Khái niệm, đặc điểm, vai trò và những yêu cầu cơ bản đối với dịch vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 25 - 60)

1. Đối với nghiên cứu chung về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và những yêu cầu cơ bản đối với dịch vụ

VỀ PHÁT TRIỂN VÀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1. Một số vấn đề lý luận cơ bản về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò và những yêu cầu cơ bản đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thanh toán không dùng tiền mặt

1.1.1.1. Khái niệm

Thanh toán, trong các mối quan hệ kinh tế được hiểu một cách khái quát nhất

là việc thực hiện chi trả bằng tiền giữa các bên trong những quan hệ kinh tế nhất định. Tiền ở đây được hiểu là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanh toán để nhận hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc trong việc trả nợ.

Phương tiện thanh toán là tiền mặt và các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt được sử dụng nhằm thực hiện giao dịch thanh toán (Chính phủ, 2001).

Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán trong đó không có sự xuất hiện của tiền mặt mà việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích chuyển trên các tài khoản của các chủ thể liên quan đến số tiền phải thanh toán

Dịch vụ là kết quả tạo ra do các hoạt động tiếp xúc trực tiếp giữa người cung ứng và khách hàng và các hoạt động nội bộ của người cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Theo Zeithaml và Bitner (2000) thì “Dịch vụ là những hành vi, quá

trình và cách thức thực hiện một công việc nào đó nhằm tạo giá trị sử dụng cho khách hàng nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong đợi của khách hàng”. Dịch vụ thanh toán là

việc cung ứng phương tiện thanh toán, thực hiện giao dịch thanh toán trong nước và quốc tế, thực hiện thu hộ, chi hộ và các loại dịch vụ khác của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo yêu cầu của người sử dụng dịch vụ thanh toán.

Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt theo tác giả Đặng Công Hoàn (2015): “TTKDTM là một hoạt động dịch vụ thanh toán được thực hiện bằng cách sử

dụng các công cụ/phương thức thanh toán để bù trừ tiền từ tài khoản/hạn mức tiền của người phải trả sang tài khoản của người thụ hưởng hoặc được bù trừ lẫn nhau thông qua đơn vị cung ứng dịch vụ thanh toán”. Theo tác giả Đỗ Thị Khánh Ngọc (2014): “Thanh toán không dùng tiền mặt là những khoản thanh toán thực hiện bằng cách trích tiền từ tài khoản của người phải trả sang tài khoản của người người thụ hưởng hoặc bù trừ lẫn nhau thông qua tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán”.

Từ những quan điểm trên, có thể hiểu thanh toán không dùng tiền mặt là một hình thức vận động của tiền tệ. Trong TTKDTM, các NHTM đóng vai trò trung gian thực hiện yêu cầu của khách hàng nhằm thỏa mãn mục đích của họ thông qua các hình thức thanh toán, thu hộ, chi hộ, chuyển tiền…bằng cách trích chuyển trên sổ sách, ghi chép cắt chuyển tiền từ người này sang người khác, từ nơi này sang nơi khác không sử dụng đến tiền mặt.

Từ khái niệm về dịch vụ và khái niệm về TTKDTM, có thể khái quát về dịch vụ TTKDTM như sau: Dịch vụ TTKDTM là sản phẩm, dịch vụ ngân hàng cung ứng cho khách hàng để thực hiện quyền nhận chi trả hoặc/và nghĩa vụ phải chi trả trong các giao dịch có liên quan đến tiền tệ, theo đó ngân hàng sẽ đại diện cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ chi trả thay; thực hiện quyền được chi trả; hoặc là trung gian chi trả cho các chủ thể trong quan hệ kinh tế.

Về quan điểm của các cơ quan quản lý nhà nước, theo nghị định số 101/2012/NĐ-CP và thông tư 46/2014/NHNN: “Dịch vụ TTKDTM là các dịch vụ thanh toán qua tài khoản ngân hàng và một số dịch vụ khác thực hiện thanh toán không qua tài khoản ngân hàng”.

Như vậy, có thể hiểu, dịch vụ TTKDTM là loại hình dịch vụ được các NHTM cung cấp để khách hàng thanh toán hàng hóa và dịch vụ qua tài khoản của khách hàng mở tại ngân hàng mà không sử dụng đến tiền mặt.

Dịch vụ TTKDTM ra đời nhằm thỏa mãn nhu cầu giao dịch thương mại của nền sản xuất hàng hóa phát triển ở trình độ cao, giảm bớt lượng tiền mặt trong lưu thông, giảm bớt chi phí lưu thông xã hội, tăng tốc độ chu chuyển hàng hóa, chu

chuyển vốn từ đó nâng cao tính hiệu quả của nền kinh tế sản xuất. Điều này rất có ý nghĩa đối với việc thực thi chính sách tiền tệ.

1.1.1.2. Đặc điểm

Hoạt động TTKDTM được dựa trên cơ sở TGNH, phát triển song hành với sự phát triển của hệ thống NHTM. Dịch vụ TTKDTM là một hình thức vận động tiền tệ mà ở đây tiền vừa là công cụ kế toán, vừa là công cụ chuyển hóa hình thức, giá trị của hàng hóa, dịch vụ. Xuất phát từ việc không dùng đến tiền mặt, dịch vụ TTKDTM có những đặc điểm sau:

Thứ nhất: Sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng hóa, dịch vụ cả về thời gian lẫn không gian. TTKDTM không phải được tiến hành theo kiểu “giao hàng, nhận tiền” mà việc giao hàng được tiến hành ở nơi này, trong thời điểm này, nhưng việc thanh toán có thể được thực hiện ở một địa điểm khác, trong một thời gian khác.

Thứ hai: Trong TTKDTM, bên thanh toán (người trả tiền) và bên được thanh toán

(người nhận tiền) nhất định phải mở tài khoản tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

Thứ ba: Trong giao dịch TTKDTM, mỗi khoản thanh toán phải có ít nhất 3

bên tham gia. Đó là bên thanh toán, bên được thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán:

- Chủ thể thứ nhất là bên thanh toán đóng vai trò quyết định trong quá trình thanh toán, là người mở đầu hay tiếp nối quá trình thanh toán đã được bên được thanh toán khởi xướng. Bên thanh toán có nghĩa vụ trả tiền đúng thời hạn và tôn trọng những thủ tục cần thiết. Tuy nhiên, họ cũng có quyền từ chối thanh toán nếu các chủ thể khác vi phạm những quy định, cam kết đã thỏa thuận trước đó giữa các bên.

- Chủ thể thứ hai là người nhận tiền. Cơ sở nhận tiền là các chứng từ hàng hóa, hóa đơn bán hàng, các hợp đồng, các khế ước vay nợ...

- Chủ thể thứ ba là tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán có vai trò rất quan trọng vừa là người tổ chức, vừa là người thực hiện các khoản thanh toán, chỉ có tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán – người quản lý tiền gửi của bên thanh toán mới có quyền trích chuyển tiền trên tài khoản theo yêu cầu để chuyển vào tài khoản của bên được thanh toán.

1.1.1.3. Vai trò của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Hiện nay, dịch vụ TTKDTM đã trở thành một mắt xích quan trọng, không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động, sản xuất và lưu thông hàng hóa. TTKDTM đáp ứng được nhu cầu thanh toán ngày một lớn của nền kinh tế, rút ngắn thời gian thanh toán, tránh tồn đọng vốn. Vì vậy, TTKDTM có những ưu thế đặc trưng cũng như vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, trở thành một hoạt động không thể tách rời trong sự phát triển của quốc gia.

a. Đối với nền kinh tế

Dịch vụ TTKDTM thúc đẩy quá trình vận động của vật tư hàng hóa trong nền kinh tế, thông qua đó mà các mối quan hệ kinh tế lớn được giải quyết, nhờ vậy mà quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa được tiến hành bình thường, nhanh chóng và an toàn. Ngân hàng với tư cách là một đơn vị kinh tế tài chính tổng hợp, là một bộ máy thần kinh của nền kinh tế, thông qua việc tổ chức thanh toán để hạn chế những thiệt hại, khắc phục và ngăn chặn những hiện tượng tiêu cực có thể xẩy ra trong sản xuất kinh doanh của các đơn vị.

b. Đối với Ngân hàng Nhà nước

Việc tăng tỷ trọng TTKDTM sẽ làm giảm khối lượng tiền mặt trong lưu thông, tiết kiệm được chi phí lưu thông tiền, chi phí in ấn, phát hành, kiểm đếm, bảo quản... đồng thời giúp NHTW có thể điều tiết lượng tiền mặt cung ứng sao cho phù hợp với chính sách tiền tệ thắt chặt hay mở rộng được áp dụng cho mỗi thời kỳ. NHTW không chỉ thực hiện chức năng làm trung tâm thanh toán của nền kinh tế mà còn thực hiện vai trò kiểm soát quan hệ mua bán, quy trình sử dụng vốn, hoạt động kinh tế, góp phần kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển theo định hướng quản lý của Nhà nước

c. Đối với ngân hàng thương mại

TTKDTM là một trong những dịch vụ chính của các NHTM dựa trên cơ sở các quan hệ kinh tế - thương mại của khách hàng gắn liền với quá trình khai thác và sử dụng vốn của tổ chức tín dụng. Khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ, khách hàng bắt buộc

phải mở tài khoản tại nân hàng và ký thác vốn vào đó. Điều này giúp cho ngân hàng kiểm soát được một phần lượng tiền trong nền kinh tế, rút bớt được một khối lượng tiền mặt trong lưu thông, kiềm chế được khả năng lạm phát, tiết kiệm được nhiều chi phí cho xã hội (chi phí in ấn, vận chuyển, bảo quản...) tạo điều kiện làm tốt công tác tiền tệ. Thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán, các NHTM sẽ kiểm soát được tình hình biến động số dư tài khoản của khách hàng, đánh giá được khả năng tài chính và uy tín của khách hàng. Thêm vào đó, hoạt động TTKDTM giúp gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, góp phần tạo nguồn thu ổn định thông qua việc thu phí và lãi từ các dịch vụ thanh toán. Ngân hàng sẽ giảm thiểu chi phí huy động vốn, tập trung được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của nền kinh tế, dùng làm nguồn vốn lưu động cho vay phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh. Đây là một nguồn vốn lớn, nếu có kế hoạch sử dụng tốt sẽ đem lại hiệu quả kinh tế lớn cho ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Dịch vụ TTKDTM góp phần đa dạng hóa sản phẩm của ngân hàng, mang đến cho khách hàng những dịch vụ thanh toán tiện ích, hiện đại, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Thêm vào đó, hoạt động này góp phần hiện đại hóa ngân hàng, khi đưa thêm một loại hình thanh toán mới phục vụ khách hàng, buộc ngân hàng phải không ngừng hoàn thiện: nâng cao trình độ, cải tiến trang thiết bị kỹ thuật công nghệ để cung cấp cho khách hàng những điều kiện thanh toán tốt nhất, đảm bảo an toàn, nhanh chóng, hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.

d. Đối với khách hàng

Các khách hàng tham gia vào dịch vụ TTKDTM bao gồm các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong xã hội. Dịch vụ TTKDTM đảm bảo tốt nhất về an toàn vốn, tạo khả năng kết thúc các giao dịch mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ nhanh chóng nhất, giúp khách hàng quản lý được khối lượng tiền gửi trong ngân hàng, giảm thiểu những rủi ro đáng tiếc trong thanh toán, tránh được sở hở có thể bị lợi dụng, bị cướp giật, mất cắp...

Dịch vụ TTKDTM góp phần đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn, rút ngắn thời gian quay vòng vốn, thúc đẩy quá trình sản xuất, kinh doanh nhanh chóng và hiệu

kèm khi tham gia loại hình thanh toán này như được giảm thuế thu nhập, được hưởng chiết khấu khi thanh toán bằng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng nội địa....tại các cơ sở chấp nhận thẻ, được hưởng lãi từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình...

1.1.2. Các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại hiện nay

1.1.2.1. Thanh toán bằng Séc a. Khái niệm

Séc là giấy tờ có giá do người ký phát lập, ra lệnh cho người bị ký phát trích một số tiền nhất định từ tài khoản thanh toán của mình để thanh toán cho người thụ hưởng (Thông tư số 22/2015/TT-NHNN ngày 20/11/2015).

Có nhiều loại séc, cũng như nhiều tiêu chí để phân loại chúng như: - Tính chất chuyển nhượng: Có séc ghi tên, séc vô danh, séc theo lệnh. - Người phát hành: Séc cá nhân và séc Ngân hàng xác định.

- Cách thanh toán séc: Gồm séc tiền mặt và séc chuyển khoản.

Ngoài ra còn có các loại séc đặc biệt khác như séc du lịch, séc gạch chéo, séc tài khoản của người hưởng lợi.

b. Quy trình thanh toán

Hình 1.1: Quy trình thanh toán bằng Séc

Bên mua ( Chi trả) Bên bán (Thụ hưởng) Ngân hàng phục vụ bên mua Ngân hàng phục vụ bên bán (1) (4) (3) (2) (6)

(1) Sau khi nhận được hàng hóa, dịch vụ bên mua(người chi trả) phát hành séc giao cho bên bán (người thụ hưởng);

(2) Người thụ hưởng kiểm tra tính hợp lệ của tờ séc lập làm 3 liên bảng kê nộp séc cùng với tờ séc nộp cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng;

(3) Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng kiểm tra tờ séc và bảng kê nộp séc nếu thấy hợp lệ thì chuyển cho ngân hàng phục vụ người chi trả;

(4) Ngân hàng phục vụ người chi trả kiểm tra tờ séc, bảng kênếu hợp phápvà tài khoản của người chi trả đủ thì ngân hàng phục vụ thực hiện việc trích chuyển tài khoản tiền gửi của người chi trả và báo nợ cho họ;

(5) Ngân hàng phục vụ người chi trả thông báo cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để thanh toán tiền cho người thụ hưởng;

(6) Ngân hàng người thụ hưởng ghi Có vào tài khoản của người thụ hưởng và báo Có cho họ.

c. Ưu nhược điểm của thanh toán bằng Séc - Ưu điểm

+ Thủ tục phát hành, thanh toán đơn giản, thuận tiện và dễ thực hiện, tiết kiệm thời gian cho người phát hành séc. Thời gian thực hiện nhanh, độ an toàn và chính xác cao.

+ Trên tờ séc không cần phải ghi nội dung quan hệ kinh tế phát sinh ra séc mà chỉ cần ghi số tiền thanh toán.

+ Trong thời hạn thanh toán, séc có thể chuyển nhượng một hay nhiều lần cho các cá nhân, tổ chức khác.

- Nhược điểm

+ Tâm lý của người bán nhận séc thường lo ngại trên tài khoản của người mua không còn tiền, séc giả, dễ dẫn đến rủi ro trong giao dịch nên hay từ chối việc thanh toán séc.

+ Hạn mức phải thanh toán bằng séc chưa có quy định bắt buộc. + Phạm vi thanh toán hẹp.

1.1.2.2. Thanh toán bằng ủy nhiệm chi (UNC) a. Khái niệm

UNC hoặc lệnh chi là phương tiện thanh toán mà người trả tiền trích lập lệnh thanh toán theo mẫu do ngân hàng quy định, gửi cho ngân hàng nơi mình mở tài khoản yêu cầu tổ chức đó trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng (Thông tư số 46/2014/TT – NHNN 31/12/2014 hướng dẫn về dịch vụ TTKDTM).

b. Quy trình thanh toán

Hình 1.2: Quy trình thanh toán bằng UNC

(1) Bên bán giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho bên mua;

(2) Bên mua lập uỷ nhiệm chi theo mẫu thống nhất gửi đến ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng phục vụ người mua) để thanh toán tiền hàng hoá dịch vụ cho bên bán; (3) Ngân hàng phục vụ bên mua kiểm tra uỷ nhiệm chi do người mua chuyển đến, nếu hợp lệ thì tiến hành thanh toán bằng cách trích tiền trên tài khoản của bên mua (ghi Nợ tài khoản người mua) để trả cho bên bán ngay trong ngày theo các trường hợp:

+ Nếu bên mua và bên bán đều có tài khoản tại cùng một ngân hàng, thì ngân hàng ghi Có vào tài khoản bên bán và gửi giấy báo Có.

Bên mua ( Bên trả tiền) Bên bán ( Thụ hưởng) Ngân hàng phục vụ bên mua Ngân hàng phục vụ bên bán (1) (2) (3) (4)

+ Nếu bên bán có tài khoản tại một ngân hàng khác thì “chuyển tiền đi” theo phương thức thích hợp. Sau đó gửi giấy báo Nợ cho bên mua sau khi đã thu phí nghiệp vụ.

(4) Ngân hàng phục vụ bên bán ghi Có vào tài khoản của bên bán và gửi giấy báo Có ngay cho bên bán sau khi nhận được giấy báo từ ngân hàng phục vụ bên mua.

c. Ưu nhược điểm của thanh toán bằng UNC - Ưu điểm

+ Thủ tục và quy trình thanh toán UNC an toàn, đơn giản, nhanh chóng và thuận tiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 25 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)