Như vậy, buộc thực hiện đúng hợp đồng cũng là một biểu hiện của nguyên tắc Favour Contractus. Buộc thực hiện đúng hợp đồng góp phần duy trì hợp đồng, buộc các bên thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng. Là một chế tài không nặng tính tư pháp, buộc thực hiện đúng hợp đồng hoàn toàn có thể dựa vào thương lượng đàm phán giữa các bên để đưa ra quyết định về việc khắc phục vi phạm như thế nào, gia hạn thực hiện nghĩa vụ như thế nào, thời gian, địa điểm và phương án thực hiện thế nào để thuận lợi cho các bên mà không làm tổn hại đến quan hệ hợp tác lâu dài.
Và cuối cùng, như đã phân tích ở chương 1, ưu thế về lợi ích của chế tài Buộc thực hiện đúng hợp đồng còn thể hiện qua khả năng áp dụng đồng thời với các chế tài phổ biến khác. Dựa vào nguyên tắc đánh giá tính hợp lý và thiện chí, các bên dễ dàng áp dụng chế tài này để theo đuổi mong muốn ban đầu của mình đồng thời không mất đi quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và lãi chậm trả mà không cần quá đặt nặng vấn đề chứng minh thiệt hại.
2.2 Một số vấn đề pháp lý đặt ra trong việc áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng hiện đúng hợp đồng
Tuy có nhiều ưu thế so với các chế tài khác trong một số trường hợp nhưng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng không phải là một chìa khóa vạn năng có thể vận dụng trong mọi hoàn cảnh có vi phạm. Không phải hễ có vi phạm hợp đồng người ta đều nghĩ ngay tới chế tài này và cũng không phải cứ lựa chọn chế tài này là được áp dụng bởi còn ràng buộc nhiều điều kiện.
Buộc thực hiện đúng hợp đồng không được ưu tiên áp dụng nếu gây bất lợi và và làm phát sinh những chi phí cao hơn khi so sánh với các chế tài khác. Nếu mục đích và lợi ích mà bên bị vi phạm mong đợi từ hợp đồng là thứ có thể thay thế, chế tài này thường không bộc lộ được những ưu thế của mình, mặt khác còn không là một chế tài được cân nhắc bởi mất thời gian, tốn chi phí cũng như một số rắc rối trong chứng minh điều kiện áp dụng.
Thói quen pháp lý của nhiều quốc gia, sự xa lạ và thiếu kiến thức lý thuyết cũng như thực tiễn về buộc thực hiện đúng hợp đồng cũng gây ra tâm lý e ngại cho các bên. Từ đó, thay vì bỏ thời gian, công sức và tiền bạc tìm hiểu về chế tài này thông qua nội dung văn bản của Công ước, các tài liệu nghiên cứu, đánh giá, các bài báo học thuật hay thông qua thực tiễn án lệ đồ sộ, các bên thường có xu hướng tìm về những chế tài quen thuộc và gần gũi với thói quen và tập quán của mình hơn. Chẳng hạn như, các thương nhân đến từ các quốc gia theo truyền thống thông luật như Anh, Mỹ sẽ có xu hướng lựa chọn chế tài bồi thường thiệt hại thay vì buộc thực hiện đúng hợp đồng như các quốc gia theo truyền thống dân luật.
Các trường hợp mà chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng cho thấy sự khó khăn trong việc áp dụng sẽ được trình bày dưới đây theo hai yếu tố chính: chi phí và tính phổ biến.
2.2.1 Sự cân nhắc chi phí và tính hợp lý
Đối với nhiều trường hợp xảy ra vi phạm cần khắc phục cụ thể, chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng tỏ ra không phù hợp vì những lý do sau:
Thứ nhất, khó khăn trong việc cân nhắc đánh giá tính hợp lý
Tính hợp lý và thiện chí là yếu tố quan trọng hàng đầu để xem xét áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng. Chế tài này sẽ không được áp dụng nếu thiếu đi tính hợp lý qua các biểu hiện: (1) Thông báo không được gửi đi theo một cách thức hợp lý; (2) Nội dung yêu cầu buộc thực hiện, yêu cầu bên bán sửa chữa hàng hóa không phù hợp một cách bất hợp lý hoặc yêu cầu thay thế hàng hóa không phù hợp mà không tồn tại vi phạm cơ bản; (3) Buộc thực hiện trong các trường hợp mà người có nghĩa vụ đủ điều kiện để được miễn trừ; (4) Bên có quyền có lỗi khiến cho bên kia không thực hiện được nghĩa vụ; (5) Gia hạn thời gian thực hiện nghĩa vụ mà không thông báo hoặc thời gian gia hạn là không hợp lý… Tất cả những nghĩa vụ chứng minh tính hợp lý nói trên sẽ thuộc về bên bị vi phạm – chính là bên có quyền đưa ra yêu cầu áp dụng chế tài này. Như vậy, nếu yêu cầu đưa ra được xem là bất hợp lý, bên bị vi phạm phải tìm đến các chế tài khác để khắc phục những vi phạm và thiệt hại mà bên vi phạm gây ra cho mình. Việc kiện tụng, theo đuổi lợi ích hợp đồng vì thế có thể trở nên khó khăn, tốn kém về nhiều mặt nếu bên vi phạm thiếu kiến thức trong việc đánh giá tính hợp lý cho yêu cầu của mình.
Thực tế, Tòa án đã từ chối yêu cầu buộc thực hiện đúng hợp đồng của bên mua bởi người này không chứng minh được rằng mình có đưa ra yêu cầu buộc thực hiện đúng hợp đồng theo Điều 46 CISG hay có gia hạn thời gian thực hiện nghĩa vụ cho bên bán theo Điều 47 (1) CISG dù chứng minh được rằng bên bán đã giao hàng hóa là thiết bị kỹ thuật bị khiếm khuyết. Không những thế, bên mua còn bị áp dụng chế tài thanh toán lãi chậm trả cho bên bán80. Điều kiện cấu thành vi phạm cơ bản cũng gây khó khăn trong nghĩa vụ chứng minh của bên bị vi phạm. Bên mua sẽ phải có sự cân nhắc, tính toán nhất định để xác định xem hàng hóa không phù hợp với hợp đồng, hàng hóa bị khiếm khuyết có thể được sử dụng hay bán lại hay không, khiếm khuyết có nghiêm trọng hay không… để lựa chọn áp dụng chế tài này bởi nếu không vi phạm giao hàng hóa không phù hợp với hợp đồng đó sẽ không cấu thành vi phạm cơ bản, yêu cầu giao hàng thay thế sẽ không khả thi. Từ đó thấy được rằng nếu có ý định áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng, các bên cũng mất thời gian và công sức nhất định trong việc cân nhắc lựa chọn chế tài này. Ngoài ra, thực tiễn phán quyết của các cơ quan phân xử cho thấy nội dung thông báo hợp lệ81 hay tính hợp lý82 của yêu cầu cũng cho thấy sự phức tạp trong việc xác định và chứng minh trên thực tế.
Cũng chính bởi tính linh hoạt mềm dẻo của CISG, các quy định về áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng hợp đồng trên thực tế thường không được quy định một cách
80 Quyết định của Tòa Phúc Thẩm Poitiers (Pháp) ngày 26 tháng 10 năm 2008, “technical equipment case”, http://www.unilex.info/case.cfm?pid=1&do=case&id=996&step=FullText, truy cập lần cuối ngày 14/07/2017. http://www.unilex.info/case.cfm?pid=1&do=case&id=996&step=FullText, truy cập lần cuối ngày 14/07/2017. 81 Xem: 1.2.1.1 Nội dung của thông báo, chương 1 đề tài này.