Nghệ thuật khắc họa không gian, thời gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ sự vật trong tiểu thuyết trước giờ nổ súng của lê khâm (Trang 99 - 192)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1. Giá trị của từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người và chiến tranh

3.2.2. Nghệ thuật khắc họa không gian, thời gian

* Nghệ thuật khắc họa không gian

Ở mỗi tác phẩm, nhà văn thường chọn cho mình một khơng gian để diễn ra các sự việc, sự kiện và cũng là mơi trường hoạt động chính của nhân vật. Trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng, có ba khơng gian chính đan xen là: hang núi Vượn, làng Phi Lạt và mặt trận bộ. Đây là không gian chiến trường Hạ Lào khốc liệt.

Hang núi Vượn là nơi bí mật để các thành viên trong tổ trinh sát trú ẩn và hoạt động. Không gian hang núi Vượn được hiện lên qua miêu tả của tác giả Lê Khâm được tập trung vào một số từ ngữ và hình ảnh đã xuất hiện trong tác phẩm:

* Không gian làng Phi Lạt trong chiến tranh

Đó là khơng gian tự nhiên với: bậc sông, bến sơng, con đường mịn, hốc

đá, mặt trời đỏ bầm như đĩa tiết đông, một dòng suối lửa vàng ủng, rẻo đất dài và hẹp chạy dọc theo bậc sơng,…

Đó là khơng gian sinh hoạt của người dân với: hai mươi mốt túp lều thấp,

hàng rào lơng nhím đầu làng, một cái làng tề ngắc ngoải, vơi người, mất tên,…

Đó cịn là khơng gian đồn Pà Thạc do Pháp chiếm đóng với: bùn, cái đồi

mu rùa, chỗ sườn đồi trọc, con đường đá lớn, đá, đất đỏ, nhà,…

* Không gian núi Vượn nơi đội CC3 ẩn nấp

Đó là khơng gian tự nhiên với: bãi sỏi, chân đồi, một góc suối vắng, một

quãng suối dài, quả núi cao thắt cổ bồng, sườn núi, sườn núi Vượn, …

Đó là khơng gian sinh hoạt với: cửa hang, cửa hang đá, góc hang, hang

đá, một tảng đá, mũi thạch nhũ lủng lẳng treo trên đầu, nhà hoang, nóc hang, vách đá, vịm hang, …

Có thể thấy, làng Phi Lạt bị giặc Pháp chiếm đóng trở nên hoang tàn, xơ xác và tiêu điều. Mặt trận bộ trong khơng khí hối hả, tất bật, cán bộ hăng hái bàn kế hoạch mở chiến dịch đánh Pà Thạc và đợi bản báo cáo của đội CC3 mang về. Khơng khí hội nghị căng thẳng vì những quan điểm trái chiều trong hướng mở chiến dịch.

Lê Khâm cịn tìm cách mở rộng khơng gian tác phẩm bằng phạm vi hoạt động của nhân vật. Sự di chuyển không ngừng của đội chuẩn chiến CC3 trên đường về mặt trận bộ đã làm cho không gian vừa sinh động, vừa thay đổi liên tục phù hợp với diễn biến của cuộc chiến.

Đó là khơng gian con đường, đèo với: đèo yên ngựa, những hố chân voi sâu

ngập gối, những vùng đầm lấp lánh giữa rừng, quãng đường đèo chết lặng,…

Đó là khơng gian rừng núi, đồi với: các chỏm núi, dãy núi đá xám dựng

đứng, đá vơi, lịng núi, lũng, những mấu đá ướt, những mũi đá mấy chục thước bên dưới, núi đá, quãng đồi cháy nắng rừng vầu, rừng vắt, sợi dây leo, sợi dây rừng, sợi dây rừng to bằng ngón chân, sợi dây rừng lạnh buốt, vùng núi trọc, vùng núi trọc khơng suối, vực, vực đen,…

Đó cịn là khơng gian sơng, suối, thác với: bụi nước, cái thác hình chữ

chi, cây cột đá hình xương sống voi, dịng nước, đá trơn, lịng suối,…

Đội chuẩn chiến 3 trên đường trở về mặt trận bộ gặp một “khơng gian cản trở” bao gồm rất nhiều hình ảnh dữ dội để thử thách tinh thần, ý chí và sức lực của những người lính. “Đội CC3 gặp dãy núi đá xám dựng đứng cao ngợp mắt”, “Mây móc vào ngọn thông, thông cắm vào đỉnh đá, đá sừng sững thành vại đổ xuống thung lũng sâu đầy ngọn cây nhỏ như cái hố chông”, “Chim đứt đường không đủ sức vượt núi cũng tránh xa quãng đèo chết lặng này”. Tác giả cũng luân

phiên, lắp ghép nhiều mảng không gian khác nhau như làng Xa Ming, đồn giặc, Khiêm bị nhốt ở một nơi mà “từng ngõ ngách trong cái đồn chính Pà Thạc này

Khiêm và anh em trong đội đã bị qua lại bao nhiều lần khơng nhớ hết”.

Không gian khắc nghiệt cứ loại dần từng người. Đơn vị nhiều lần bị phục kích khến cho hai người dẫn đường là Lích và Đại hi sinh từ lúc đầu. Bất đắc dĩ, Văn Thon trở thành người dẫn đường nhưng “lần đầu tiên trong đời, anh bị rừng

đánh lừa”. Mà các chiến sĩ ở Lào đều biết “lạc rừng là tối ư nguy hiểm” vì rừng

sẽ đưa người ta tới “con đường chết”. Không gian con đường đươc nhắc tới rất nhiều lần. Nó khơng phải là con đường lộ thiên như đường mịn mà là con đường bí mật, khơng có vết chân người. Nói cách khác, con đường nằm trong đầu óc của con người, nó như một thử thách trí não của những người lính. Con đường bí mật số 2 khơng tìm thấy mà chỉ thấy bộ xương người nằm trong bụi cây, chỉ thấy Chánh không chịu nổi gian khổ nên đào ngũ và bị đồng đội bắn chết, chỉ thấy Sử tự sát, Pha bị bệnh, Khiêm bị địch bắt.

Đó cịn là khơng gian của rừng vắt “cái tên Pà Thạc nghĩa là rừng vắt”. Chúng chạy “rào rào” đuổi theo người để hút máu. Rừng dữ cịn có rắn, rít, rận… Khơng gian trở nên hoang vu và hiểm trở.

Khơng chỉ có động vật mà thực vật cũng gây cản trở con người “các bụi

rậm vươn móng nhọn quều qo móc áo người, níu lại”; “rừng xé nát người anh”, “một hàng rào lau lách chắn ngang”, “rừng lau dài hết tầm mắt”, “Văn Thon đâm bổ vào lưới sắc như dao cạo”, “bức tường xanh bọc kín anh, thả dây gai trói ghì, muốn nuốt chửng người đi lạc”.

Khí hậu Lào thất thường, cả ngày lẫn đêm khơng ngừng hành hạ con người đến kiệt sức “rét ngấm vào xương, rút tay chân muốn quắp lại, mới vài

giờ trước nằng còn nung trời như tấm sắt”

Nhà văn cịn mở rộng khơng gian theo hồi ức của các nhân vật. Đây chính là khơng gian tâm lí. Nhà văn có thể mở rộng tối đa theo ý đồ sáng tác và dụng ý nghệ thuật của mình.

Người đọc cũng được chứng kiến không gian của những lễ hội mang đậm sắc thái văn hóa Lào và khơng gian Phật giáo. Không gian chùa vừa thiêng liêng vừa gần gũi với đời sống của người Lào.

Đó là không gian nhà chùa được Lê Khâm miêu tả khi theo mè Xỉ lên chùa thỉnh sư ông ở chùa Phi Lạt và về làm lễ ở nhà mình:

“Một lúc sau ông sư đến, mặc áo dài tay lụng thụng màu vàng rực. Bà cụ xuýt xoa theo sau. Ông sư thắp một cây nến, cắm trên mâm cúng mè Xỉ vừa bày xong. Nắm gạo, dúm muối, quả trứng, thêm mấy bông hoa đại ngắt vội ở sân chùa, tất cả xếp trên cái mâm gỗ tròn đã cáu đen. Mấy sợi bông trắng nằm vắt ngang qua mâm. Ơng sư ngồi xếp bằng trịn, lần tràng hạt, bắt đầu làm lễ xù khoẳn (gọi vía). Bài kinh tiếng Phạn tụng rầu rầu kéo dài như cơn mưa khơng dứt bên ngồi: A-li-na la-ma-vê la-ma-ni xíc-kha pa-thang xơm-ma ti-nha miii...”

Đó là khơng gian ngày hội trong hồi tưởng của Pha:

“Pha tần ngần một lúc, rồi rút dưới đáy hòm chiếc váy nhung đỏ thêu chỉ bạc. Váy múa ngày hội của mẹ ngày trước. Mặc đồ người chết để lại, có tội lắm. Nhưng Pha cần mặc đẹp. Hơn ba năm mới một lần thăm chồng. Mẹ Pha chắc không giận đâu. Pha cài cúc áo, hát lẩm nhẩm:

Hỡi chàng trai đó ơi

Em khơng hát được lâm tơi... hủa đon tàn...

Áo xống ngày hội, bài hát ngày hội. Pha cũng vui như hội. Pha lên gặp chồng, rủ anh về, bắt anh về.

Nhưng đêm nay dưới trăng sáng Đơi ta biết nhau đây...?

Trước đó, khi mè Xỉ ghen với mẹ Pha, cũng đã nhớ về cảnh lễ hội mà bố mẹ Pha từng tham gia:

“Ơng cụ rèn súng kíp nổi tiếng khắp vùng, súng bắn trăm phát đậu trăm, mười năm không hỏng. Bà vợ rời tay cấy lúa lại ngồi vào khung cửi dệt. Ngày hội, hai vợ chồng dắt hai con đi chơi, vác theo cái đàn khoỏng vông. Chồng đánh đàn, vợ múa. Mẹ Pha múa ít người theo kịp. Con đã gả chồng mà trông bà ta vẫn ong óng như gái đương xn.”.

Hình ảnh chiếc váy nhung đỏ thêu chỉ bạc của mẹ Pha, cái đàn khoỏng vông của bố Pha giúp người đọc mường tượng ra không gian lễ hội của người Lào.

Ngồi ra, có thể thấy, tác phẩm khơng chỉ có “khơng gian cản trở” được mở rộng theo đội chuẩn chiến CC3 trên đường trở về mặt trận bộ mà cịn có không gian, “không gian xã hội” ở mặt trận bộ; khơng chỉ có “khơng gian của ta” mà cịn có “khơng gian của địch” - không gian chiến tranh; mà cịn có “khơng gian lãng mạn” làm bối cảnh cho những mối tình đẹp.

“Tiếng lá khô sột soạt đến gần, dừng lại. Soan cúi mặt, tim đập như trống báo động máy bay, đất sụt dưới chân. Ai cầm tay Soan thủ thỉ rất lâu, vuốt tóc Soan. Người Soan nóng rồi lạnh từng cơn. Cả một rừng chim nổi lên hót ghẹo chung quanh, một giọt nắng đùa đai nhảy mãi trên mũi Soan, bắt Soan phải ngẩng lên bằng được.

Trời xế chiều. Soan và Khiêm chúi đầu vào cái tổ chim rơi, cãi nhau rất hăng. Bốn con chim tí xíu ngốc mỏ, rung tít cái đầu trịn địi mẹ bón. Đơi bên đồng ý mang về ni. Soan tính cho ăn cơm nó mới hiền, mới ngoan. Khiêm cứ nhất định phải cho ăn cào cào, sâu róm nó mới khỏe. Soan dỗi, trèo lên cây đặt tổ chim vào chỗ cũ. Soan nhảy xuống, vì trượt chân mới ngã vào lịng người u, chứ Soan khơng cố ý...”.

Khung cảnh rừng vắng thơ mộng đã góp phần tạo dựng tình yêu đẹp của Khiêm và Soan “cả một rừng chim nổi lên hát ghẹo chung quanh, một giọt nắng

Khi Văn Thon mang được bản Anh hùng ca số 5 về tới nơi thì khơng gian ở mặt trận bộ trở nên đẹp hơn bao giờ hết “Buổi chiều nay trên sông Xê

Ban, nắng vẫn êm, rừng vẫn rung điệu nhạc cành lá như trong những ngày thanh bình nhất của đất nước Triệu Voi… Tiếng hát trong vắt thổi nắng gợn trên sông. Một con voi nhà ngừng vòi cuộn lá, trầm ngâm phe phẩy tai. Rặng vầu lay ngọn đếm nhịp”.

Khi liên quân Lào - Việt rầm rộ tiến đánh Pà Thạc thì thiên nhiên đã trở nên sôi động, hào hùng, đội quân đông đảo bao gồm cả con người và đất trời cùng ra trận “Gió trở chiều từ lúc nào, lùa qua đèo tạt xuống sơng Xê Ban…

Sóng người ào ạt đổ về hướng Nam theo con đường đã mở…Bộ đội tụ thành những đám xanh lá xếp vng trên bãi chảy từng dịng xuống sơng. Mấy chục chiếc thuyền đan chéo nhau qua lại. Sóng người ào ạt đổ về hướng nam theo con đường đã mở… Những tiếng trầm thanh của thác, rừng, voi, chim cũng hòa thành một điệu nhạc xô bồ, dữ dội, ngùn ngụt tỏa lên rung trời… Sông núi Lào hát khúc hùng ca đời đời không tắt”.

* Nghệ thuật khắc họa thời gian

Nhan đề của tác phẩm Trước giờ nổ súng cho thấy thời gian trong tác phẩm đóng một vai trị rất quan trọng. Bởi vì trước giờ nổ súng bao giờ cũng là thời khắc căng thẳng và kéo dài chậm chạp.

Thời gian được khắc họa ở dạng đơn tuyến, trong thời gian khá ngắn, chỉ khoảng nửa tháng, bắt đầu từ lúc đội chuẩn chiến CC3 điều tra đồn Pà Thạc sau đó họ phải trở về nộp tài liệu cho mặt trận bộ để mở chiến dịch. Hành trình mang anh hùng ca số 5 về mặt trận theo quy định chỉ có 8 ngày.

Thời gian được Lê Khâm miêu tả càng tăng tính khó khăn để thử thách lịng người. Đội CC3 phải “sờ soạng trong đêm đen” để vượt qua những thác núi cheo leo mà “một bước xảy chân là lao theo thác, xuống những núi đá mấy

chục thước bên dưới”.

Các từ ngữ chỉ thời gian được lặp với tần số cao cho thấy các nhân vật ám ảnh về thời gian rất sâu sắc. Thời gian cuộc hành trình được ghi chép tỉ mỉ

trong tập nhật kí Anh hùng ca số 5. Đội CC3 rất lo lắng và liên tục đo thời gian từ nhiều điểm khác nhau. Họ muốn thời gian vật lí chạy thật chậm để họ có dịp rút ngắn khơng gian. Thời gian tâm lí trở nên mâu thuẫn với thời gian đồng hồ

“cái đồng hồ trên tay Lương vẫn xoay trịn đơi kim khắc nghiệt. Đội chuẩn chiến trễ hẹn với mặt trận bộ mất ba hôm rồi. Phải đi gấp”. Để diễn tả sự trôi đi gấp

gáp của thời gian, tác giả dùng hình thức gộp, nhắc lại nhiều lần “Mặt trời vòng

qua đầu anh nhiều chuyến. Trăng hiền mở to mắt nhìn con người đang đi lảo đảo, kéo theo cái bóng cũng rách rưới như mình, khơng nghỉ”, “Mặt trăng thay nhau soi đường cho con người kì lạ đang băng qua các đồi tranh, chốc chốc lại ngã, bật dậy, đi”, “Mặt trời lên cao. Đứng bóng. Xế chiều”. Dịng thời gian thiên nhiên trơi q nhanh, ngồi ý muốn của con người.

Trong khi thời gian trôi quá nhanh đối với đội chuẩn chiến CC3 thì thời gian trơi q chậm đối với mặt trận bộ. Họ ngóng chờ CC3 trong hồn cảnh khó khăn, gian khổ: đói ăn, thiếu ngủ, bom đạn, rừng cháy, mưa lũ, tin dữ từ khắp nơi tức tốc gửi về, giặc kéo thêm viện binh… “Tình hình hết sức bất lợi mà đội

CC3 vẫn chưa thấy tăm hơi”. Kịch tính căng thẳng khi số người đồng ý bỏ Pà

Thạc ngày càng đông. Thời khắc trở nên hết sức căng thẳng với những ai còn giữ chủ trương cũ. Đối với Tuyên “đêm từ từ trôi, dài như một đời người”.

Trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng, Lê Khâm đã sử dụng thủ pháp thời gian đồng hiện. Sự thay đổi liên tục về không gian nhưng lại diễn ra trong cùng một thời gian. Nhà văn tái hiện thời gian quá khứ bằng hồi tưởng của nhân vật hoặc nhà văn miêu tả quá khứ của nhân vật. Đây là cách để Lê Khâm thể hiện dụng ý nghệ thuật: quá trình nhận thức, tham gia và trưởng thành của con người cách mạng.

Thời gian chậm lại bởi những đoạn suy từ và hồi tưởng của Sử. Từ khi còn đi học, Sử đã ln bị ánh sáng của lí tưởng anh hùng soi chiếu. Sử thường đọc các tiểu thuyết kháng chiến và những tập truyện phiêu lưu mạo hiểm của Jules Verne, nhà văn Pháp chuên ciết triêu thiết mạo hiểm khoa học. Sử thuộc

gần hết thơ Tố Hữu. Thơ của Sử dán bích báo lớp đệ tam chuyên Khoa Văn học với những hình ảnh “trống thúc quân reo”, “vỗ kiếm hát trên biên thùy”,

“vó ngựa chinh phu” và “mắt huyền đẫm lệ”. Vì sao Sử vào bộ đội? Có hai

người biết rõ: Sử và Tuyết Lan. Tuyết Lan là cô gái con nhà giàu Hà Nội, cùng tản cư về hậu phương như gia đình Sử, sợ máy bay nhưng vẫn mặc áo lụa hồng viền đăng ten, chấm một giọt nước hoa kín đáo ở cổ. “Hai năm liền Sử đón Lan

đi học theo con đường đê, vì Lan rất sợ trâu. Lan cười, tiếng cười trong như hạt trai rót xuống đĩa sứ. Sử đi sau ngắm mái tóc nhảy nghịch trên cái cổ ba ngấn trắng muốt mà nghĩ ra không biết bao nhiêu là thơ”. Đùng một cái, Lan

lấy chồng, về làm dâu một bà chủ đồn điền. Mấy hơm sau, Sử kí giấy tình nguyện nhập ngũ. Sử lao mình theo cái lí tưởng anh hùng lâu nay bị cơ gái ích kỷ và giả dối kia che khuất, và cũng để nguôi bớt thất vọng. Sau ba tháng tân binh, bốn tháng học lớp hiệu thính viên, Sử được bổ sung vào Quân tình nguyện. Nhờ hiểu rõ về hoàn cảnh và nội tâm của Sử, người đọc dễ dàng thông cảm cho hành động tự sát của anh.

Thời gian quá khứ cũng được nhà văn khéo léo lồng ghép thông qua những câu chuyện thần thoại của người Lào về quá trình hình thành và phát triển của đất nước Triệu Voi. Qua đó, nhà văn kín đáo gửi gắm thơng điệp về những bài học nhân sinh hay ca ngợi quá khứ hào hùng và truyền thống bất khuất của nhân dân Lào. Lê Khâm sử dụng hầu hết các thủ pháp thời gian như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ sự vật trong tiểu thuyết trước giờ nổ súng của lê khâm (Trang 99 - 192)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)