http://www.unilex.info/case.cfm?pid=1&do=case&id=491&step=FullText, truy cập lần cuối ngày 14/07/2017. Quyết định của Tòa án Quận Coburg (Đức) ngày 12 tháng 12 năm 2006, số 22 O 38/06,
http://cisgw3.law.pace.edu/cases/061212g1.html, truy cập lần cuối ngày 14/07/2017 và UNCITRAL Digest of case law on the United Nations Convention on the International Sale of Goods (2012), Digest of Article 35 case law, https://www.cisg.law.pace.edu/cisg/text/digest-2012-35.html, truy cập lần cuối ngày 14/07/2017.
54 Quyết định của Tòa Thương mại Hasselt (Bỉ) ngày 19 tháng 04 năm 2006, số A.R. 05/4177, http://cisgw3.law.pace.edu/cases/060419b1.html#cabc, truy cập lần cuối ngày 14/07/2017. http://cisgw3.law.pace.edu/cases/060419b1.html#cabc, truy cập lần cuối ngày 14/07/2017. 55 Quyết định của Tòa Phúc thẩm Grenoble (Đức) ngày 13 tháng 9 năm 1995, số 48992,
http://www.unilex.info/case.cfm?pid=1&do=case&id=151&step=Fulltext, truy cập lần cuối ngày 14/07/2017; Quyết định của Tòa Phúc thẩm SaarbrückenGrenoble (Đức) ngày 17 tháng 01 năm 2007, số 5 U 426/96-54, http://cisgw3.law.pace.edu/cases/070117g1.html#cabc, truy cập lần cuối ngày 14/07/2017.
vọng nào của bên mua ban đầu. Pháp luật một số nước xem đây là trường hợp không giao hàng cũng như là một trường hợp cấu thành vi phạm cơ bản56.
Theo Điều 35 (3) CISG, bên bán không chịu trách nhiệm về việc giao hàng không đúng hợp đồng như đã nêu trong các điểm từ a đến d của khoản trên nếu như bên mua đã biết hoặc không thể không biết về việc hàng không phù hợp vào lúc ký kết hợp đồng.
1.2.2 Nghĩa vụ bảo quản và giữ hàng hóa đã giao của bên mua cho yêu cầu thay thế hàng hóa thay thế hàng hóa
Đối với yêu cầu thay thế hàng hóa, Ðiều 82 (1) CISG cho thấy rằng bên mua có nghĩa vụ bảo quản và lưu giữ hàng hóa để có thể hoàn lại cho bên bán theo đúng tình trạng mà họ nhận. Nếu không, yêu cầu thay thế hàng hóa không phù hợp của họ sẽ bị từ chối. Trong trường hợp này, chi phí cho việc bảo quản, lưu giữ và hoàn lại hàng hóa sẽ do bên bán chịu.
Ở đây tồn tại hai nghĩa vụ song hành: nghĩa vụ trả lại hàng hóa (theo đúng tình trạng đã nhận) của bên mua và nghĩa vụ giao hàng thay thế của bên bán. Câu hỏi đặt ra là hai nghĩa vụ này có buộc phải thực hiện đồng thời không, cũng như thứ tự thực hiện nghĩa vụ nên như thế nào: bên mua hoàn lại hàng hóa xong, bên bán kiểm tra và giao hàng thay thế cho bên mua hay là bên bán phải giao hàng thay thế, bên mua kiểm tra xong mới hoàn lại hàng hóa. Phân tích từ ngữ chi thấy không bắt buộc về thứ tự thực hiện hai nghĩa vụ đó. Trường hợp này không giống với hủy bỏ hợp đồng (phải thực hiện đồng thời, trao đổi tiền hàng, hoàn trả những gì đã nhận), hai nghĩa vụ không ràng buộc nhau và không buộc phải thực hiện đồng thời. Thực tế, đề xuất của Nauy về vấn đề này đã bị Hội nghị ngoại giao bác bỏ. Việc đệ trình này cũng có vẻ hợp lý xét từ thực tế hàng đổi hàng tạo ra những vấn đề đáng cân nhắc. Tuy nhiên nó quá cứng nhắc và thiếu tính linh hoạt57.
Theo Điều 82 (2) (a) và (b), bên mua không buộc phải hoàn lại hàng hóa nếu: (1) việc không thể hoàn lại trong tình trạng ban đầu không do lỗi của họ; và (2) hàng hóa không thể sử dụng được hoặc bị hư hỏng theo kết quả kiểm tra hợp lệ.
1.2.3 Vi phạm cơ bản là điều kiện cho yêu cầu giao hàng hóa thay thế
Yêu cầu giao hàng thay thế chỉ được chấp nhận khi bên mua chứng minh được rằng hàng hóa được giao không phù hợp với hợp đồng và sự không phù hợp đó cấu thành vi phạm cơ bản. Khái niệm vi phạm cơ bản được quy định tại điều 25 của Công ước. Theo đó, vi phạm sẽ trở nên “cơ bản” khi vi phạm đó: (1) làm cho một bên bị thiệt hại, bị mất đi cái mà họ có quyền chờ đợi trên cơ sở hợp đồng; và (2) bên vi phạm có thể tiên liệu được hậu quả đó, đối chiếu với người thứ ba trong hoàn cảnh tương tự. Trong một số phán quyết của Tòa án vì bên