Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến chiến tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ sự vật trong tiểu thuyết trước giờ nổ súng của lê khâm (Trang 68 - 84)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người và

2.2.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến chiến tranh

2.2.3.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ trận địa, chiến dịch, chiến trường, hậu phương

a. Tiểu nhóm từ ngữ chỉ trận địa, chiến dịch, chiến trường, hậu phương phía bộ đội Lào

Các từ ngữ thuộc tiểu nhóm chỉ trận địa, chiến dịch, chiến trường, hậu phương phía bộ đội Lào xuất hiện trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm gồm một số từ ngữ tiêu biểu sau đây: bẫy, buồng mật mã, buồng anh tị

te, cái chiến trường rất du kích này, cái chiến trường nhịn đói đánh giặc này, chiến tranh du kích, chiến trường, chiến trường hướng nam, chiến trường Lào, vùng căn cứ, vùng làng kháng chiến, vùng Pà Thạc, vùng Tây Nam, vùng tự do, xưởng sửa chữa vũ khí,… Có thể xác định một số đặc điểm chính về ngữ nghĩa

của các từ ngữ này như sau:

* Chỉ trận địa, chiến trường

- (Gọi chung về mặt trận, chiến trường), (miêu tả đặc điểm nhận diện):

cái chiến trường rất du kích này, cái chiến trường nhịn đói đánh giặc này, chiến trường, mặt trận bộ, mặt trận Tây Nam

- (Căn cứ, đơn vị bộ đội chính quy, chuyên nghiệp): căn cứ, khu căn cứ,

toàn bộ phân khu Pà Thạc, vùng căn cứ

- (Căn cứ, cơ sở kháng chiến, du kích địa phương): cơ sở, cơ sở bên làng

Phi Lạt, cơ sở dưới làng, cơ sở nhân dân, khu căn cứ du kích, làng vũ trang, một khu du kích lớn nữa, vùng làng kháng chiến

- (Nơi làm việc của các cấp chỉ huy): lán tham mưu, phòng tham mưu

trên khu rừng,

- (Nơi làm việc của các bộ phận phục vụ chiến đấu): buồng mật mã, buồng anh tò te, lán mật mã, lán vầu lợp tranh, trạm liên lạc,…

- (Đường tấn cơng/ đường rút), (bí mật): con đường bí mật số 1, đường

bí mật số 2, hai con đường bí mật,…

* Chỉ chiến dịch, chiến thuật tấn công

- (Chiến dịch, chiến thuật tấn công kẻ thù): chiến dịch, chiến thuật nhất

điểm lưỡng diện, chiến tranh du kích, hướng tấn cơng, mạng nhện,…

* Chỉ hậu phương

- (Nơi ẩn náu quân thù) + (bí mật): hầm bí mật

- (Nơi khơng bị qn thù chiếm đóng trong chiến tranh): vùng tự do Như vậy, các từ ngữ chỉ trận địa, chiến trường, chiến dịch, hậu phương phía bộ đội Lào xuất hiện trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng chủ yếu là các từ ngữ gắn với mặt trận bộ - chiến trường Tây Nam Lào và các khu căn cứ du

kích, làng kháng chiến Phi Lạt gần đồn Pà Thạc bị Pháp chiếm đóng. Tác giả Lê Khâm qua việc sử dụng những từ ngữ này đã giúp người đọc hình dung ra khơng gian chiến trường của bộ đội Lào, du kích Lào và qn tình nguyện Việt Nam trong thời khắc trước giờ nổ súng đánh vào đồn Pà Thạc.

b. Tiểu nhóm từ ngữ chỉ trận địa, chiến dịch, chiến trường phía quân đội Pháp

Các từ ngữ thuộc tiểu nhóm chỉ trận địa, chiến dịch, chiến trường, phía quân đội Pháp xuất hiện trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm gồm một số từ ngữ tiêu biểu sau đây: ba vòng thép gai, cái đồn ngốc nghếch này,

các làng vũ trang của địch, cổng chính, dây thép gai, đèn pha, đồn, đồn A, đồn B, đồn Pà Thạc, hầm, hầm cố thủ, mười hai đồn dọc sông Nậm Đăm, mười hai cứ điểm của phân khu Pà Thạc dọc bờ sơng Nậm Đăm, những nóc lơ cốt, ổ phục kích, thép gai, trận vây qt, tường lơ cốt, vòng vây địch, vùng địch, xương sống của Pháp,… Có thể xác định một số đặc điểm chính về ngữ nghĩa của các

từ ngữ này như sau:

* Chỉ trận địa, chiến trường

- (Khu vực địa hình bố trí lực lượng của Pháp): đồn, đồn A, đồn B, đồn

Pà Thạc, một đường xích chi chít những chấm vuông đen, cắm cờ xanh trắng đỏ, mười hai đồn dọc sông Nậm Đăm, mười hai cứ điểm của phân khu Pà Thạc dọc bờ sông Nậm Đăm, sân bay

- (Gọi chung trận địa, chiến trường của Pháp), (kèm thái độ): cái đồn ngốc nghếch này, cái khối bê tông, gỗ, đá, thép gai úp tròn trên đỉnh đồi này

- (Vũ khí, hàng rào phịng thủ, tấn cơng được bố trí ở trận địa): ba vịng

thép gai, dây thép gai, đèn pha, lô cốt ngầm, lỗ châu mai, mấy thân cọc lổn nhổn, một mảng thép gai, ngọn đèn điện treo giữa cổng chính, những nóc lơ cốt, ổ phục kích, ống bơ, rào cũi lợn, rào thép gai, tường lô cốt

- (Nơi làm việc của các cấp chỉ huy Pháp): sở chỉ huy

- (Vùng địa phương bị Pháp chiếm đóng): khu dồn dân, khu tập trung Pà

* Chỉ chiến dịch, chiến thuật tấn công

- (Chiến dịch, chiến thuật tấn công của Pháp): trận vây quét, vòng vây địch,…

Như vậy, các từ ngữ chỉ trận địa, chiến trường, chiến dịch, hậu phương phía quân đội Pháp xuất hiện trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng chủ yếu là

các từ ngữ gắn với trận địa của Pháp bố trí ở phân khu Pà Thạc. Các từ ngữ được Lê Khâm sử dụng đã phần nào nói nên sự chênh lệch về lực lượng, về sự trang bị khi tham gia chiến tranh của quân đội Pháp so với quân đội Lào. Điều này cũng chứng tỏ điều kiện chiến đấu đầy gian khổ và phải trải qua nhiều hi sinh mất mát của bộ đội Lào và quân tình nguyện Việt Nam trước kẻ thù chung là đế quốc Pháp.

2.2.3.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ đơn vị quân đội; lực lượng quân đội

Các từ ngữ thuộc tiểu nhóm chỉ đơn vị quân đội, lực lượng bộ đội, du kích Lào và các nước đồng minh xuất hiện trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm gồm một số từ ngữ tiêu biểu sau đây: ban chỉ huy mặt trận, ban

chỉ huy Qn tình nguyện, ban chính trị, binh lực, bộ phận hỏa lực yểm hộ tám trung liên, Bộ Quốc phòng Lào, cơ quan Ủy ban kháng chiến, cơ sở Itxala khu dồn dân, đội, đội CC3, đội chuẩn bị chiến trường, đội chuẩn chiến tám người, đội trinh sát của Itxala, hơn nghìn du kích, mặt trận liên minh Lào - Việt - Khơme, một binh đồn cơ động nữa, một đại đội qn tình nguyện, một tiểu đội, một trung đồn chủ lực Việt Nam,… Có thể xác định một số đặc điểm chính về ngữ nghĩa của các từ ngữ này như sau:

- (Cấp lãnh đạo cao nhất của quân đội): Bộ Quốc phòng Lào, Bộ Quốc

phịng Chính phủ kháng chiến Lào,…

- (Cấp chỉ huy mặt trận): ban chỉ huy mặt trận, ban chỉ huy Qn tình

nguyện, ban chính trị, ủy ban kháng chiến mặt trận Tây Nam,…

- (Đơn vị quân đội): đại đội Itxala, đại đội, đại đội Lào và Việt kiều ở đấy,

đội CC3, đội chuẩn bị chiến trường, đội chuẩn chiến số 3, đội chuẩn chiến tám người, một đại đội tình nguyện, một tiểu đội, một trung đồn chủ lực Việt Nam, tiểu đội bảo vệ, tổ trinh sát, tổ Itxala, trung đoàn, trung đoàn chủ lực,…

- (Đơn vị quân đội sẵn sàng chiến đấu): bộ phận hỏa lực yểm hộ tám trung liên, một binh đoàn cơ động,…

Như vậy, các từ ngữ chỉ đơn vị quân đội, lực lượng bộ đội, du kích Lào và bộ đội Việt Nam xuất hiện trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng về cơ bản đã giúp người đọc hình dung ra các đơn vị quân đội, các cấp chỉ huy mặt trận trong chiến dịch đánh đồn Pà Thạc nói riêng và mặt trận Tây Nam nói chung của bộ đội Lào và quân tình nguyện Việt Nam.

Các từ ngữ thuộc tiểu nhóm chỉ đơn vị quân đội, lực lượng quân đội Pháp và các nước đồng minh xuất hiện trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm gồm: ba tiểu đoàn địch, binh đoàn Âu Phi này, biệt kích, cánh quân mới

đến, cơ sở lính ngụy, đội quân nhà vua, hai hỏa điểm 3 và 4, quân đội quốc gia, quân nó.

So với các từ ngữ chỉ đơn vị quân đội, lực lượng bộ đội, du kích Lào và bộ đội Việt Nam, số lượng các từ ngữ chỉ đơn vị quân đội, lực lượng quân đội Pháp và các nước đồng minh ít hơn rất nhiều. Ngữ nghĩa của các từ ngữ này chủ yếu phản ánh cách gọi tên các lực lượng quân đội Pháp và các nước đồng minh đứng từ phía điểm nhìn của tác giả tiểu thuyết Trước giờ nổ súng.

2.2.3.3. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ vũ khí, thiết bị máy móc, khí tài quân sự, đồ quân dụng

a. Tiểu nhóm từ ngữ chỉ vũ khí

Các từ ngữ thuộc tiểu nhóm chỉ vũ khí xuất hiện trong tiểu thuyết Trước

giờ nổ súng của Lê Khâm gồm một số từ ngữ tiêu biểu sau đây: bao đạn, bảy khẩu súng kíp của cụ Thít La, bom lửa, bom na pan, bốn khẩu súng cối 81 ly, bốn khẩu súng máy, bốn khẩu trọng liên, côn, dãy súng cối 82 ly, đại bác, đạn,

đạn 81 ly, đạn phóng bom mười cân, hàng trăm mũi dùi lửa, họng súng đen, kíp mìn, khẩu K50, khẩu súng, khẩu súng trường Anh, khẩu tự động Garăng, lựu đạn, một khẩu súng cối 82,… Có thể xác định một số đặc điểm chính về

ngữ nghĩa của các từ ngữ này như sau:

- (Vũ khí), (có nịng hình ống): súng, khẩu súng, súng cối, bảy khẩu súng

kíp của cụ Thít La, bốn khẩu súng cối 81 ly, bốn khẩu súng máy, bốn khẩu trọng liên, dãy súng cối 82 ly, khẩu súng, khẩu súng trường Anh, khẩu tự động Garăng, một khẩu súng cối 82, một khẩu súng máy,…

- (Vũ khí), (khối hình trịn hay nhọn), (thường bằng kim loại), (được phóng đi bắng súng để gây sát thương và phá hoại mục tiêu): băng đạn, đạn,

đạn 81 ly, đạn phóng bom mười một cân, hai quả đạn súng cối, một viên đạn, tiểu liên,…

- (Vũ khí), (khối thuốc nổ dùng làm vũ khí chơn hoặc đặt để cơng phá, sát thương khi có lực tác động vào: kíp mìn, mìn giật, mìn, mìn muỗi, mìn nhảy,…

- (Vũ khí), (có vỏ cứng trong chứa chất nổ hoặc chất hóa học), (có bộ phận gây nổ), (thường ném tay): lựu đạn, hai quả lựu đạn, một cái cần bật lựu

đạn, quả lựu đạn nổ, quả sắt vàng,…

- (Vũ khí), (có nịng hình ống), (cỡ lớn, rất lớn): đại bác

- (Vũ khí), (do máy bay thả xuống), (vỏ bằng kim loại trong có chứa thuốc nổ), (có sức sát thương và phá hoại): bom, bom lửa, bom na pan, na pan,

- (Vũ khí thơ sơ), (binh khí hình gậy dài), (một đầu thường bịt mũi sắt nhọn bằng kim loại): lao, một loạt mũi lao tẩm thuốc độc

- (Vũ khí thơ sơ), (vật có đầu nhọn và sắc), (thường được cắm thành đám dày để làm bẫy hoặc làm vật chướng ngại): chơng

Từ ngữ chỉ vũ khí trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng được Lê Khâm sử dụng như vậy có rất nhiều loại từ những vũ khí tối tân, hiện đại nhất đến những vũ khí tự chế, thơ sơ.

b. Tiểu nhóm từ ngữ chỉ thiết bị máy móc, khí tài qn sự

Các từ ngữ thuộc tiểu nhóm chỉ thiết bị máy móc, khí tài qn sự xuất hiện trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm gồm một số từ ngữ tiêu biểu sau đây: ba trăm hai mươi xe bộ binh và hậu cần, bốn xe tăng Sécman,

cọc chống, đoàn xe, đoàn xe sắt của Pháp, máy bay, máy bay dị xét, máy bay địch, máy ragơnơ, một chiếc trực thăng, những bản yếu đồ xanh đỏ, những sợi dây nhựa nhỏ muốt gài mìn, ơ tơ Pháp, pháo sáng, tám xe bọc sắt A. M., từng sợi dây mìn, xe bọc sắt bánh cao su, xe bọc sắt Cơventơri, xe Gíp, xe tăng, xe tăng Pháp,… Có thể xác định một số đặc điểm chính về ngữ nghĩa của các từ

ngữ này như sau:

- (Thiết bị máy móc)/ (dụng cụ)/ (phương tiện), (phục vụ chiến tranh): ba

trăm hai mươi xe bộ binh và hậu cần, bó cọc dài hai tấc chống dây thép gai, bốn xe tăng Sécman, máy bay, máy bay dò xét, máy bay địch, ô tô Pháp, tám xe bọc sắt A. M., xe bọc sắt bánh cao su, xe bọc sắt Cơventơri, xe Gíp, xe tăng Pháp,…

- (Khí tài quân sự), (dùng trong quân đội), (phục vụ cuộc chiến tranh), (nhưng khơng có tác dụng trực tiếp tiêu diệt địch): cọc chống, những bản yếu đồ

xanh đỏ, những sợi dây nhựa nhỏ muốt gài mìn, pháo sáng, từng sợi dây mìn,…

Các từ ngữ chỉ thiết bị máy móc, khí tài qn sự được Lê Khâm sử dụng trong tác phẩm cho thấy cuộc chiến không cân sức giữa Pháp và Lào, một bên được trang bị những thiết bị, máy móc. khí tài qn sự tối tân, hiện đại; một bên chỉ có những trang thiết bị thơ sơ, thủ cơng nhưng lại dám đương đầu, sẵn sàng đối diện với kẻ thù xâm lược là thực dân Pháp.

c. Tiểu nhóm từ ngữ chỉ đồ quân dụng

Các từ ngữ thuộc tiểu nhóm chỉ đồ quân dụng xuất hiện trong tiểu thuyết

Trước giờ nổ súng của Lê Khâm gồm: áo dù, ba lô, bi đông, thắt lưng súng ngắn, các bin, cái địa bàn, đèn dù, giầy đinh, mũ lá bọc vải phủ lưới, mũ sắt, quân trang, tấm bản đồ, bản đồ quân sự,... Có thể xác định một số đặc điểm

- (Đồ dùng), (để phục vụ trong quân đội), (thường được cấp phát): áo dù,

ba lô, bi đông, thắt lưng súng ngắn, các bin, đèn dù, giầy đinh, mũ sắt, mũ lá bọc vải phủ lưới, quân trang, quân trang mới,…

- (Đồ dùng), (sử dụng trong quân đội), (để phục vụ chiến đấu): bản đồ quân sự, bản đồ quân sự của mặt trận Tây Nam, tấm bản đồ, tấm bản đồ in litô,…

Các từ ngữ chỉ đồ quân dụng xuất hiện trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng khơng nhiều. Khi lựa chọn tiểu nhóm từ ngữ này, Lê Khâm cũng đã chú ý sử dụng từ ngữ để chỉ đồ quân dụng ở cả hai bên chiến tuyến: bộ đội Lào và quân đội Pháp, tuy nhiên tác giả chỉ khai thác sâu ở một số chi tiết về quân trang nhằm phục vụ cho mục đích diễn đạt của mình như trong các cách diễn đạt: quân trang xanh xám,

áo dù loang lổ, một cái ô ánh sáng, mũ lá bọc vải phủ lưới,…

2.2.3.4. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến y khoa

Các từ ngữ thuộc tiểu nhóm chỉ vật dụng liên quan đến y khoa xuất hiện trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm gồm: băng, bệnh xá, bốn năm cái cáng, cáng, cuộn băng, lọ thuốc đau mắt, nhà thương, sẹo, cơn sốt, thuốc, thuốc đỏ, thuốc mê, thuốc tê thấp, vết thương,… Có thể xác định một số

đặc điểm chính về ngữ nghĩa của các từ ngữ này như sau:

- (Nơi khám chữa bệnh), (cho bộ đội): bệnh xá, nhà thương - (Bệnh/ triệu chứng bệnh): cơn sốt

- (Dấu tích vết thương để lại trên da), (sau khi khỏi): sẹo

- (Chất), (được chế biến), (được dùng để điều trị bệnh): lọ thuốc đau mắt,

thuốc, thuốc đỏ, thuốc mê, thuốc tê thấp

- (Thiết bị/ dụng cụ/ vật liệu), (sử dụng trong y tế), (để diều trị bệnh): băng - (Thiết bị/ dụng cụ), (sử dụng trong y tế), (để phục vụ việc điều trị cho bệnh nhân): cáng, bốn năm cái cáng

Các từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến y khoa xuất hiện trong tiểu thuyết

Trước giờ nổ súng khơng nhiều. Có nhiều lí do, trong đó, có thể do nội dung

chuẩn chiến CC3 trong hành trình khó khăn trở về mặt trận bộ nên Lê Khâm không đi sâu miêu tả chi tiết ở bệnh xá và quá trình cứu chữa thương binh ở mặt trận bộ. Quãng thời gian thực tế mà tác giả kể lại trong tác phẩm cũng chỉ kéo dài khoảng 2 tuần. Vì vậy, số lượng từ ngữ và sự xuất hiện của các từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến y khoa không nhiều trong tiểu thuyết Trước giờ nổ

súng.

2.2.3.5. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ khơng gian, thời gian trong mơi trường chiến tranh

a. Tiểu nhóm từ ngữ chỉ khơng gian trong môi trường chiến tranh

Các từ ngữ thuộc tiểu nhóm chỉ khơng gian trong mơi trường chiến tranh xuất hiện trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm gồm một số từ ngữ tiêu biểu sau đây: bãi tha ma, bãi sỏi, bậc sông, biên giới, bến sơng, bờ sơng,

bờ vực, cái thác hình chữ chi, cây cột đá, cây cột đá hình xương sống voi, chân đồi, chân núi, chân trời, chỗ sườn đồi trọc, con đường, con đường đá lớn, con đường mịn, con sơng, cửa hang, cửa hang đá, dãy núi đá xám dựng đứng, dòng nước, đá, đá trơn, đá vôi, đất, đất bùn rắc trấu, đất đỏ, đất Lào, đèo yên ngựa, đỉnh đồi,,…

Có thể xác định một số đặc điểm về ngữ nghĩa của các từ ngữ này trong những mơi trường khơng gian chính mà Lê Khâm đã xây dựng trong tiểu thuyết

Trước giờ nổ súng như sau:

* Không gian làng Phi Lạt trong chiến tranh

- (Không gian tự nhiên): bậc sông, bến sơng, con đường mịn, hốc đá,

mặt trời đỏ bầm như đĩa tiết đơng, một dịng suối lửa vàng ủng, rẻo đất dài và hẹp chạy dọc theo bậc sông

- (Không gian sinh hoạt của người dân): hai mươi mốt túp lều thấp, hàng

rào lơng nhím đầu làng, một cái làng tề ngắc ngoải, vơi người, mất tên

- (Khơng gian đồn Pà Thạc do Pháp chiếm đóng): bùn, cái đồi mu rùa,

* Không gian núi Vượn nơi đội CC3 ẩn nấp

- (Không gian tự nhiên): bãi sỏi, chân đồi, một góc suối vắng, một quãng

suối dài, quả núi cao thắt cổ bồng, sườn núi, sườn núi Vượn

- (Không gian sinh hoạt): cửa hang, cửa hang đá, góc hang, hang đá,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ sự vật trong tiểu thuyết trước giờ nổ súng của lê khâm (Trang 68 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)