Xuất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 114)

1. Đối với nghiên cứu chung về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

3.3.2. xuất với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHNN cần có các văn bản quy định, hướng dẫn cụ thể hóa và kịp thời các văn bản của Chính phủ liên quan đến sự phát triển của hoạt động TTKDTM.

NHNN cần có các khoản cho vay ưu đãi đối với các NHTM để hỗ trợ về mặt tài chính trong việc đổi mới công nghệ. Vấn đề lớn nhất đối với các NHTM trong việc đối mới công nghệ là hạn chế về vốn đầu tư. Đến cả ngân hàng lớn như BIDV cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tập trung vốn đầu tư về trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thanh toán. Với việc ưu đãi vốn cho vay, các NHTM sẽ có cơ hội phát triển đồng đều về công nghệ, tạo nền tảng cho việc liên kết về thanh toán giữa các ngân hàng

NHNN cần xây dựng cơ chế tính phí dịch vụ thanh toán hợp lý, xác định mức phí áp dụng cho các giao dịch thanh toán liên ngân hàng, trên cơ sở đó tác động tới toàn bộ cơ cấu tính phí của các ngân hàng, tổ chức tín dụng, nhằm tạo lập ra một mức phí hợp lý đối với người sử dụng dịch vụ cuối cùng, từng bước tạo lập thói quen giao dịch qua ngân hàng thông qua chính sách về phí dịch vụ thanh toán hợp lý. Xác định mức thu phí dịch vụ thanh toán liên ngân hàng, để ngày càng giảm phí thanh toán dịch vụ qua NH, cần xây dựng mức thu phí đối với hình thức thanh toán bằng tiền mặt với mục đích khuyến khích phát triển TT KDTM.

3.3.3. Đề xuất đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Khi tiến hành cung ứng các sản phẩm dịch vụ thanh toán mới, BIDV chi nhánh Ninh Thuận đề nghị Hội sở chính cần lên kế hoạch, xây dựng lộ trình cụ thể, có hướng dẫn rõ ràng về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ để các chi nhánh dễ dàng thực hiện, áp dụng, tạo sự chủ động trong việc giới thiệu các sản phẩm mới cho khách hàng. Đối với các sản phẩm dịch vụ hiện có, BIDV chi nhánh Ninh Thuận đề nghị BIDV cải tiến nâng cao chất lượng theo hướng tăng cường tiện ích, nâng cao hàm lượng công nghệ sản phẩm, cụ thể:

- Nâng cao chất lượng của chương trình BIDV Homebanking, đẩy nhanh tốc độ xử lý chương trình thanh toán điện tử liên ngân hàng, tăng cường tính ổn định của hệ thống thanh toán nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ thanh toán, nhất là vào các giờ cao điểm. Khắc phục tình trạng nghẽn mạng, có hướng xử lý kịp thời lỗi chương trình của các hệ thống: ATM, POS để tạo sự tin tưởng, hài lòng cho khách hàng khi giao dịch thanh toán.

- Đầu tư phát triển mạng lưới ATM rộng tại các địa bàn kinh tế trọng điểm, nghiên cứu các công nghệ thẻ tiên tiến để cải tiến sản phẩm/dịch vụ thẻ, đáp ứng yêu cầu của thị trường và giảm thiểu các rủi ro. BIDV cần quan tâm hơn nữa đến công tác quảng bá thương hiệu, hình ảnh của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng, các điểm giao dịch, điểm đặt máy ATM… Hiện tại, các quảng cáo của BIDV được đánh giá là chưa có nhiều khả năng truyền tải thông tin, tạo ấn tượng mạnh tới khách hàng. Trong khi đó, mẫu quảng cáo của NHTM CP Á châu được nhớ tới khá nhiều.Đây cũng là bài học cho BIDV tham khảo.

Để thu hút khách hàng thêm nữa, ngân hàng cần giảm mức phí giao dịch thanh toán qua NH thấp hơn tương đối so với các NH khác nhau nhằm cạnh tranh với các ngân hàng lớn.

Để đảm bảo các mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng của BIDV trong giai đoạn tới thì công tác phát triển nguồn nhân lực cần được BIDV quan tâm:

+ Việc xây dựng nguồn cán bộ của BIDV phải được tiến hành trên cơ sở đánh giá khách quan về năng lực, phẩm chất của cán bộ thể hiện qua chất lượng, hiệu quả hoàn thành công việc đang đảm nhiệm, khả năng phát triển; nhưng đồng thời phải phù hợp với yêu cầu công việc thực tế để tránh lãng phí về nguồn lực lao động.

+ BIDV cần xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích, động viên đối với các cán bộ thuộc khối dịch vụ bán lẻ trong hệ thống nhằm thúc đẩy hoạt động dịch vụ bán lẻ.

3.3.4. Đề xuất đối với NHNN chi nhánh tỉnh Ninh Thuận:

- Với vai trò là đầu mối cần tham mưu đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai kịp thời và có hiệu quả các cơ chế, chính sách về TTKDTM đến các chi nhánh NHTM trên địa bàn, tăng cường phối hợp giữa các Sở, Ban, ngành, Chính quyền địa phương, Kho bạc nhà nước, Doanh nghiệp trong việc triển khai các giải pháp TTKDTM. Thường xuyên bám sát vào các mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của các Đề án TTKDTM của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản chỉ đạo của NHNN Việt Nam để chỉ đạo các NHTM kịp thời thực hiện.

- Tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương chỉ đạo các sở, ngành phối hợp, hỗ trợ ngân hàng đẩy mạnh thanh toán điện tử trong dịch vụ hành chính công, chi tiêu công vụ. Tiếp tục mở rộng việc trả lương cho các đối tượng hưởng lương ngân sách phù hợp với cơ sở hạ tầng thanh toán theo Chỉ thị 20/CT-TTg.

- Chỉ đạo các chi nhánh NHTM trên địa bàn tăng cường công tác phối hợp để tổ chức, điều chỉnh mạng lưới ATM/POS phù hợp theo địa bàn theo hướng tạo thuận lợi cho thanh toán của người dân nhưng vẫn đảm bảo phù hợp, tránh chồng chéo, lãng phí đầu tư trang thiết bị không cần thiết, phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, viễn thông để từng bước trang bị, sử dụng và chấp nhận thanh toán phí dịch vụ của các cá nhân, hộ gia đình bằng thẻ. Tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, mạng lưới chấp nhận thẻ, tăng cường lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ (POS, mPOS) tại các siêu thị, trung tâm thương mại, nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí, du lịch....

- Kịp thời triển khai các văn bản của NHNN Việt Nam về hoạt động thanh toán, đồng thời chỉ đạo sát sao các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên địa bàn duy

trì, vận hành tốt hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng, thanh toán bù trừ điện tử, thực hiện tốt vai trò trung gian thanh toán, xử lý các lệnh chuyển tiền đi, đến nhanh chóng, kịp thời, chính xác, không để xảy ra các vấn đề sai sót, đáp ứng kịp thời nhu cầu luân chuyển vốn cho các tổ chức tín dụng và khách hàng.

- Tăng cường công tác bảo đảm an ninh, an toàn, bảo mật, phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thanh toán điện tử, thanh toán thẻ, ATM, POS và các phương tiện thanh toán sử dụng công nghệ cao.

- Tổ chức thanh tra, kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định của pháp luật và của NHNN đối với các NHTM trong công tác TTKDTM. Giám sát, kiểm tra, xử lý kịp thời việc thu thêm phụ phí trong giao dịch thanh toán thẻ qua POS của các đơn vị chấp nhận thanh toán thẻ không đúng quy định của pháp luật.

- Làm đầu mối thực hiện tốt tuyên truyền vận động nhằm nâng cao nhận thức trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành Ngân hàng và nhân dân về những thói quen, tiện ích của việc TTKDTM

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động TTKDTM ở chương 2, từ đó đánh giá được những mặt đạt được, hạn chế và nguyên nhân dẫn đến tồn tại những hạn chế trong hoạt động phát triển dịch vụ TTKDTM tại BIDV chi nhánh Ninh Thuận. Cùng với định hướng về phát triển TTKDTM của Chính phủ và Chi nhánh, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm nâng cao chất lượng TTKDTM một cách cụ thể.

Ngoài ra, luận văn cũng đề xuất với Chính phủ, NHNN Việt Nam , BIDV và NHNN tỉnh Ninh Thuận về cách thức quản lý, điều hành nhằm đẩy mạnh phát triển TTKDTM trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Trong nền kinh tế toàn cầu hoá công tác TTKDTM giữ một vai trò rất quan trọng, trong công cuộc đổi mới nền kinh tế của đất nước ta, nền kinh tế càng phát triển thì vai trò của TTKDTM càng rõ và chiếm tỷ trọng cao trong tổng thanh toán của nền kinh tế. Hiện nay, tình hình TTKDTM cả nước nói chung và của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Ninh Thuận nói riêng còn tồn tại nhiều hạn chế, khó khăn mặc dù Ngân hàng đã có nhiều cố gắng xong vẫn chưa giải quyết được triệt để. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế, để đưa đất nước đi lên và vươn ra thế giới thì cần phải xây dựng một hệ thống Ngân hàng Việt Nam hiện đại. Vì vậy, Ngân hàng với vai trò là trung gian thanh toán phải nhanh chóng hoàn thiện các hình thức TTKDTM ở nước ta, mà còn là làm giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, kìm chế lạm phát, giữ ổn định giá cả đồng tiền góp phần khai thác mọi khả năng tiềm tàng, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để mở rộng đầu tư phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế giúp thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa Ngân hàng Việt Nam tứng bước hoà nhập với các nước trong khu vực và thế giới. Mục đích chung của đề tài “Phát triển và nâng cao

chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - chi nhánh Ninh Thuận” đề xuất các giải pháp phát triển

TTKDTM tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Ninh Thuận góp phần đáp ứng yêu cầu luân chuyển hàng hoá và yêu cầu thanh toán, chuyển tiền của khách hàng nhanh chóng thuận tiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lã Thị Kim Anh 2015, Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Thái Nguyên, Luận văn thạc sĩ kinh tế, truy cập ngày 27 tháng 10 năm 2018,

<http://text.123doc.org/document/3180538-phat-trien-dich-vu-thanh-toan-khong- dung-tien-mat-tai-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-dau-tu-va-phat-trien-viet-nam- chi-nhanh-thai-nguyen.htm>.

2. Trần Thị Ánh 2014, Một số giải pháp nhằm tiếp tục phát triển thanh toán

không dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế, truy cập ngày 29

tháng 10 năm 2018, <http://text.123doc.org/document/3180538-phat-trien-dich-vu- thanh-toan-khong-dung-tien-mat-tai-ngan-hang-thuong-mai-co-phan-dau-tu-va- phat-trien-viet-nam-chi-nhanh-thai-nguyen.htm>.

3. Hà Thị Thanh Hòa 2012, Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt tại chi

nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc

sĩ kinh tế, truy cập ngày 29 tháng 10 năm 2018, http://luanvan.net.vn/luan-van/luan- van-tom-tat-mo-rong-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-tai-chi-nhanh-ngan-hang- nong-nghiep-va-phat-trien-nong-thon-tinh-60849/

4. Đỗ Thị Lan Phương, Thanh toán không dùng tiền mặt xu hướng trên thế

giới và thực tiễn tại Việt Nam, Tạp chí chuyên ngành, truy cập ngày 03 tháng 11 năm

2018, http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/thanh-toan-

khong-dung-tien-mat-xu-huong-tren-the-gioi-va-thuc-tien-tai-viet-nam-51899.html 5. Lê thị Hồng Phượng 2012, Giải pháp mở rộng phương thức thanh toán không

dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, truy

cập ngày 03 tháng 11 năm 2018, http://text.123doc.org/document/3027859-giai- phap-mo-rong-phuong-thuc-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-doi-voi-khach-hang- ca-nhan-tai-viet-nam.htm

6. Mai Thị Như Quỳnh 2014, Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, Tạp chí chuyên ngành, truy cập ngày 03 tháng 11 năm 2018,

http://kketoan.duytan.edu.vn/Home/ArticleDetail/vn/132/1996/bai-viet-ths.-mai-thi- quynh-nhu-qua-trinh-phat-trien-cua-thanh-toan-khong-dung-tien-mat-tai-viet-nam

7. Lạc Thụy Nhã Trâm 2013, Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thẻ ngân

hàng trong điều kiện khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ kinh tế, truy cập ngày 05 tháng 11 năm 2018,

http://scp1.tdt.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=146:lun- vn-lc-thy-nha-tram&catid=103:thong-tin-lun-vn-khoa-1&Itemid=76

8. Chính phủ 2001, Nghị định số 64/2001/NĐ-CP ngày 20 tháng 09 năm 2001

về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

9. Chính phủ 2006, Quyết định số 291/2006/NQ-TTg ngày 29 tháng 12 năm

2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 tại Việt Nam.

10. Chính phủ 2007, Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2007

của Thủ tướng Chính phủ về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lượng từ ngân sách nhà nước.

11. Chính phủ 2012, Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm

2012 về thanh toán không dùng tiền mặt.

12. Chính phủ 2012, Quyết định số 2453/QĐ-TTg ngày 27 tháng 12 năm 2012

của Thủ tướng Chính phủ ban hành Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt.

13. Chính phủ 2016, Nghị định số 80/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016

về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22 tháng 11 năm 2012 về thanh toán không dùng tiền mặt.

14. Chính phủ 2016, Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2016

của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020.

15. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Ninh Thuận,

Báo cáo tổng kết các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018.

16. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ninh Thuận,

Báo cáo tổng kết công tác dịch vụ và phát triển sản phẩm các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018.

17. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Ninh Thuận, Báo cáo

tổng kết công tác dịch vụ và phát triển sản phẩm các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018.

18. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Ninh Thuận, Báo

cáo tổng kết công tác dịch vụ và phát triển sản phẩm các năm 2013, 2014, 2015.

19. Ngân hàng Nhà nuớc 2014, Thông tư số 39/2014/TT-NHNN ngày 11/12/2014

hướng dẫn về dịch vụ trung gian thanh toán.

20. Ngân hàng Nhà nuớc 2014, Thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/

2014 hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt.

21. Ngân hàng Nhà nuớc 2015, Thông tư số 22/2015/TT-NHNN ngày

20/11/2015 quy định hoạt động cung ứng và sử dụng Séc.

22. Ngân hàng Nhà nuớc 2017. Quyết định số 637/QĐ-NHNN ngày 31/3/2017

ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 2545/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016-2020.

23. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Ninh Thuận, Báo cáo tổng kết công tác dịch vụ và phát triển sản phẩm các năm 2014,

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN KHÁCH HÀNG VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH NINH THUẬN

Kính thưa Quý khách!

Tôi là học viên cao học khóa 18- Trường Đại học Ngân hàng TP.HCM. Hiện nay, tôi đang tiến hành khảo sát về chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại Ngân thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Ninh Thuận (BIDV Ninh Thuận). Kết quả từ cuộc điều tra này sẽ là cơ sở để tôi thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)