Khắc họa hiện thực cuộc sống và hiện thực chiến tranh khốc liệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ sự vật trong tiểu thuyết trước giờ nổ súng của lê khâm (Trang 84 - 93)

6. Cấu trúc của luận văn

3.1. Giá trị của từ ngữ chỉ sự vật liên quan đến con người và chiến tranh

3.1.1. Khắc họa hiện thực cuộc sống và hiện thực chiến tranh khốc liệt

Với Lê Khâm, trang văn và trang đời là một, ngịi bút là vũ khí chiến đấu và cũng chính là ý nghĩa của sự sống. Ơng ln quan niệm phải “tắm mình trong cuộc sống”. Suốt cuộc đời của Lê Khâm, ông đã cố gắng thực hiện bằng

được tâm nguyện ấy. Ơng “tắm mình trong cuộc sống” bằng cách xông pha, lăn lộn, tiếp xúc với nhiều lớp người, đặc biệt là quần chúng cách mạng. Bức tranh hiện thực theo ông, “cần cả màu sắc lẫn màu tối, bản nhạc cần cả nốt

thanh lẫn nốt trầm”.

Với tiểu thuyết Trước giờ nổ súng, nhờ chính những trải nghiệm bằng máu và nước mắt đã tích cóp được trong q trình tham gia chiến đấu ở Hạ Lào, Lê Khâm đã vẽ lên một bức tranh hiện thực chân thực về cuộc sống nghèo khổ nhưng kiên cường, bất khuất trong chiến tranh của dân làng Phi Lạt.

Làng Phi Lạt khi bị Pháp chiếm đóng hiện lên trong trang viết của Lê Khâm “nằm trong rào”, “bên con đường ô tô rải đá chạy dọc sông Nậm Đăm”. Trước đây “làng ở sát chân bên kia núi Vượn”, bây giờ “khi mặt trời sắp lặn

thì bóng núi thắt cổ bồng mới chạm đến làng”. Giấy trên đồn Pà Thạc ghi làng

Phi Lạt là làng số 11 thuộc khu tập trung Pà Thạc. Trước đây, làng có tám mươi bảy nóc nhà gỗ to, bây giờ còn hai mốt túp lều thấp “mặt sàn ngang bụng và

mái tranh vừa tầm tay với”. Qua cách sử dụng từ ngữ miêu tả những ngôi nhà

này của Lê Khâm “nhà xếp thành hai dãy, nom khấp khểnh như hai hàm răng

sắp rụng”, người đọc phần nào hình dung được cuộc sống khốn khổ, khó nhọc

Cuộc sống của người dân Phi Lạt được khắc họa rõ ràng hơn từ hình ảnh một đứa trẻ: “một đứa bé bị lê trên đất bùn rắc trấu, mắt thơ lố, trán nhăn như

ơng cụ” đến hình ảnh “từng đàn nhặng rung cánh lơ lửng giữa trời, sà xuống lại bốc lên một loạt”. Cuộc sống nghèo đói dường như ln rình rập để bao trùm tồn bộ làng Phi Lạt “Các bếp tắt ngấm, tịnh khơng có mùi khói, mùi xơi

đồ, mùi mắm Pa Đẹc gói lá chuối vùi tro quen mũi”, “Một cái làng tề ngắc ngoải, vơi người, mất tên, sắp sửa biến hẳn”.

Khơng khí ngột ngạt của ngơi làng nằm trong vùng chiếm đóng của địch cũng được Lê Khâm miêu tả “Đêm đến, làng Phi Lạt nhắm mắt nín thở sau hàng rào lơng nhím”. Hình ảnh người dân Phi Lạt đi phu về ngồi trên đầu cầu

thang, “bốc ăn chập chuội mấy củ còi chấm muối ớt, miếng mặn miếng nhạt” càng cho thấy hiện thực cuộc sống nghèo khổ mà thực dân Pháp đã gây ra cho người dân nơi đây. “Pháp cấm đốt lửa. Mé đồn đèn sáng giăng giăng. Họ ngó

về chỗ ấy, miếng củ nổi gai trong cổ, không nuốt được”.

Bức tranh sinh động về cuộc sống của nhân dân Lào nói chung và dân làng Phi Lát nói riêng đầy gian khổ, thiếu thốn song họ vẫn cần cù, lam lũ, chịu thương, chịu khó làm lụng, phục vụ kháng chiến và bảo vệ cán bộ cách mạng.

Cụ Thít La có thể nói là một đại diện yêu nước tiêu biểu cho dân làng Phi Lạt. Sau ngày làng bị Pháp vây đốt, lùa ra ở cạnh đồn, gia đình cụ Thít La tan nát dần. Anh con trai của cụ trốn ra vùng du kích, đi theo bộ đội Itxala. Vợ của cụ ho khan một năm liền, thổ ra máu hai lần rồi chết. Cụ Thít La lầm lũi chặt gỗ làm giàn thiêu xác vợ. Thiêu xong, cụ uống một bữa rượu thật say, lấy

“cái đàn khoỏng vông” ra ngồi đánh những bài ngày xưa vợ hay múa, đánh suốt đêm, nước mắt của cụ nhỏ xuống mười sáu cái đĩa đồng trên bàn. Rồi từ đó, cụ gửi mua “nịng súng kíp” về rèn “súng”. Qua câu chuyện tác giả kể lại về việc rèn súng kíp của cụ Thít La, “Mỗi khẩu súng phải nộp những năm chục

đồng bạc thuế. Pháp lại hay cấm rừng, nên dân trong vùng không dám mua súng. Tuy vậy, không hiểu sao ông cụ vẫn bán chạy tay, xong khẩu nào đi veo

khẩu ấy, tiền thì lại chả thấy đồng nào, cả nhà cứ phải ăn củ rừng thay cơm.”,

chúng ta phần nào hình dung được hành động và sự dũng cảm của cụ Thít La khi bí mật rèn súng kíp phục vụ cho cách mạng, cho kháng chiến.

Không chỉ có cụ Thít La, hầu như người dân làng Phi Lạt ai cũng có tinh thần chống lại thực dân Pháp và tay sai. Nghe tin đội của Lương bị phục kích, bác Cống của đội chuẩn chiến CC3 được giao nhiệm vụ ở lại trên núi Vượn liền xuống làng dị la tình hình. Bọn lính Pháp và tay sai ra sức tra hỏi, dân làng Phi Lạt đều hết lịng bảo vệ bác Cống. Trung đội phó Cống trong hình ảnh của một ơng cụ “hai tai đeo lủng lẳng hai khoanh ngà voi trịn, tóc búi sau gáy, đóng khố, trơng người gầy gùa lom đom” khi bị Muôn nghi ngờ đã được anh

Chum đỡ lời giải vây: “Ông lão trên núi xuống mua muối, đi thay vợ tôi đang

đẻ. Khốn nạn, câm điếc từ bé.”

Làng Phi Lạt đã thành lập được tổ Itxala. Ngay tối hơm đội anh Lương bị phục kích, tổ Itxala đã họp ngồi rừng. Những con người trong những thân hình gầy đen, đói khổ “hố mắt đen, sâu”, “gò má lồi xương như sắp chọc bung da” ấy nghe tin anh Lích bị bắt mổ bụng đã vơ cùng đau lịng, một chị trong số đó khóc sụt sịt. Họ đoán là đội anh Lương thắng khi nghe đồn lính địch chết nhiều, đâu ngót hai chục, mà chúng chỉ khiêng về một mình anh Lích. Chum thể hiện quyết tâm khi nói với mọi người trong tổ Itxala: “- Mẹ nó, giết thế chó nào được hết Itxala! Cịn Pháp là còn khổ, còn khổ ắt cịn người nổi dậy đánh Pháp, cịn Itxala. Nó chặt một đầu ta mọc chín đầu, để rồi xem cá ăn kiến hay kiến ăn cá!”.

Không chỉ người trong tổ Itxala, ý chí kiên cường, bất khuất của người dân Phi Lạt lúc nào cũng bốc cao như núi. Sự căm thù được trỗi dậy ngày càng mãnh liệt khi người dân Phi Lạt nghe tiếng con voi của cụ Thít La rống, “nó là

tiếng rú ằng ặc lạc giòn của con vật bị chọc tiết sắp chết còn rướn lên tiếng gọi bầy cuối cùng, khi bọt máu đã phòi ra dưới cổ”.

“Một người nói, mơi nhợt chỉ hơi máy:

- Con voi cụ Thít La. Nó khơng dậy được nữa. - Chúng mình rồi cũng thế…

Câu nói như ngịi lửa châm vào thuốc súng. Một anh thanh niên chồm lên, thở hồng hộc, đấm nắm tay vào lửa, hét:

- Cũng thế mà được à? Thù oán chất lên núi núi sụp, đổ xuống sông sông đầy. Đợi mãi rồi. Bảy khẩu súng kíp của cụ Thít La khơng bắn rồi gỉ hết, làng Phi Lạt không vào núi cũng chết hết. Ai vào du kích với tơi?

- Tơi. Đánh ngay bây giờ!

- Muốn ăn tim voi phải chịu gai cào!”

Ý chí quyết tâm, tinh thần đấu tranh mãnh liệt của người dân Phi Lạt đã được Lê Khâm miêu tả khá rõ nét qua hình ảnh chỉ thiên nhiên như “núi”, “sông” và đặc biệt, ý chí ấy có thể biến thành hành động vũ trang khi người

dân Phi Lạt đã thể hiện quyết khi nhắc đến “bảy khẩu súng kíp của cụ Thít La”. Họ bàn nhau: “Tối nay bắt thằng Muôn đi đánh bạc, tế cụ Thít La với anh Lích.

Sau đó lấy súng của lính làng, sáng sớm mai úp ln bọn đi tuần. Cả làng chỉ gọi một tiếng là chạy vào núi theo ta cả”.

Bác Cống sững sờ nhìn mọi người. Bác khơng ngờ lịng căm thù của dân Pà Thạc đã mạnh và sâu đến thế. Điều này đã được Lê Khâm miêu tả “Từ anh

thanh niên xốc nổi, chị phụ nữ hay khóc, đến ơng lão đếm đầu ngón tay tính thuế lẩm cẩm kia, ai cũng như cái bẫy căng quá sắp tung dây, phóng ra một loạt mũi lao tẩm thuốc độc”.

Qua việc khắc họa bức tranh hiện thực cuộc sống của dân làng Phi Lạt, Lê Khâm cũng đã bóc trần được tội ác của thực dân Pháp trên đất nước Lào. Dân Lào phải gánh chịu những thảm cảnh của cuộc chiến tranh. Qua bức tranh cuộc sống của người dân Lào, người đọc cũng cảm nhận được nét đẹp trong tâm hồn của họ, sống giàu tình nặng nghĩa và trên hết là tinh thần căm thù giặc sâu sắc, sẵn sàng đứng lên chống giặc bất kể kẻ thù có lực lượng mạnh và dã man đến thế nào.

Trong Trước giờ nổ súng, Lê Khâm miêu tả những gian khổ của một đơn vị quân tình nguyện chiến đấu trên đất Lào. Nhà văn cho thấy khung cảnh cuộc chiến tranh khốc liệt ở mặt trận Tây Nam Lào và mối tình hữu nghị của nhân dân hai dân tộc Việt - Lào.

Là người trong cuộc, đã từng tham gia chiến đấu ở Hạ Lào, Lê Khâm nhận ra được những vấn đề cơ bản của cuộc chiến đấu: bản chất anh hùng và lịng nhân đạo, tinh thần quốc tế vơ sản… Do nhận thức và giải quyết được các vấn đề đó nên tác phẩm của ơng có sức lơi cuốn và có giá trị cao. Ơng đã dựng lên được một bức tranh hiện thực lớn của cuộc chiến đấu với nhiều loại nhân vật, nhiều địa điểm và thời khắc khác nhau.

Lê Khâm có lần đã từng tâm sự: “Người ta đang nô nức viết theo phong

cách này, phong cách nọ, tôi chỉ theo hiện thực nghiêm ngặt”. Xuất phát từ quan điểm đó với ý nghĩ hiện thực bao giờ cũng có cái tốt và cái xấu; cái cao cả và cái đớn hèn thường đi bên nhau nên ơng nhìn nhận cuộc sống một cách khách quan. Nhờ thế, trang viết của ông không đơn giản, phiến diện một chiều. Ơng khơng né tránh những mất mát, tổn thất, những giằng co quyết liệt, những kẻ hèn nhát, đầu hàng. Trong tác phẩm của mình, ơng ln tâm niệm “Khơng

có chỗ đứng giữa trong chiến tranh! Con người bị sàng lắc dữ dội, để rồi phải chọn một vị trí dứt khốt giữa hai đầu súng”. Quan niệm đó đã tạo ra ngịi bút

lí trí, tỉnh táo của nhà văn.

Trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng, cuộc sống của bộ đội Lào và quân tình nguyện Việt Nam được tái hiện khá chân thực. Họ phải đối mặt với khí hậu khắc nghiệt, địa hình núi rừng xa lạ, hiểm trở, chịu đựng những thiếu thốn về vật chất, nạn đói kéo dài và những cơn sốt rét hành hạ. Hàng loạt các từ ngữ chỉ đồ ăn, đồ dùng của người lính Lào và qn tình nguyện Việt Nam đã cho thấy điều đó: “ba ống gạo, cá khơ, củ gừng, đống củ còi, hạt muối, măng luộc, mấy bát cơm

nguội, rau rừng, rau dớn, rau tàu bay, rau vừng; cái áo nâu, chiếc áo sơ mi bộ đội đã vá vai, dép cao su, đôi giầy vải rách, mẩu vải quân trang cũ,…”.

Cuộc sống của người chiến sĩ trong Trước giờ nổ súng từ việc phải đi

trinh sát để nắm tình hình đồn giặc đến việc chuẩn bị quân trang, quân dụng đều phải vượt qua rất nhiều thử thách trước âm mưu thâm độc của kẻ thù.

Hình ảnh của Lương vào đồn Pà Thạc trinh sát để nắm tình hình địch được Lê Khâm miêu tả rất tỉ mỉ, chi tiết. Qua đó, người đọc cũng hình dung rõ hơn về cuộc sống, chiến đấu của những người lính qn tình nguyện Việt Nam và bộ đội Lào ở mặt trận Tây Nam. “Đại đội trưởng Lương nhún mình trên mười đầu ngón tay, nhích lùi ra một gang nữa, rồi nằm im, dán người dọc chân tường. Thân hình trần truồng bơi kín đất đỏ lẫn vào màu đất sân đồn”; “Hơi con chó nóng rà trên chân Lương như một đàn ong bị vẽ đang bị lổm ngổm trên da Lương tìm chỗ đốt… Con chó béc giê nhay mãi cái xác chết kì lạ, có máu mặn ấm mà khơng có mùi người”; “Nửa giờ sau, anh ra đến rào thép gai. Hai lần rào cũi lợn ngồn ngộn chặn trước mặt, ống bơ và mìn nhằng nhịt…”.

May mắn thốt ra khỏi trận địa của kẻ thù khi khơng bị tên lính gác và chó đồn phát hiện ra. Khi ra đến ngồi và gặp đồng đội, lúc đó Lương mới biết là mình đã thốt chết. Lê Khâm đã kể lại tình hình lúc đó “Lương nghe tiếng mình khác

hẳn đi. Suốt đêm không mở mồm, quai hàm và lưỡi cứng lại… Hai hàm răng gõ lách cách…” trong hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt “Mưa đã ngớt mà gió vẫn thổi; cái rét đêm vùng núi luồn qua lỗ chân lông, thấm vào buốt thịt”.

Điều kiện sống của những người lính được miêu tả trong đội chuẩn chiến CC3 cũng hết sức khó khăn, thiếu thốn. Họ sống và ẩn nấp trên hang núi Vượn gần làng Phi Lạt. Những từ ngữ được Lê Khâm sử dụng để nói về nơi ở của họ như: “cây cột đá, cửa hang, cửa hang đá, góc hang, hang đá, mấu đá, một góc

suối vắng, một mẩu đá vơi, nóc hang, vịm hang” cũng giúp chúng ta hình dung

rõ hơn sự thiếu thốn và khó khăn ấy. Những người lính phải sống trong hang với điều kiện hết sức khó khăn, thiếu thốn. Những vật dụng được dữ trữ trong tay nải của bác Cống với “mẩu nến dự trữ”, “cái phạ phe dự trữ, “bộ quai dép cao su dự

trữ” có thể cho người đọc thấy rõ được điều này.

Với bộ đội Lào và quân tình nguyện Việt Nam, hồn cảnh khó khăn của họ cịn là những khó khăn do mưa rừng, suối lũ trên những dịng sơng đầy thác cuốn và sự khắc nghiệt của thời tiết. Tất cả đều địi hỏi những người lính trong đội quân chuẩn chiến CC3 phải sáng suốt và dốc hết nghị lực để vượt qua.

Những trang viết của Lê Khâm đã làm hiện lên một cuộc chiến đấu đầy cam go, gian khổ và ác liệt. Trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng, tội ác của thực dân Pháp tạo sức ám ảnh người đọc về những đau thương mà nhân dân Lào phải gánh chịu trong chiến tranh. Máy bay giặc đổ đến như những đợt sóng lửa, dội bom napan xuống đốt làng. Đạn bom quân thù cày nát mặt đất, triệt hạ sự sống của con người. Những đau thương, mất mát về tinh thần là nỗi đau khơng có gì bù đắp nổi. Cuộc chiến ác liệt với lũ xâm lược cịn in hằn rõ rệt trên hành trình của đội chuẩn chiến CC3. Nhiều lần lọt vào ổ phục kích của giặc, từng chiến sĩ ngã xuống trên hành trình đầy nghiệt ngã khiến người đọc bàng hồng, xót xa.

Tác phẩm góp phần phản ánh kịp thời và bổ sung một mảng thế giới hiện thực về cuộc chiến đấu với muôn vàn gian khổ, hi sinh của những chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam sát cánh cùng nhân dân các bộ tộc Lào đứng lên chống thực dân Pháp. Từ hiện thực cuộc chiến tranh khốc liệt trong tiểu thuyết Trước

giờ nổ súng, người đọc có thể nhận ra những trải nghiệm bằng xương máu của

tác giả và cả những tình cảm, lịng tin và sự gắn bó của nhà văn với nhân dân và đất nước Lào.

3.1.2. Ngợi ca phẩm chất anh hùng của người lính và tinh thần yêu nước, căm thù giặc của người dân Lào

Nhà thơ Hữu Thỉnh đã từng nhận xét “Lê Khâm là một trong những cây

bút xuất sắc viết về đề tài chiến tranh cách mạng, đặc biệt xuất sắc trong việc thể hiện mối tình keo sơn gắn bó trong mọi hồn cảnh của hai dân tộc Việt - Lào”.

Ngòi bút hiện thực nghiêm ngặt của Lê Khâm đã làm nổi bật tinh thần đấu tranh anh dũng, ý chí kiên nghị của những chiến sĩ cách mạng Lào - Việt. Hình ảnh người lính qn tình nguyện Việt Nam xuất hiện trong tiểu thuyết Trước giờ nổ súng được thể hiện nổi bật trong đội chuẩn chiến tám người CC3. Trong đó, tiêu biểu là đại đội trưởng Lương, trung đội phó Cống, tiểu đội phó Khiêm và liên lạc viên Lích.

Sau lần trinh sát vào đồn địch để nắm tình hình, Lương bị thương khơng hề nhẹ. Cộng với điều kiện khơng được chăm sóc cẩn thẩn, vết thường ở chân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ sự vật trong tiểu thuyết trước giờ nổ súng của lê khâm (Trang 84 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)