Khái quát về từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người và chiến tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ sự vật trong tiểu thuyết trước giờ nổ súng của lê khâm (Trang 55 - 68)

6. Cấu trúc của luận văn

2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người và

2.2.1. Khái quát về từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người và chiến tranh

Xét về ý nghĩa phạm trù ngữ pháp, từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người và chiến tranh đều thuộc danh từ và danh ngữ. Đây là nhóm có một khối lượng từ ngữ rất lớn trong tiếng Việt.

Với mục đích tìm hiểu để miêu tả thực thể liên quan đến con người và chiến tranh, từ đó thấy được sự phong phú của từ ngữ trong sử dụng ở một tác phẩm văn học cụ thể viết về đề tài chiến tranh, luận văn chỉ đi sâu khảo sát và miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa của một số nhóm từ ngữ tiêu biểu liên quan đến con người và chiến tranh trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm.

Cụ thể là:

(1). Từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người, gồm 2 nhóm: - Nhóm từ ngữ chỉ người (người dân; bộ đội, du kích; kẻ thù);

- Nhóm từ ngữ chỉ vật liên quan đến con người (trang phục, đồ trang sức; đồ dùng; đồ ăn, đồ uống, đồ hút).

(2). Từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến chiến tranh, gồm 6 nhóm: - Nhóm từ ngữ chỉ đơn vị quân đội, lực lượng quân đội;

- Nhóm từ ngữ chỉ trận địa, chiến trường;

- Nhóm từ ngữ chỉ vũ khí, thiết bị máy móc, khí tài qn sự, đồ qn dụng; - Nhóm từ ngữ chỉ vật dụng liên quan đến y khoa;

- Nhóm từ ngữ chỉ khơng gian, thời gian trong mơi trường chiến tranh; - Nhóm từ ngữ chỉ động vật, thực vật, hiện tượng thiên nhiên trong môi trường chiến tranh.

a. Kết quả khảo sát, thống kê, phân loại

Kết quả khảo sát cụ thể được thể hiện ở Bảng 2.2., Bảng 2.3 và Bảng 2.4.

Bảng 2.2: Số lượng từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người và chiến tranh trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm

TT Từ ngữ Số lượng xuất hiện Số lượt xuất hiện Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượt Tỉ lệ (%) 1 Từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người 576 47,72 6.380 64,77 2 Từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến chiến tranh 631 52,28 3.414 35,23 Tổng 1.207 100 9.794 100

Bảng 2.3: Các nhóm từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm

TT Nhóm từ ngữ Số lượng xuất hiện Số lượt xuất hiện Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượt Tỉ lệ (%) 1 Nhóm từ ngữ chỉ người

Tiểu nhóm từ ngữ chỉ người dân 121 21,01 1.407 22,05 Tiểu nhóm từ ngữ chỉ bộ đội, du

kích (bộ đội Lào, bộ đội Việt Nam, du kích Lào)

198 34,38 4.018 62,98 Tiểu nhóm từ ngữ chỉ kẻ thù (quân

đội Pháp, tay sai, đồng minh) 41 7,12 241 3,78

2 Nhóm từ ngữ chỉ vật liên quan đến con người

Tiểu nhóm từ ngữ liên quan đến trang phục, đồ trang sức con người sử dụng

58 10,07 147 2,30 Tiểu nhóm từ ngữ liên quan đến

đồ vật con người sử dụng 92 15,97 317 4,97 Tiểu nhóm từ ngữ liên quan đến

đồ ăn, đồ uống, đồ hút con người sử dụng

66 11,46 250 3,92

Tổng 576 100 6.380 100

Bảng 2.4: Các nhóm từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến chiến tranh trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm

TT Nhóm từ ngữ Số lượng xuất hiện Số lượt xuất hiện Số lượng Tỉ lệ (%) Số lượt Tỉ lệ (%) 1 Nhóm từ ngữ chỉ trận địa, chiến dịch, chiến trường, hậu phương Tiểu nhóm từ ngữ chỉ trận địa, chiến dịch, chiến trường, hậu phương phía bộ đội Lào

51 8,08 216 6,33

Tiểu nhóm từ ngữ chỉ trận địa, chiến dịch, chiến trường, phía quân đội Pháp

2 Nhóm từ ngữ chỉ đơn vị quân đội, lực lượng quân đội Tiểu nhóm từ ngữ chỉ đơn vị bộ đội; lực lượng bộ đội, du kích Lào và các nước đồng minh 52 8,24 230 6,74 Tiểu nhóm từ ngữ chỉ đơn vị quân đội; lực lượng quân đội Pháp và các nước đồng minh 9 1,43 90 2,64 3 Nhóm từ ngữ chỉ vũ khí, thiết bị máy móc, khí tài quân sự, đồ quân dụng Tiểu nhóm từ ngữ chỉ vũ khí 65 10,30 277 8,11 Tiểu nhóm từ ngữ chỉ thiết bị máy móc, khí tài qn sự

24 3,80 48 1,41 Tiểu nhóm từ ngữ chỉ đồ

quân dụng 25 3,96 84 2,46

4 Nhóm từ ngữ chỉ sư vật liên quan đến y

khoa 14 2,22 45 1,32

5

Nhóm từ ngữ chỉ không gian, thời gian trong môi trường chiến tranh

Tiểu nhóm từ ngữ chỉ không gian trong môi trường chiến tranh

133 21,08 1.313 3,46 Tiểu nhóm từ ngữ chỉ thời

gian trong môi trường chiến tranh 49 7,77 445 13,03 6 Nhóm từ ngữ chỉ động vật, thực vật, hiện tượng thiên nhiên trong mơi trường chiến tranh Tiểu nhóm từ ngữ chỉ động vật trong môi trường chiến tranh

86 13,63 296 8,67 Tiểu nhóm từ ngữ chỉ

thực vật trong môi trường chiến tranh

66 10,46 139 4,07 Tiểu nhóm từ ngữ chỉ hiện

tượng thiên nhiên trong môi trường chiến tranh

14 2,22 43 1,26

b. Nhận xét

(1). Kết quả khảo sát ở Bảng 2.2 cho thấy, tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm có 576 từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người (chiếm 47,72%) với 6.380 lượt xuất hiện (chiếm 64,77%); 631 từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến chiến tranh (chiếm 52,28%) với 3.414 lượt xuất hiện (chiếm 35,23%). Như vậy, xét về số lượng, giữa từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người và từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến chiến tranh khơng có sự chênh lệch nhiều nhưng từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người có số lượt xuất hiện gấp gần hai lần so với từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến chiến tranh. Điều này cho thấy, dù tác phẩm viết về đề tài chiến tranh nhưng nhân tố con người bao giờ cũng đóng vai trị chủ đạo trong tác phẩm.

(2). Kết quả khảo sát ở Bảng 2.3 cho thấy, từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm có thể chia thành 6 tiểu nhóm thuộc về hai nhóm lớn là nhóm từ ngữ chỉ người và nhóm từ ngữ chỉ vật liên quan đến con người. Tiểu nhóm từ ngữ chỉ bộ đội, du kích (bộ đội Lào, bộ đội Việt Nam, du kích Lào) có số lượng nhiều nhất là 198 từ ngữ (chiếm 34,38%) với 4.018 lượt xuất hiện (chiếm 62,98%). Đây cũng là tiểu nhóm có số lượt xuất hiện nhiều nhất trong số các từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người. Tiểu nhóm từ ngữ chỉ kẻ thù (quân đội Pháp, tay sai, đồng minh) có số lượng ít nhất là 41 từ ngữ (chiếm 7,12%) với 241 lượt xuất hiện (chiếm 3,78%). Tiểu nhóm từ ngữ liên quan đến trang phục, đồ trang sức con người sử dụng có 58 từ ngữ (chiếm 10,07%) với 147 lượt xuất hiện (chiếm 2,30%). Đây là tiểu nhóm thuộc nhóm từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người có số lượt xuất hiện ít nhất.

(3). Kết quả khảo sát ở Bảng 2.4 cho thấy, từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến chiến tranh trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm có thể chia thành 6 nhóm với 12 tiểu nhóm. Trong đó, tiểu nhóm từ ngữ chỉ khơng gian trong môi trường chiến tranh có số lượng từ ngữ nhiều nhất là 133 từ ngữ

(chiếm 21,08%), tiếp đến là tiểu nhóm từ ngữ chỉ động vật trong mơi trường chiến tranh có số lượng từ ngữ là 86 từ ngữ (chiếm 13,63%). Đây cũng là hai tiểu nhóm có số lượt từ ngữ xuất hiện nhiều thứ nhất và thứ hai trong tác phẩm. Tiểu nhóm từ ngữ chỉ đơn vị quân đội, lực lượng quân đội Pháp và các nước đồng minh có số lượng từ ngữ ít nhất là 9 từ ngữ (chiếm 1,43%). Tiểu nhóm từ ngữ chỉ trận địa, chiến dịch, chiến trường, hậu phương; tiểu nhóm từ ngữ chỉ đơn vị bộ đội, lực lượng bộ đội, du kích Lào và các nước đồng minh; tiểu nhóm từ ngữ chỉ vũ khí tuy có số lượng từ ngữ khơng nhiều (thường mỗi nhóm chỉ chiếm trong khoảng 8 đến 10%) nhưng có số lượt xuất hiện từ ngữ ở mức khá (trung bình mỗi tiểu nhóm có khoảng hơn 200 lượt xuất hiện). Tiểu nhóm từ ngữ chỉ hiện tượng thiên nhiên trong môi trường chiến tranh có số lượt xuất hiện ít nhất là 43 lượt (chiếm 1,26%).

2.2.2. Đặc điểm ngữ nghĩa của từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người

2.2.2.1. Đặc điểm ngữ nghĩa của nhóm từ ngữ chỉ người

Nhóm từ ngữ chỉ người trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm có sự biểu hiện khá đa dạng ở ba tiểu nhóm gồm: tiểu nhóm từ ngữ chỉ người dân, tiểu nhóm từ ngữ chỉ bộ đội, du kích và tiểu nhóm từ ngữ chỉ kẻ thù. Trong đó, tiểu nhóm từ ngữ chỉ bộ đội, du kích có số lượng và số lượt xuất hiện nhiều hơn cả (198 từ ngữ, 4.018 lượt xuất hiện). Phân tích cụ thể từng tiểu nhóm về mặt ngữ nghĩa, có thể nhận thấy một số đặc điểm nổi bật như sau:

a. Tiểu nhóm từ ngữ chỉ người dân

Các từ ngữ thuộc tiểu nhóm chỉ người dân xuất hiện trong tiểu thuyết

Trước giờ nổ súng gồm một số từ ngữ tiêu biểu sau đây: anh La, anh Pha, anh thanh niên xốc nổi, bà con, bà cụ, bà lão, bà vợ, bà vợ cụ Thít La, bác Bun, bố con tơi, bố mẹ, bố vợ, các mẹ Lào, chị Pha, chị vợ anh Chum, chủ hiệu chữa xe đạp, con gái Lào, con gái mè, con ông giáo Bun, cô bé Lả, dân La Ven, dân làng Phi Lạt, người Lào, người Lào lùm, người thiểu số La Ven, nhân dân Lào, những chuỗi người rách tướp, ơng cụ rèn súng kíp, người đi rừng, trăm nghìn người cùng một lần giãy chết trong khu dồn dân,…

Trong tiểu nhóm từ ngữ này, Lê Khâm nhắc đến chủ yếu là nhân dân Lào bằng các cách gọi khác nhau như: nhân dân Lào, người Lào, người Lào lùm,

người thiểu số, người thiểu số La Ven, dân La Ven, dân làng Phi Lạt, dân làng Na Phô. Quan hệ ngữ nghĩa trong các ngữ danh từ này là quan hệ chính phụ,

bổ sung thêm ý nghĩa chỉ đối tượng cụ thể gắn với quốc gia (nhân dân Lào,

người Lào, con gái Lào), gắn với dân tộc (người Lào lùm), gắn với đặc trưng

dân tộc thiểu số (người thiểu số, người thiểu số La Ven), gắn với địa danh làng, bản (dân làng Phi Lạt, dân làng Na Phô). Điều này chứng tỏ Lê Khâm rất am hiểu về người Lào và các dân tộc anh em Lào. Để miêu tả họ, Lê Khâm còn dùng các ngữ như: những chuỗi người rách tướp, trăm nghìn người cùng một

lần giãy chết trong khu dồn dân để miêu tả rõ nét hơn trạng thái cùng cực, đời

sống thống khổ của nhân dân Lào trong chiến tranh..

Người dân Lào được nhắc đến trong tác phẩm là những con người cụ thể như: bác Bun, chị Pha, cụ Cà Đuột, cụ Pắt Chay,…. Các từ ngữ xuất hiện trong cấu tạo của danh từ thân tộc kết hợp với tên riêng để định danh. Một số nhân vật được gọi thông qua tên chồng như: bà vợ cụ Thít La, chị vợ anh Chum; hoặc qua tên con như: bố Văn Thon, mẹ Pha; hoặc qua tên và nghề nghiệp, chức vụ của bố như: con ông giáo Bun, con gái ông tỉnh trưởng,… hoặc qua nghề nghiệp nên ơng Thít La được gọi là ơng cụ rèn súng kíp, mẹ chồng của Tuyết Lan được gọi là một bà chủ đồn điền. Qua cách sử dụng từ ngữ của Lê Khâm, chúng ta có thể thấy tác giả chi chút và quan tâm tới từng nhân vật của mình như thế nào. Qua tiểu nhóm từ ngữ chỉ người dân trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng, có thể hình dung ra những nhân vật mà Lê Khâm đưa vào trong tác phẩm của mình, trong đó nổi bật là nhân dân các bộ tộc Lào. Mối quan hệ nổi bật chi phối là quan hệ gia đình, quan hệ bản làng. Bức tranh về những người dân Lào trong chiến tranh cách mạng cũng hiện lên đa dạng và phong phú, từ đứa trẻ nhỏ như

thằng cu Nòng, thằng cún đến thanh niên như vợ chồng thằng Chum, anh Pha, Pha, Lả đến người già như cụ Thít La, bà vợ cụ Thít La, ơng Kẹo, ơng giáo Sử Bun, mè Xi…

b. Tiểu nhóm từ ngữ chỉ bộ đội, du kích (bộ đội Lào, bộ đội Việt, du kích Lào)

Các từ ngữ thuộc tiểu nhóm chỉ bộ đội, du kích xuất hiện trong tiểu thuyết

Trước giờ nổ súng gồm một số từ ngữ tiêu biểu sau đây: anh cán bộ Lào, anh Cống, anh Chum, anh du kích, anh đội trưởng, anh đội trưởng trinh sát, anh em qn giới, du kích, đại đội phó đại đội 46, đồng chí, đồng chí Đại, đồng chí hiệu thính viên, một chân tham mưu trưởng quyền rơm vạ đá, người cách mạng, người dẫn đường cuối cùng, người tân bình, những người chỉ huy bộ đội, những người trong cuộc, quân tình nguyện, trung đoàn trưởng, tiểu đội trưởng,…

Từ ngữ chỉ bộ đội Lào, bộ đội Việt Nam, du kích Lào xuất hiện trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng thường có một số đặc điểm về định danh và ngữ nghĩa như sau:

- (tên riêng): Lương, Văn Thon, Tuyên, Đặng, Chánh, Đại, Khiêm, Lích,

Soan, Sử, Thơng Phun, Pheng, Thít Bun,…

- (chức vụ): bí thư đảng ủy, các trưởng ban, những người chỉ huy bộ đội,… - (nhiệm vụ/ cơng việc): hiệu thính viên, một liên lạc viên, một xạ viên,

người dẫn đường, người dẫn đường cuối cùng

- (quan hệ thân tộc) + (tên riêng): anh Chum, anh Cống, bố Cống,… - (quan hệ thân tộc) +/- (tên riêng) + /- (nhiệm vụ) + (đặc điểm cá nhân): ông

Đặng ba toong, cậu trinh sát trẻ nhất đội, chú em nổi tiếng láu cá láu tôm,…

- (quan hệ thân tộc) + (chức vụ): anh đội trưởng, anh đội trưởng trinh

sát, anh quân y trưởng, chị y tá trưởng, cậu một gạch đít trịn,…

- (chức vụ) + (tên riêng): đại đội trưởng Văn Thon, chính ủy Thơng Phun,

đại tá Minh Lý,...

- (chức vụ/vị trí) + (đơn vị): chính ủy trung đồn 217, đại đội phó đại

đội 46, tổ trưởng Itxala bí mật làng Phi Lạt…

- (“bộ đội”) + (đặc điểm về quốc gia/tính chất cơng việc/ nhiệm vụ): bộ đội

- (“đồng chí”) + (tên riêng/nhiệm vụ/ cơng việc/ chức vụ): đồng chí Mành,

đồng chí Sử; đồng chí liên lạc, đồng chí hiệu thính viên; đồng chí tham mưu trưởng, đồng chí trung đồn trưởng kiêm bí thư đảng ủy Qn tình nguyện…

(“chiến sĩ”) + (nhiệm vụ/ tính chất): chiến sĩ trinh sát, chiến sĩ thi đua Có thể thấy, để chỉ bộ đội, du kích, Lê Khâm thường sử dụng từ chuyên biệt, đặc thù như: bộ đội, chiến sĩ hoặc sử dụng từ “đồng chí” trong giao tiếp chính thức của đơn vị lực lượng quân đội.

Ngồi ra, cịn có nhiều cách dùng từ ngữ trong các quan hệ ngữ nghĩa phong phú khác như: dùng từ là tên riêng, chủ yếu là tên người. Có thể liệt kê như: Lương, Văn Thon, Tuyên, Đặng, Chánh, Đại, Khiêm, Lích, Soan, Sử, Thơng Phun, Pheng, Thít Bun… Những tên này đều là tên của các nhân vật xuất

hiện trong tác phẩm, trong đó tên của các nhân vật chính như Lương, Văn Thon, Pha… được nhắc đi nhắc lại rất nhiều lần.

Từ ngữ chỉ chỉ bộ đội, du kích là ngữ cũng thường xuất hiện trong các kết hợp của danh từ thân tộc với tên riêng như: anh Thông Phun, cậu Đặng, bác

Cống, bố Từ ngữ chỉ bộ đội, du kích cịn có thể xuất hiện trong các kết hợp quan

hệ ngữ nghĩa giữa từ chỉ chức vụ với tên riêng như đại đội trưởng Lương, đại

đội trưởng Văn Thon, trung đồn trưởng Mành, trung đội phó Cống, chính ủy Thơng Phun, trung đồn trưởng Tun…; hoặc quan hệ ngữ nghĩa giữa từ chỉ

nghề nghiệp với tên riêng như: cô y tá Soan, liên lạc viên Lích,…

Trong nhóm từ ngữ chỉ người này, đặc điểm nổi bật có thể nhận thấy là hiện tượng đồng sở chỉ. Một nhân vật trong tác phẩm có thể được Lê Khâm định danh cho rất nhiều cách gọi tùy thuộc vào hoàn cảnh, vào thời gian, vào tình tiết và diễn biến của cốt truyện. Nhân vật Lương thường xuyên xuất hiện với các cách gọi: Lương, đại đội trưởng Lương, đội anh Lương, thằng Lương.

Bác Cống lúc còn trẻ được gọi là Cống, anh Cống; khi ra chiến trường được

gọi là bác Cống, đồng chí Cống, trung đội phó Cống; khi nhận Khiêm làm con ni thì bác Cống được chuyển sang gọi là bố Cống…

Lê Khâm cũng chú ý đặt biệt danh cho một số nhân vật như Khiêm chuột

nhắt, Đặng ba toong, thi sĩ Sử. Từ cách đặt biệt danh này, ít nhiều tác giả đã hé

mở đơi điều về tính cách các nhân vật trong tác phẩm của mình.

c. Tiểu nhóm từ ngữ chỉ kẻ thù (quân đội Pháp, tay sai và đồng minh)

Các từ ngữ thuộc tiểu nhóm chỉ kẻ thù xuất hiện trong tiểu thuyết Trước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ sự vật trong tiểu thuyết trước giờ nổ súng của lê khâm (Trang 55 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)