Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ sự vật trong tiểu thuyết trước giờ nổ súng của lê khâm (Trang 93 - 99)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1. Giá trị của từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người và chiến tranh

3.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

Mỗi nhà văn, khi sáng tác một tác phẩm văn chương, bao giờ cũng chú ý đến hệ thống nhân vật của mình và dụng cơng xây dựng những hình tượng nhân vật tiêu biểu cho tác phẩm. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết

Trước giờ nổ súng của Lê Khâm chủ yếu được tác giả đi sâu vào khai thác thơng qua tình huống kịch tính của tác phẩm và thơng qua ngơn ngữ kể chuyện của tác giả.

Trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng, tình huống kịch tính được đặt ra khi đội chuẩn chiến 3 gặp khó khăn trên hành trình trở về mặt trận bộ. Nội dung chính của chuỗi biến cố kéo dài theo hành trình của tám nhân vật. Chuỗi biến cố này bắt đầu từ một sự cố trục trặc ở Ban chỉ huy. Chính ủy Thơng Phun gửi thư hỏa tốc bằng tiếng Lào cho biết con đường bí mật số 1 đã bị lộ, đề nghị thơng báo gấp cho CC3 để đi đường khác. Tham mưu trưởng Đặng có tính quan liêu, thích thủ tục dài dịng, mãi đến hai ngày sau mới hiểu được tính khẩn cấp của lá thư.

Sau đây là một phần nội dung lời kể của tác giả và lời thoại của các nhân vật có thể giúp người đọc hình dung ra tình huống khẩn cấp lúc bấy giờ:

“Đặng lại ngồi vào bàn giấy, lật tập công văn vào chiều hôm sau. Lá thư của Thơng Phun viết ngắn, khơng có câu mào đầu trang trọng: “Của Ủy ban kháng chiến mặt trận gửi các đồng chí trong Ban chỉ huy Quân tình nguyện thân mến và quý trọng được biết” như mọi lần.

“Tôi vừa nhận tin hỏa tốc của trinh sát Lào. Con đường bí mật số 1 từ Pà Thạc về đây bị lộ. Địch rải qn phục kích dọc đường từ hơm qua. Bên tôi cán bộ vắng cả. Anh điện ngay cho đội CC3 chuyển sang đường khác. Nếu chậm, có thể...”.

Đặng đi như chạy sang lán mật mã. Buồng làm việc của mật mã che kín mít, bộ đội thường gọi đùa là “buồng đẻ”. Đặng vén tấm ni lơng, xộc vào.

Đồng chí mật mã vơ cái chăn úp chụp trên đống tài liệu lắp bắp: - Yêu cầu anh ra ngoài.

- Gấp lắm, cậu cứ... - Đồng chí ra đi!

Bị cự thẳng tay, Đặng phát khùng, nhưng phải rút lui. Anh tạt sang lán điện đài, chặn tay đồng chí hiệu thính viên đang gõ cái ma níp lia lịa:

- Điện hỏa tốc cho CC3, đánh cờle cũng được. - Báo cáo anh, họ hết ca ban nãy.

- Bao giờ liên lạc được? - Chiều mai ạ.

Đặng ngồi bệt xuống sạp, vuốt mồ hôi lạnh ướt trán. Mặt anh sạm như rắc tro. Đồng chí mật mã đến trao bức điện ngắn: “Quân số đủ Điều tra G.M.4 sắp xong, đang đợi Pha vào gặp Mn chưa ra. Đường an tồn. Sẽ về đúng hẹn - Lương”.

Từ đây, thời khắc có giá trị tính bằng sinh mạng của con người. Đặng muốn trốn tránh trách nhiệm nên cố tính viết sai ngày gửi nhưng “thời gian vật lí” khơng cho phép ai cải biến nó.

“Đặng khơng nghe lời phân trần xoắn xt của đồng chí mật mã. Anh hiểu nguyên tắc không được vào buồng mật mã. Nghĩ một lúc, anh lấy sổ điện, viết vội: “Gửi CC3 - Đường số 1 lộ, chuyển ngay đường khác - Đặng, 18.12.52”.

Đồng chí mật mã cầm sổ đi, lại bước vào: - Báo cáo anh, hôm nay ngày 19 đấy ạ. - Gì nữa?

- Anh ghi lầm ngày. Đề nghị anh ghi luôn giờ viết điện sang bên cạnh. Đặng vùng vằng chữa ngày, ghi giờ. Anh đã cố ý viết sai, nhưng không được. Anh lầm lầm ra về. Tiếng gõ ma níp giịn tan vẳng theo anh như chế giễu. Đồng chí mật mã cầm cây ba toong bịt bạc chạy theo đưa trả anh, còn thanh minh thêm mấy câu nữa.”

Sự chậm trễ đó là một sai lầm chết người khi bức điện gửi đi thì đã muộn, đội CC3 lọt vào ổ phục kích của địch, điện đài đã bị hỏng nặng “chỉ còn là cục

sắt lạnh. Từ nay, đội chuẩn chiến 3 rơi tõm vào im lặng. Người dẫn đường cuối cùng đã hi sinh”. Sự cố này khởi đầu cho những trang đầy máu và nước mắt

của bản Anh hùng ca số 5.

Lê Khâm cũng tạo ra nhiều tình huống nguy hiểm chết người khiến cho sự thử thách các chiến sĩ càng tăng cao “tiếng sỏi rơi mé sau. Lương quay đầu,

kêu một tiếng khẽ. Pha biến đâu mất”; “Anh chới với đạp chân vào vách núi, vẫn trượt… Lương rơi, cả đội sẽ rơi, lao xuống vực”.

Trước hồn cảnh khó khăn, mỗi thành viên trong đội tự bộc lộ tính cách của mình. Lương vẫn quyết tâm, Văn Thon có tinh thần trách nhiệm, Khiêm bị địch bắt, bị tra tấn nhưng vẫn lạc quan tin tưởng và sự tất thắng của chiến dịch. Lích và Đại đối mặt với giặc đã chọn cái chết chứ nhất định không chịu để lộ tin tức.

Lê Khâm đã tái hiện được hình ảnh của quân tình nguyện Việt Nam và bộ đội Lào trong một tình huống kịch tính, thể hiện tinh thần hi sinh dũng cảm, tinh thần bất khuất kiên cường của hai dân tộc anh em. Lê Khâm bộc lộ một cái nhìn hiện thực tỉnh táo, nghiêm ngặt. Nhà văn đã để cho nhân vật của mình rơi vào những cảnh ngộ căng thẳng, kịch tính, gay gắt để bộc lộ chiều sâu tính cách và phẩm chất.

Khi xây dựng nhân vật, Lê Khâm chú ý đến tác động nhiều chiều, nhiều mặt đối với sự phát triển tính cách nhân vật. Vì thế ơng tạo nên sự đa dạng trong thế giới nhân vật của mình nói chung và sự phong phú trong tính cách của từng nhân vật nói riêng. Tình huống kịch tính cũng cho phép tác giả làm rõ bản chất xấu xa, độc ác của những nhân vật phản diện. Nhân vật Mn vì lợi ích cá nhân đã sẵn sàng bán rẻ bản thân, quay lưng chỉ điểm cho giặc, sát hại dân lành, trong đó có cả chính người thân của mình.

Chánh cũng khơng thể vượt lên hồn cảnh mà đào ngũ, chạy vào đồn giặc phản lại đồng đội.

“Sử đến chỗ tập trung, hổn hển:

- Anh Lương coi chừng... Chánh đào ngũ...

Lương đứng ngây một loáng, vụt chạy ào trở ra đường. Văn Thon hỏi ngay:

- Chánh đến chưa?

Lương biến sắc mặt, hộc tốc phóng sang bên kia đường. Cái ba lô đựng máy và khẩu súng trường Anh của Chánh nằm trên cỏ. Lương quát Khiêm đeo ba lô. Thấy Lương xách súng lao vút trên đường lớn về phía đồn, Văn Thon và Khiêm đâm bổ theo.

… Vừa lúc ấy, một bàn tay chụp nòng súng. Viên đạn réo lên trời một tiếng mèo rít ngắn.

- Anh... anh cố giết nó sao?

Văn Thon lắp bắp. Anh hiểu rằng Chánh trốn vào đồn. Nhưng vì sao Lương phải giết hắn? Hắn đào ngũ nhưng bỏ lại súng. Nghĩa là hắn chỉ muốn thốt thân, khơng chống lại ta.

Lương gạt tay Văn Thon, lên đạn, ngắm. Chánh đã chạy xuống đến chân đồi, khuất biến. Lương từ từ hạ súng, nói lập cập:

- Địch tra hỏi hắn khai hết… chiến dịch hỏng… phải bịt mồm hắn, hiểu chưa? Phải bịt mồm...

… Nhưng anh đang bắn theo Chánh, cố giết một người mới ban nãy cịn rót bát nước nóng đưa cho anh... Khẩu súng đã chắc tay, gắn vào người anh, biến thành xương thịt của anh Viên đạn sắp vọt ra, chính là ngón tay sắt của anh xỉa vào lưng thằng phản bội.”.

Theo Trần Đăng Suyền “Hạt nhân cơ bản chi phối toàn bộ sáng tác của

Lê Khâm là quan niệm của anh về chiến tranh, về con người trong chiến tranh cách mạng. Với Lê Khâm, chiến tranh không chỉ là điều kiện để con người bộc lộ phẩm chất tốt đẹp, anh hùng mà còn là mơi trường sàng lọc phân hóa con người”. Lê Khâm là nhà văn có phong cách hiện thực tỉnh táo nên việc ông xây

dựng những nhân vật như Chánh - thấy khó khăn, khơng chịu đựng được gian khổ là sẵn sàng đào ngũ, bỏ trốn đơn vị theo địch xuất hiện trong tác phẩm của mình cũng khơng có gì q bất ngờ. Các từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người được Lê Khâm sử dụng hữu dụng khi miêu tả đã làm nổi bật lên hình ảnh của các nhân vật.

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm cịn được thơng qua ngơn ngữ kể chuyện của tác giả.

Chủ đề chính của tiểu thuyết Trước giờ nổ súng là ca ngợi phẩm chất anh hùng của những người chiến sĩ cách mạng không phân biệt Lào hay Việt. Tác phẩm khơng chỉ có giá trị giúp người đọc nhận thức được bản chất tốt đẹp của các nhân vật mà cịn “kích thích, thôi thúc họ phải suy nghĩ, phải vươn lên, phải với tới một cái gì”. Trong quá trình xây dựng nhân vật, nhà văn đã tạo ra

được những nhân vật sống động, cụ thể, có tâm hồn phong phú, có cá tính rõ nét, phục vụ đắc lực cho chủ đề của tác phẩm. Ơng cũng đã thành cơng trong việc khắc họa nhiều số phận và tính cách nhân vật.

Khi xây dựng nhân vật anh hùng trong thời chiến, nhiều nhà văn đã chọn hình ảnh người anh hùng trong đời thực để đưa vào trang sách thì Lê Khâm thường chọn những con người bình thường trong quần chúng cách mạng do va đập trong cuộc sống chiến đấu mà trưởng thành và trở thành anh hùng như đại đội trưởng Lương, đại đội trưởng Văn Thon.

Nhân vật Lương là một người chịu nhiều đau thương, mất mát trong chiến tranh. Vết thương in hằn trên khn mặt của anh. Gia đình Lương đã hứng chịu những thảm khốc của cuộc chiến tranh. Nỗi đau ấy khiến anh già hơn hẳn so với tuổi 28. Anh là một người chiến sĩ trinh sát mưu trí, dũng cảm, giàu nghị lực, giàu kinh nghiệm và có tinh thần trách nhiệm cao. Anh cũng là người giàu tình cảm, biết quan tâm, chia sẻ khó khăn với đồng đội, yêu thương con và có lịng vị tha đối với vợ.

Văn Thon từ nhỏ đã chứng kiến cảnh gia đình cũng như làng xóm đói kém bởi nạn sưu cao thuế nặng, phu phen lao dịch nặng nề. Bố mẹ mất vì chiến tranh. Mười năm tu trong chùa, anh luôn dằn vặt, đau khổ, rơi vào bế tắc, tuyệt vọng vì khơng tìm ra chân lí cuộc sống. Ánh sáng cách mạng soi rọi hồn anh khi gặp nhà cách mạng Thông Phun. Tham gia cách mạng, được sống và chiến đấu cùng với thành viên trong đội chuẩn chiến CC3, chứng kiến từng thành viên bên cạnh sẵn sàng hi sing khơng toan tính để bảo vệ anh và giúp anh đưa bản báo cáo kịp thời về mặt trận bộ, góp phần quyết định chiến thắng của quân đội Việt - Lào trên chiến trường Pà Thạc, đã giúp Văn Thon tìm ra chân lí. Đó chính là tinh thần quốc tế, tinh thần cách mạng vô sản. Lịch sử cá nhân của Văn Thon gắn liền với lịch sử cách mạng của Lào nên thông qua nhân vật Văn Thon, tác giả muốn giới thiệu về lịch sử cách mạng Lào. Hình tượng nhân vật Văn Thon mang ý nghĩa khái quát cao.

Mỗi người một hoàn cảnh khác nhau, trải qua quá trình đấu tranh và giác ngộ cách mạng để được đứng trong hàng ngũ. Lê Khâm cho thấy q trình chuyển biến khó khăn mà tất yếu của quần chúng, đặc biệt là quần chúng trung gian đến với cách mạng. Nhân vật chị Pha là một người như thế. Chị tạo ấn tượng với người đọc bằng một đơi mắt xếch. Gia đình chị chia lìa tan tác từ ngày làng Phi Lạt bị Pháp vây đốt. Chị lần lượt mất đi những người mình thương u nhất. Từ đó, chị sống bơ vơ, cơ độc giữa đời, một mình chống chọi với bệnh ho lao. Pha vốn là một người phụ nữ giàu tình yêu thương và khát

khao hạnh phúc. Chị vui vẻ đảm nhận nhiệm vụ vào đồn dò tin tức của giặc và cũng để gặp chồng với ước mong sẽ khuyên anh về, vợ chồng đoàn tụ. Nhưng Pha đau đớn khi biết tin chính người chồng mà cơ luôn chờ đợi đã giết bố cô. Lịng căm thù mãnh liệt đã giúp cơ quyết định trả thù, tự tay giết người chồng bội bạc để tạ tội với bố và cùng đi với đội chuẩn chiến lên đường về mặt trận bộ để tìm anh Pheng và chữa bệnh. Song niềm khát khao được sống, được thực hiện lí tưởng của Pha khơng thành hiện thực. Chị gục ngã trên hành trình cịn dang dở, trong niềm hi vọng được sống đến ngày độc lập.

Chiến tranh là môi trường chia các nhân vật thành hai tuyến. Những con người tốt đẹp, chân chính ngày càng trưởng thành. Những kẻ mưu lợi, hống hách, nham hiểm, thối hóa biến chất cũng sớm bị bộc lộ bản chất. Nhân vật Chánh và Đặng là những nhân vật như thế.

Nhiều nhân vật khác như bác Cống, Lương, Khiêm, Đại, Pha, Văn Thon cũng có một quá khứ đau khổ, nhọc nhằn trong chế độ cũ nên họ quyết tâm chiến đấu, chấp nhận gian khổ, hi sinh. Cịn Chánh có q khứ xấu xa, cũng khơng có thâm thù với chế độ cũ nên gặp khó khăn là đào ngũ ngay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ sự vật trong tiểu thuyết trước giờ nổ súng của lê khâm (Trang 93 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)