Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ sự vật trong tiểu thuyết trước giờ nổ súng của lê khâm (Trang 43 - 45)

6. Cấu trúc của luận văn

1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn

1.2.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.2.1. Vài nét về tác giả Lê Khâm và các sáng tác của ông

Lê Khâm (bút danh là Phan Tứ) là cháu ngoại của nhà chí sĩ yêu nước Phan Châu Trinh. Với sự nghiệp sáng tác của mình, ơng trở thành một nhà văn xuất sắc viết về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang. Nhiều người cho rằng, ông thuộc “thế hệ vàng” của thanh niên Việt Nam trưởng thành từ Cách mạng tháng Tám năm 1945.

Lê Khâm viết nhiều thể loại như phóng sự, bút kí, truyện kí, truyện ngắn… nhưng thành công chủ yếu là tiểu thuyết viết về đề tài chiến tranh cách mạng. Vốn sống phong phú trong quá trình tham gia chiến đấu ở Hạ Lào cùng với những nhận thức về tinh thần chiến đấu hi sinh của quân đội hai nước Việt - Lào, tinh thần quốc tế vơ sản, tinh thần đồn kết giữa hai dân tộc là sức mạnh tạo nên chiến thắng của quân dân Lào và qn tình nguyện Việt Nam, đã giúp ơng sáng tác nên nhiều

tác phẩm có giá trị. Sự nghiệp cầm bút của Lê Khâm là một gia tài đồ sộ với hàng loạt tác phẩm giàu lí tưởng, mang đậm vẻ đẹp lãng mạn cách mạng như: Bên kia

biên giới (1958), Trước giờ nổ súng (1960), Gia đình má Bảy (1968), Mẫn và tôi

(1972), Người cùng quê (1985, 1995, 1997)… Tác phẩm của ông đều miêu tả hết sức chân thực, sinh động và tỉ mỉ về cuộc sống và chiến đấu, từ diễn biến sự việc, con người, cảnh vật tới cảm xúc, suy nghĩ…

Nếu chỉ dựa vào tiêu chí phản ánh hiện thực của tiểu thuyết viết về chiến tranh cách mạng, thì tiểu thuyết của Lê Khâm đã đáp ứng nhu cầu một cách xuất sắc. Từ bố cục, kết cấu đến trần thuật, miêu tả đều theo thi pháp truyền thống, được nhà văn thể hiện một cách nhuần nhuyễn, có nhiều biến hóa, bất ngờ đến độc đáo, thú vị.

Thành công lớn nhất của tiểu thuyết Lê Khâm là khắc họa được chân dung những con người trong chiến tranh và hiện thực cuộc chiến đấu. Ông giỏi miêu tả những chuyển biến của những nhân vật xuất thân từ tầng lớp trung gian đi về phía nhân dân, phía cách mạng với những khó khăn, phức tạp mang tính tất yếu, từ trong tư tưởng đến hành vi biểu hiện với những tình huống bình thường và bất thường.

Là nhà văn trưởng thành trong bão lửa của chiến tranh và cách mạng, Lê Khâm là chân dung tiêu biểu cho một thế hệ nhà văn kiểu mới: nhà văn - chiến sĩ. Ơng ghi trong nhật kí của mình: “Những tính tốn riêng tư cháy vèo đi bên những

gương anh hùng chói lọi” cũng bởi ơng ln tâm niệm “phải tắm mình trong cuộc sống”. Cho đến cuối đời, ngồi tổng kết lại những năm tháng đã đi qua, ông từng

cho rằng: “Cuộc đời tôi từ 14 tuổi, cho đến nay 65 tuổi toàn là sống trong chiến

tranh. Viết ra, hay dở còn tùy thuộc bạn đọc. Tơi chỉ muốn nói một điều thơi: khơng ai ép mình đi theo kháng chiến chống Pháp, khơng ai ép mình đi theo kháng chiến chống Mĩ, thì bây giờ khơng ai ép mình viết cả… Chỉ cịn hận là đã không kịp làm trọn công việc” [59, tr.494].

Bằng những đóng góp to lớn cho nền văn học Việt Nam hiện đại, Lê Khâm đã được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học, Nghệ thuật năm 2000.

1.2.2.2. Vài nét về tiểu thuyết Trước giờ nổ súng của Lê Khâm

Cùng với tiểu thuyết Bên kia biên giới (1958), tiểu thuyết Trước giờ nổ

súng (1960) được Lê Khâm viết về quân tình nguyện Việt Nam ở chiến trường

Hạ Lào. Đây là hai tác phẩm có giá trị cao trong nền văn học cách mạng Việt Nam và là hai tác phẩm xuất sắc viết về mối tình hữu nghị chiến đấu của hai dân tộc Việt - Lào.

Tác phẩm được sáng tác vào thời điểm mà khơng ít tác giả có xu hướng “tô hồng” hiện thực hoặc lựa chọn những mảnh đất vốn đã có sẵn phù sa màu mỡ. Trước giờ nổ súng là một cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh, mang đến cho người đọc những mảng màu đa sắc, những tồn tại đối lập mang tính biện chứng của quy luật cuộc sống. Nói như Lê Khâm thì: “Bức tranh cần cả màu

sáng lẫn màu tối, bản nhạc cần có nốt thanh lẫn nốt trầm” [58, tr.86].

Trước giờ nổ súng được xây dựng theo kiểu cốt truyện phiêu lưu như sử thi Odyssee và Ramayana. Đặc điểm của kiểu cốt truyện này là có rất nhiều khơng gian, nhân vật bị ném vào những không gian với nhiều hiểm họa và xa lạ. Nhan đề tác phẩm cũng cho thấy thời gian đóng một vai trị quan trọng. Bởi trước giờ nổ súng bao giờ cũng là thời khắc căng thẳng và chậm chạp kéo dài. Độ căng của nó là một trong những nguyên nhân gây hồi hộp cho bạn đọc suốt gần 300 trang sách. Sự tài tình của Lê Khâm là đã kết hợp một cách hài hịa cả sức ép của khơng gian lẫn thời gian lên các hoạt động của nhân vật bởi thiếu một trong hai yếu tố ấy thì chưa chắc đã gây lên chuỗi biến cố đau lịng và sức lơi cuốn sẽ giảm.

Qua thế giới nghệ thuật trong Trước giờ nổ súng, Lê Khâm đã tái hiện được thành công hiện thực của cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp của quân tình nguyện Việt Nam và nhân dân các bộ tộc Lào. Tác phẩm cũng biểu hiện một cách xúc động tình nghĩa keo sơn, gắn bó của nhân dân hai nước Việt Lào và khắc họa thành công vẻ đẹp của hình tượng người chiến sĩ cách mạng Việt Nam trên đất nước Lào.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) từ ngữ chỉ sự vật trong tiểu thuyết trước giờ nổ súng của lê khâm (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)