sdd, tr. 185 69 Peter Huber (2007), sdd, tr. 185

nghĩa rõ ràng cũng như quy định khả năng áp dụng đối với chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Nhiều nhà bình luận cho rằng nguyên tắc thiện chí cũng được xem là giới hạn của yêu cầu buộc thực hiện đúng hợp đồng, đặc biệt khi “một bên sử dụng chế tài này chỉ sau một thời hạn nhất định nhằm trục lợi chi phí của bên còn lại – cụ thể như khi bên mua buộc thực hiện đúng hợp đồng (chứ không yêu cầu bồi thường thiệt hại) khi giá thị trường tăng cao”. Một số phán quyết đã dựa trên Điều 7.2.2 Bộ quy tắc Unidroit về hợp đồng (2010) để giải thích về tính hợp lý và thiện chí cho việc áp dụng chế tài này. Theo đó, bên có nghĩa vụ không bị buộc thực hiện nghĩa vụ nếu: (1) Việc thực hiện là bất khả thi theo luật hoặc trên thực tế; (2) Nếu cưỡng chế thực hiện hoặc những gì liên quan là không hợp lý hoặc tốn kém; (3) Bên có quyền có thể thực hiện từ một nguồn khác; và (4) Bên có quyền không yêu cầu thực hiện trong một thời gian hợp lý sau đó khi bên này biết hoặc phải biết về việc không thực hiện. Như vậy, nếu việc buộc thực hiện đúng hợp đồng là bất khả thi theo luật (tương ứng với Điều 28) hoặc trên thực tế, bên bán không thể sửa chữa hoặc thay thế hàng hóa do không có hàng lưu trữ trong kho, bên bán chỉ là đại lý hoặc khiếm khuyết được xem là không đáng kể và khoảng cách địa lý giữa các bên quá xa để thực hiện nghĩa vụ sửa chữa hoặc thay thế… thì lúc đó “tính hợp lý và thiện chí” cho yêu cầu sẽ được Tòa án vận dụng để từ chối yêu cầu áp dụng chế tài này của bên mua. Tương tự đối với trường hợp việc thực hiện quá tốn kém hoặc bên vi phạm không được thông báo trong một thời gian hợp lý.

Tính thiện chí còn thể hiện sự cân nhắc yêu cầu và lựa chọn của bên bị vi phạm trước vi phạm của bên kia. Ngoài việc không áp dụng các chế tài mâu thuẫn với chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng thì tính thiện chí còn thể hiện qua thời hạn, nội dung thông báo (mức độ chi tiết cũng như cho biết yêu cầu của mình), địa điểm thực hiện và mong muốn duy trì mối quan hệ hợp đồng. Chẳng hạn, địa điểm giao hàng thay thế là nơi giao hàng ban đầu hay một nơi khác thì sẽ hợp lý hơn. Trong trường hợp bên mua có đủ điều kiện để yêu cầu giao hàng hóa thay thế, lựa chọn yêu cầu bên bán sửa chữa hay thay thế cần được cân nhắc trên cơ sở hợp lý và thiện chí. Cụ thể, các yếu tố như đã trình bày ở trên cần được tính toán theo từng vụ việc: chi phí (chi phí sửa chữa và thay thế cái nào cao hơn, bao gồm cả chi phí lưu giữ và bảo quản hàng hóa, chi phí vận chuyển…).; khả năng khắc phục khiếm khuyết (bên mua tự khắc phục được không, sử dụng nguồn khác có hợp lý hơn không) hay thời gian thực hiện nghĩa vụ...v.v.

Ưu thế về tính hợp lý, thiện chí và hợp tác trong áp dụng thực tế chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng còn bộc lộ trên các phương diện:

Thứ nhất, lựa chọn phương án buộc thực hiện;

Như đã phân tích, chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng chịu sự ràng buộc lớn nhất ở tính hợp lý và thiện chí, đặc thù với các chế tài khác. Tính hợp lý và thiện chí tham gia với vai trò chủ chốt trong việc đánh giá điều kiện áp dụng chế tài này. Chế tài chỉ được áp dụng khi và chỉ khi nó hợp lý trên thực tế. Bên mua không thể yêu cầu bên bán vượt ngàn dặm xa xôi chỉ để sửa chữa một khiếm khuyết không đáng kể trong đóng gói bao bì hay đòi hỏi một bên bán ở xa phải tận dụng mọi điều kiện có được để đi một quãng đường dài chỉ để sửa chữa một lỗi rất nhỏ của hàng hóa. Yêu cầu sửa chữa của bên mua sẽ không được chấp nhận nếu bên

bán chỉ là đại lý và không có phương tiện sửa chữa hoặc bên mua có thể tự mình sửa chữa với chi phí thấp hơn; đặc biệt là yêu cầu sửa chữa khi mà chi phí sửa chữa còn cao hơn cả chi phí thay thế hàng hóa70. Bên mua cũng không thể buộc bên bán thay thế hàng hóa nếu vi phạm của bên bán không cơ bản. Tùy từng trường hợp, biện pháp nào thuận lợi và hợp lý hơn cho bên bán sẽ được ưu tiên áp dụng, miễn rằng chúng không gây thêm những sự bất lợi bất hợp lý cho bên mua. Trong nhiều hoàn cảnh khác, bên bán cũng như các cơ quan tài phán không thường buộc bên mua thực hiện nghĩa vụ nhận hàng mà lựa chọn chế tài khác nếu như nó không hợp lý.

Đi kèm với yêu cầu buộc thực hiện đúng hợp đồng từ bên mua, CISG cho bên bán quyền tự khắc phục và quyền gia hạn thực hiện nghĩa vụ. Về bản chất, những hành vi tự khắc phục của bên bán nếu bên này vi phạm nghĩa vụ đã cam kết trong hợp đồng theo Điều 48 cũng tuân theo nguyên tắc về tính hợp lý và thiện chí giống như chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Có chăng, thay vì nhận được yêu cầu từ bên kia thì bên bán lại tự mình nhận ra vi phạm và khắc phục chúng mà không gây ra những bất lợi bất hợp lý cho bên bị vi phạm. Có thể nói rằng, đây là trường hợp đặc biệt mà bên vi phạm tự đặt ra chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng cho mình. Quyền gia hạn thực hiện nghĩa vụ của bên mua là một biểu hiện khác của CISG cho thấy tính hợp lý và thiện chí. Theo đó, thay vì bên mua yêu cầu các chế tài khác và tự mình khắc phục vi phạm hoặc tệ hơn, phải tìm đối tác khác đàm phán từ đầu để nhận được những gì mà mình mong muốn từ hợp đồng, người này có thể gia hạn thêm một khoảng thời gian hợp lý để bên kia thực hiện nghĩa vụ mà không mất đi quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Về phía bên bán, người này có thêm một cơ hội để khắc phục vi phạm và hạn chế khả năng bị buộc bồi thường cũng như các thiệt hại khác về phía mình do bên kia hủy bỏ hợp đồng mà có thể vi phạm không do lỗi của mình gây ra.

Trong phạm vi lựa chọn phương án buộc thực hiện đúng hợp đồng, CISG còn buộc bên áp dụng chế tài không áp dụng chế tài khác mâu thuẫn với chế tài này để tránh áp đặt gánh nặng bất hợp lý lên bên vi phạm. Từ phương diện này, cả hai bên yên tâm rằng quyền lợi và nghĩa vụ của mình được xác định một cách hợp lý và công bằng.

Thứ hai, thông báo phải được đưa ra trong một cách thức hợp lý;

Việc áp dụng chế tài còn buộc bên vận dụng đưa ra thông báo cho bên kia, không những thế, thông báo này phải hợp lý về mặt thời gian, đáp ứng về nội dung và hình thức. Thời hạn đưa ra thông báo có ý nghĩa quan trọng đối với hai bên. Về phía bên bị vi phạm, việc đưa ra thông báo nhanh chóng cho bên vi phạm giúp bên này nhanh chóng nhận được sự khắc phục từ bên bán, giảm thiểu tối đa thiệt hại mà vẫn giữ được những lợi ích mà bên này trông đợi từ hợp đồng. Về phía bên vi phạm, thông báo đưa ra trong khoảng thời gian tối thiểu giúp bên này chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho yêu cầu của bên kia, mặt khác, nếu là bên bán thì còn tránh được tình trạng đầu cơ của của bên mua. Hơn hết là biểu hiện của nguyên tắc trung

70 Chengwei Liu (2003), Remedies for Non-performance: Perspectives from CISG, UNIDROIT Principles & PECL, LL.M. of Law School of Renmin University of China, PECL, LL.M. of Law School of Renmin University of China,

thực thiện chí, duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên. Nội dung thông báo phải hợp lý ở mức độ đủ thông tin cho bên vi phạm biết được, đồng thời chuẩn bị cho việc khắc phục được nhanh chóng, hiệu quả. Hình thức thông báo mang lại sự chắc chắn và tin cậy, là bằng chứng để đảm bảo đủ điều kiện áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng.

Từ những phân tích trên, có thể thấy rõ rằng tính hợp lý và thiện chí là một trong những điều kiện nền tảng của chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trong công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Tính hợp lý và thiện chí đồng thời cũng là lý do mà các bên mong muốn duy trì quan hệ hợp tác lâu dài, tránh rắc rối trong việc tìm đối tác mới cũng như phức tạp trong chứng minh và yêu cầu bồi thường thiệt hại do đó nên áp dụng chế tài này hơn là các chế tài khác trên thực tế. Mặt khác, kiến thức về chế tài này và thực tiễn tài phán liên quan giúp các bên tự nhận thức được tính hợp lý và thiện chí trong từng trường hợp để đánh giá rằng nên lựa chọn áp dụng chế tài này thay vì chế tài khác hoặc ngược lại.

2.1.2 Lợi ích của các bên trong trường hợp hướng đến việc thực hiện hợp đồng đồng

Ngày nay, lợi ích kinh tế, lợi ích hợp đồng là mối quan tâm hàng đầu của các bên khi đặt bút ký kết vào một thỏa thuận, hợp đồng hay cam kết nào đó. Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, tiêu chí về lợi ích còn được đề cao hơn nữa. Dưới góc độ kinh tế học pháp luật, hợp đồng được xem là một công cụ nhằm tạo ra thịnh vượng thông qua lợi ích mà nó mang lại cho thị trường. Do đó, pháp luật hợp đồng phải được thiết lập theo “lợi ích kinh tế” và dựa trên các quy luật của thị trường, từ đó chất lượng của pháp luật hợp đồng được đánh

Một phần của tài liệu CHẾ TÀI BUỘC THỰC HIỆN ĐÚNG HỢP ĐỒNG THEO CÔNG ƯỚC VIÊN 1980 VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ (CISG) CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w