1935 đã bao gồm hai chế định chứng minh nguồn gốc pháp luật Đức trong CISG: thủ tục thông báo và
"Nachfrist". Xem: Ulrich Magnus (2010) The Vienna Sales Convention (CISG) between Civil And Common Law - Best of All Worlds, Journey of Civil Law Students, vol. 03, tr.84
63 Quyết định của Tòa Phúc thẩm Celle (Đức), ngày 24 tháng 05 năm 1995, số 20 U 76/94, http://cisgw3.law.pace.edu/cases/950524g1.html, truy cập lần cuối ngày 14/07/2017. http://cisgw3.law.pace.edu/cases/950524g1.html, truy cập lần cuối ngày 14/07/2017.
64 Quyết định của Tòa Phúc thẩm Naumburg (Đức), ngày 27 tháng 04 năm 1999, số 9 U 146/98, http://cisgw3.law.pace.edu/cases/990427g1.html, truy cập lần cuối ngày 14/07/2017. http://cisgw3.law.pace.edu/cases/990427g1.html, truy cập lần cuối ngày 14/07/2017.
Là một quyền, nhưng với vị thế là bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng, bên bán phải tuân theo những điều kiện quy định tại Điều 48 (1), đó là: (1) không kéo theo một sự chậm trễ vô lý; (2) không gây ra cho bên mua những trở ngại phi lý; hay (3) đảm bảo rằng sẽ hoàn trả chi phí cho bên mua. Tóm lại, bên bán phải bằng mọi khả năng, tránh việc gây ra những bất lợi cho bên mua chẳng hạn tình hình kinh doanh, gia tăng chi phí hay chậm trễ, bất lợi trong hoàn trả những chi phí mà bên mua phải gánh chịu.
Điều 48 (1) nhắc đến Điều 49 làm nảy sinh nhiều quan điểm liên quan về mối quan hệ giữa quyền này với vi phạm cơ bản65. Theo quan điểm của tác giả, Điều 48 (1) nhắc đến Điều 49 với ý nghĩa như sau: Thứ nhất, quyền này không bị giới hạn miễn rằng nó đáp ứng đủ các điều kiện đồng thời phù hợp với lợi ích của bên mua; Thứ hai, nếu tồn tại biện pháp khác ngoài các biện pháp khắc phục thì nó cũng phải tuân theo Điều 49 cũng như các điều kiện thích hợp khác. Một vấn đề có thể gây băn khoăn đó là nếu bên mua tuyên bố hủy bỏ hợp đồng trước khi bên bán đưa ra đề nghị khắc phục và ngược lại thì lựa chọn áp dụng như thế nào. Theo từ ngữ tại Điều 48, cụm từ “tuân theo Điều 49” cho thấy sự ưu tiên của Điều 49 so với quyền này. Nếu đưa ra yêu cầu hủy bỏ hợp đồng trước và đáp ứng điều kiện áp dụng, chế tài hủy bỏ hợp đồng sẽ được áp dụng. Tuy vậy, nếu bên mua không đủ điều kiện hoặc không đưa ra yêu cầu hủy bỏ hợp đồng thì bên bán vẫn có quyền khắc phục. Ngược lại, nếu đề nghị khắc phục được đưa ra trước, dựa vào sự đồng ý của bên mua và các yêu cầu, cụ thể hơn là điều kiện thực tế để xem xét hủy bỏ hợp đồng thay vì khắc phục.
Về biện pháp khắc phục giao hàng không phù hợp với hợp đồng, nếu đặt ra sự lựa chọn giữa sửa chữa và thay thế thì 2 biện pháp này phải cho thấy sự phù hợp như nhau. Địa điểm, thời gian phải phù hợp và thuận tiện cho bên mua cũng như bên bán. Ngoài ra, quyền khắc phục của bên bán không ảnh hưởng đến quyền đòi bồi thường thiệt hại của bên mua. Do đó, như đã đề cập ở trên, dù là vi phạm cơ bản nhưng nếu đáp ứng đủ các yêu cầu thì bên bán vẫn có quyền khắc phục vi phạm.
Về lịch sử quy định Điều 48, bản kiến nghị hình thành Công ước không nhắc đến Điều 49 đã bị từ chối tại Hội nghị Viên. Từ đó thấy rõ hơn thứ tự yêu tiên áp dụng của 2 chế tài này66. Đồng thời, quyền hủy bỏ hợp đồng của bên mua không bị hạn chế bởi quyền tự khắc phục vi phạm của bên bán. Tuy nhiên, nhìn nhận quan hệ hợp đồng trên cơ sở thiện chí giữa hai bên, hủy bỏ hợp đồng nên được ưu tiên chỉ khi bên mua có quyền áp dụng ngay lập tức với đầy đủ điều kiện cần thiết. Đó là các trường hợp niềm tin của các bên bị phá hủy nghiêm trọng do vi phạm của bên bán, ví dụ sự thực hiện gian dối của bên bán đến mức không thể chấp nhận, bên mua bị ràng buộc nghĩa vụ với bên thứ ba hoặc không còn trông đợi gì ở hợp đồng,… theo đó, hủy bỏ hợp đồng