để đặt lại tính tương xứng giữa những gì bên mua nhận được và số tiền phải bỏ ra. Phạt vi phạm để nhận thêm một tỷ lệ trên phần giá trị hợp đồng bị vi phạm, để răn đe thúc đẩy bên kia dừng việc vi phạm lại và nhanh chóng khắc phục việc vi phạm. Bồi thường thiệt hại cho bên bị vi phạm nhận về những thiệt hại thực tế của bên này. Tạm ngừng hợp đồng và hủy bỏ hợp đồng để ngăn chặn tình trạng vi phạm tái diễn và để bên vi phạm tự mình tìm hướng khắc phục khác cho vi phạm. Giữa rất nhiều chế tài đó, buộc thực hiện đúng hợp đồng trong Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG) không chỉ cho thấy ưu thế về thiện chí hợp tác, duy trì quan hệ hợp đồng mà còn cho thấy ưu thế về lợi ích so với các chế tài khác trong nhiều trường hợp, đó là: (1) phục vụ theo đuổi lợi ích không thể thay thế; (2) ưu thế về chi phí theo đuổi tranh chấp; và (3) không mất đi quyền áp dụng các chế tài khác.
Trước hết, ưu thế về lợi ích thể hiện khi hàng hóa hợp đồng là không thể thay thế. Thực tế cho thấy, nếu hàng hóa là đồ cổ, hàng hóa được thỏa thuận là độc quyền, duy nhất hoặc không thể mua được từ các nhà cung cấp khác (sản phẩm thời trang, nghệ thuật…) thì không một chế tài nào khác làm tốt vai trò giữ gìn lợi ích mà bên mua mong đợi và đáng được mong đợi từ hợp đồng như chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng theo CISG.
Giả định rằng một thương nhân Hoa Kiều (quốc tịch Mỹ) tìm mua được thứ đồ cổ là bình gốm quý giá thời Minh do tổ tiên anh ta để lại. Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên xác định rõ ràng rằng đó là hàng thật. Nhưng sau đó, vì tìm được đối tác trả giá cao hơn nên bên bán không chịu giao hàng cho bên mua hoặc giao hàng giả cho người này. Bên mua trước vi phạm của bên bán có rất nhiều sự lựa chọn: yêu cầu bồi thường thiệt hại, có thể là phạt cọc, hủy bỏ hợp đồng, giảm giá… nhưng lợi ích và những mong muốn từ việc giao kết hợp đồng sẽ không thể nào giành lại được nếu anh ta không áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Một giả định khác về hàng hóa độc nhất không thể thay thế có thể gặp nhiều trong mua bán hàng hóa quốc tế, bên mua đặt bên bán sản xuất một lô hàng theo thiết kế, mô tả trong hợp đồng trong khoảng thời gian là 03 tháng cho sự kiện triễn lãm của bên mua. Trước ngày xảy ra sự kiện 07 ngày, cũng là thời điểm đến hạn giao hàng, bên bán không chịu giao hàng cho bên mua vì nhiều lý do. Trong trường hợp như vậy, bên mua không thể tìm đối tác khác, thiệt hại về vật chất và danh tiếng của bên mua là khó có thể đong đếm được, buộc thực hiện đúng hợp đồng sẽ là lựa chọn tối ưu cho bên bị vi phạm. Tương tự, hợp đồng giữa các bên thuộc đối tượng điều chỉnh của Công ước73 mua bán hàng hóa là tác phẩm nghệ thuật chẳng hạn tranh của các danh họa nổi tiếng: Vincent van Gogh, Picasso, Leona da vinci… hay quần áo là sản phẩm của thiết kế đặc biệt hoặc trong nhiều trường hợp khác như hàng hóa chất lượng nhất trên thị trường thì chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng sẽ là ứng cử viên số một cho bên bị vi phạm. Chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng vì thế bộc lộ được ưu thế độc nhất giúp người ta theo đuổi mong đợi ban đầu từ hợp đồng tương tự như tính không thể thay thế của hàng hóa hợp đồng.
Thứ hai, buộc thực hiện đúng hợp đồng còn cho thấy ưu thế về chi phí khi theo đuổi tranh chấp. Trong các nguyên tắc nền tảng của CISG và có tầm ảnh hưởng lớn đến nhiều chế