Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 63)

1. Đối với nghiên cứu chung về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt

2.1.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mạ

phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ninh Thuận giai đoạn 2014-2018

Từ khi thành lập đến nay, hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Ninh Thuận luôn bám sát định hướng của toàn ngành ngân hàng, phương hướng hoạt động, mục tiêu của BIDV, triển khai các giải pháp thích hợp với sự biến đổi của thị trường cũng như sự phù hợp xu thế thời đại và đáp ứng được yêu cầu của mục tiêu kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể như không ngừng đổi mới phương thức hoạt động, nâng cao chất

lượng phục vụ khách hàng, chủ động năm bắt nhu cầu của thị trường, tích cực khai thác các dự án sản xuất kinh doanh, mở rộng diện đầu tư khách hàng với mọi thành phần kinh tế, từng bước thay đổi cơ cấu đầu tư phù hợp với sự phát triển của từng ngành nghề đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ thương mại của khách hàng truyền thống cũng như các khách hàng mới. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Ninh Thuận trong những năm gần đây:

2.1.3.1. Về chỉ tiêu quy mô

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Ninh Thuận giai đoạn 2014-2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Chỉ tiêu

Năm

2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Thực hiện Thực hiện +/- (%) so với năm 2014 Thực hiện +/- (%) so với năm 2015 Thực hiện +/- (%) so với năm 2016 Thực hiện +/- (%) so với năm 2017 1.Tổng nguồn vốn huy động 1.841 2.235 21,4 2.099 -6,1 2.798 33,3 3.269 16,8

-Tiền gửi tiết kiệm dân cư

1.127 1.084 -3,8 1.231 13,6 1.401 13,8 1.821 30 -Tiền gửi các TCKT 708 940 32,8 707 -24,8 1.156 63,5 1.444 24,9 -Phát hành giấy tờ có giá 6 211 3.416 161 -23,7 241 49,7 4 -5.925 2.Tổng dư nợ 2.878 3.450 19,9 4.037 17 4.773 18,2 5.367 12,4 -Dư nợ KHDN 1.827 2.158 18,1 2.437 12,9 2.953 21,1 3.362 13,9 -Dư nợ KHCN, hộ gia đình 1.051 1.292 22,9 1.600 23,8 1.820 13,8 2005 10,1 3.Chất lượng tín dụng - Tỷ lệ nợ xấu (%) 1,1 1,1 0 1,8 0,7 1,68 -0,12 0,37 -1,31 - Tỷ lệ nợ nhóm 2 (%) 2,7 2,16 -0,54 2,06 -0,1 1,73 -0,33 0,05 -1,68 4.Tổng thu phí dịch vụ 10,4 13,2 26,4 13,9 5,3 15,4 11,1 18 16,9

a. Về hoạt động huy động vốn

Tốc độ tăng trưởng huy động vốn bình quân 5 năm 2014 – 2018 của Chi nhánh đạt 16,38%

- Huy động vốn các năm 2014 - 2015 của Chi nhánh tăng khá: năm 2014 đạt 1.841 tỷ đồng tăng 261 tỷ đồng (+16%) so cuối năm 2013, năm 2015 đạt 2.235 tỷ đồng tăng 394 tỷ đồng (+21,4%) so với năm 2014. Trong đó huy động vốn từ khách hàng doanh nghiệp và phát hành giấy tờ có gia tăng mạnh

- Riêng năm 2016 do có một số khách hàng tổ chức kinh tế có tình hình kinh doanh rất xấu, nên bắt buộc phải tất toán phần tiền gửi từ huy động vốn của các đơn vị đó để thu nợ, kết quả huy động vốn năm 2016 giảm mạnh 136 tỷ đồng (-6,1%) so cuối năm 2015.

- Năm 2017, huy động vốn của Chi nhánh tăng trưởng lại khá mạnh cả nguồn huy động từ dân cư, tiền gửi tổ chức kinh tế và phát hành giấy tờ có giá, đạt 2.798 tỷ đồng, tăng 699 tỷ đồng (+33,3%) so cuối năm 2016. Trong đó nguồn tiền gửi từ dân cư đạt 1.401 tỷ đồng, tăng 170 tỷ đồng (+13,8%); nguồn tiền gửi các tổ chức kinh tế đạt 1.156 tỷ đồng, tăng 449 tỷ đồng (+63,5%) và phát hành giấy tờ có giá đạt 241 tỷ đồng, tăng 80 tỷ đồng (+49,7%). Vốn huy động tăng mạnh do Chi nhánh đẩy mạnh đầu tư phát triển dịch vụ cung ứng huy động vốn kết hợp với đẩy mạnh việc đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên, đặc biệt là tìm kiếm thêm được khách hàng doanh nghiệp mới với nguồn tiền gửi thanh toán duy trì thường xuyên và khá cao.

- Năm 2018, huy động vốn của Chi nhánh tiếp tục tăng nhưng tốc độ chậm lại, đạt 3.269 tỷ đồng, tăng 471 tỷ đồng (+16,8%). Chủ yếu tăng từ nguồn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư tăng 420 tỷ đồng (+30%) và nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 288 tỷ đồng (+24,9%), trong khi đó nguồn từ phát hành giấy tờ có giá lại sụt giảm 237 tỷ đồng chỉ còn 4 tỷ đồng là do các trái phiếu đến hạn và khách hàng tất toán để chuyển sang hình thức tiền gửi và đợt phát hành trái phiếu cuối năm của BIDV (ngày phát hành: 19/12/2018) chưa được BIDV TW ghi nhận vào hệ thống.

b. Về hoạt động tín dụng

Vốn tín dụng của BIDV chi nhánh Ninh Thuận luôn đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ nhiều ngành trong nền kinh tế, góp phần nhất định trong việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. BIDV Chi nhánh Ninh Thuận cũng được biết đến là ngân hàng tài trợ vốn hàng đầu cho khách hàng doanh nghiệp với các dự án lớn của tỉnh thuộc các ngành quan trọng như công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ, thủy sản, nông nghiệp…Với tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm 2014-2018 đạt 18,86%. Theo đó:

- Tổng dư nợ năm 2014 là 2.878,4 tỷ đồng, tăng 26,8% so cuối năm 2013; - Tổng dư nợ năm 2015 là 3.450,2 tỷ đồng, tăng 19,9% so cuối năm 2014, trong đó tập trung cho khách hàng doanh nghiệp là 2.158 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 62,55%, tăng 331,2 tỷ đồng (+18,1%); dư nợ khách hàng cá nhân 1.292 tỷ đồng, chiếm 37,45%, tăng 241 tỷ đồng (22,9%) so với năm 2014

- Các năm tiếp theo từ 2016 - 2019, tín dụng tiếp tục tăng trưởng ổn định ở mức bình quân gần 16%/năm, riêng năm 2018 thì tốc độ tăng trưởng chỉ ở mức 12,4% do một số khách hàng doanh nghiệp giảm dư nợ vào thời điểm cuối năm (Công ty CP Dương Đông Sài Gòn giảm 97 tỷ đồng, Dương Đông An Thới đã tất toán toàn bộ nợ vay 71 tỷ đồng; Công ty TNHH Phú Thủy giảm 32 tỷ đồng, Công ty CP Gia Việt giảm 24.851 tỷ đồng...)

c. Về chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng của Chi nhánh các năm từ 2014 đến 2018 khá tốt: Tỷ lệ nợ xấu luôn dưới 2% và nợ nhóm 2 luôn dưới 3%. Đặc biệt năm 2018, chất lượng tín dụng của Chi nhánh khá lý tưởng với tỷ lệ nợ xấu chỉ có 0,37% và nợ nhóm 2 chỉ có 0,05% do Chi nhánh đã xử lý bằng nguồn dự phòng rủi ro, đồng thời đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, kiểm soát tốt nợ đến hạn, không để phát sinh thêm nợ xấu, nhất là áp dụng các biện pháp theo Nghị quyết 42 để thu hồi nợ xấu nội bảng cũng như nợ xấu ngoại bảng.

d. Về hoạt động dịch vụ

Mức tăng thu dịch vụ bình quân 2014 – 2018 là 15,4% được đánh giá là khá tốt, trong nhiều năm liền Chi nhánh là đơn vị dẫn đầu địa bàn về thu dịch vụ. Các dịch vụ truyền thống như thanh toán và bảo lãnh có mức tăng thấp, trong khi đó dịch vụ tài trợ thương mại có mức tăng tốt nhất và tiếp đến là dịch vụ thẻ và các dịch vụ ngân hàng điện tử. Điều này thể hiện sự tăng trưởng của các SPDV phụ thuộc vào xu thế của thời đại. Với giải thưởng của BIDV là “Ngân hàng điện tử tiêu biểu 2 năm liên tiếp 2014 & 2015” do Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và IDG bình chọn, phần lớn ảnh hưởng ít nhiều sự phát triển dịch vụ ngân hàng điển tử của Chi nhánh và đây là sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu nguồn thu dịch vụ của Chi nhánh.

2.1.3.2. Về chỉ tiêu hiệu quả

Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh của BIDV Chi nhánh Ninh Thuận giai đoạn 2014-2018 Đơn vị tính: Tỷ đồng, % Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tăng BQ 2014- 2018 Tổng thu nhập ròng 103,1 126,7 118,6 127,1 210,6 22,4 Chi phí 35,8 40,9 38,4 42,3 44,2 21

Chênh lệch thu chi gồm thu NB 68,6 85,7 80,8 86,2 166,5 29,8

Chi phí DPRR 6,2 9,9 35,8 32,5 71,3 107,9

Trả nợ quỹ DPRR 2.8 1,8 2,8 2,8 0 5

Lợi nhuận trước thuế 59,5 75,3 51,9 64 95 16,8

LNST bq/người 0.4 0.6 0.3 0.36 0,49 14

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động BIDV chi nhánh Ninh Thuận các năm 2014-2018)

Tổng thu nhập ròng tăng bình quân 22,4% cao hơn so với mức tăng của chi phí 21% nên dẫn đến chênh lệch thu chi có tốc độ tăng trưởng bình quân trong 4 năm khá cao là 29,8%, mức tăng rất tốt và cao hơn cả mức tăng của thu nhập ròng. Tuy

nhiên, chất lượng tín dụng xấu đi nên chi phí trích DPRR tăng cao rất nhiều, làm ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận trước thuế, nên mức tăng bình quân của lợi nhuận trước thuế ở mức 16,8% trong 4 năm, bằng 3/4 mức tăng của thu nhập ròng.

2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Ninh Thuận

2.2.1. Thực trạng hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt nam - Chi nhánh Ninh Thuận thông qua số liệu thứ cấp

2.2.1.1. Thị phần và xu hướng thay đổi thị phần TTKDTM

Bảng 2.3: Thị phần TTKDTM của BIDV Chi nhánh Ninh Thuận so với một số NHTM khác trên địa bàn giai đoạn 2014-2018

Đơn vị tính: % Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

BIDV chi nhánh Ninh Thuận 39,3 38,4 37,1 36,2 35,8

AGRIBANK chi nhánh Ninh Thuận 37,8 33,5 33,7 32,9 30,1

VIETCOMBANK chi nhánh Ninh Thuận 10,7 13,8 12,7 13,7 14,2

VIETINBANK chi nhánh Ninh Thuận 5,9 5,2 5,0 4,2 4,5

(Nguồn: Tổng hợp số liệu TTKDTM trên địa bàn tỉnh của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Ninh Thuận)

Qua Bảng 2.2 cho thấy: Thị phần TTKDTM của BIDV chi nhánh Ninh Thuận luôn chiếm vị trí số 1 trên địa bàn tỉnh các năm 2014 – 2018 với hơn 1/3 thị phần, nhưng có xu hướng giảm dần giống như Agribank chi nhánh Ninh Thuận là ngân hàng có thị phần lớn thứ 2 trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân chính là do trong những năm gần đây có sự gia tăng chi nhánh Ngân hàng TMCP mở tại tỉnh như Chi

nhánh Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt Ninh Thuận khai trương hoạt động năm 2013, Chi nhánh Ngân hàng TMCP Nam Á Ninh Thuận năm 2014 và Chi nhánh Ngân hàng TMCP Hàng Hải giữa năm 2018, là những ngân hàng có chiến lược kinh doanh tập trung vào thị thường bán lẻ và cung ứng dịch vụ. Như vậy, trong môi trường cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên địa bàn tỉnh như hiện nay, nhất là sự ra đời ngày càng nhiều các chi nhánh ngân hàng TMCP tại tỉnh , BIDV chi nhánh Ninh Thuận phải không ngừng nâng cao chất lượng, tăng tính tiện ích trong các sản phẩm dịch vụ TTKDTM, đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như máy móc để giữ vững và nâng thị phần TTKDTM thông qua các sản phẩm thanh toán gắn liền với thực tiễn cuộc sống của người dân như thực hiện thu hộ học phí, viện phí qua ngân hàng; thanh toán vé tàu và vé máy bay; triển khai dịch vụ nộp thuế điện tử trên website của Tổng cục Thuế cho khách hàng doanh nghiệp tại tất cả các tỉnh/thành phố trong cả nước.

2.2.1.2. Tỷ trọng doanh số TTKDTM/Tổng doanh số thanh toán và xu hướng thay đổi

Bảng 2.4: Tình hình thanh toán tại BIDV Chi nhánh Ninh Thuận giai đoạn 2014-2018

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động BIDV chi nhánh Ninh Thuận các năm 2014 -2018)

Hình thức thanh toán

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (+/-%)

Doanh số trọng Tỷ (%) Doanh số Tỷ trọng (%) Doanh số trọng Tỷ (%) Doanh số trọng Tỷ (%) Doanh số trọng Tỷ (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 2017/ 2016 2018/ 2017 Bq 2014- 2018 1.Thanh toán bằng TM 3.380 29,39 3.863 26,69 4.236 25,24 4.605 23,5 4.971 21,42 14,29 9,65 8,72 7,95 10,15 2.Thanh toán KDTM 8.118 70,61 10.610 73,31 12.548 74,76 14.988 76,5 18.233 78,58 30,69 18,26 19,45 21,65 22,51 Tổng: 11.498 100 14.473 100 16.784 100 19.593 100 23.204 100 25,87 15,96 16,74 18,43 19,25

Qua bảng số liệu cho thấy: tình hình thanh toán của BIDV chi nhánh Ninh Thuận diễn ra khá tốt trong 5 năm qua. Nhìn chung, doanh số thanh toán đều tăng qua các năm. Doanh số TTKDTM chiếm tỷ trọng ngày càng cao, năm 2018 chiếm tới 78,58% trong tổng số doanh số thanh toán. Đây là kết quả rất tốt chứng tỏ hoạt động thanh toán nói chung và TTKDTM nới riêng tại BIDV chi nhánh Ninh Thuận ngày càng phát triển và mở rộng. Tuy nhiên, do doanh số thanh toán bằng tiền mặt vẫn tăng hàng năm mặc dù có xu hướng giảm dần nhưng chậm, Chi nhánh cần phải sử dụng các biện pháp như quảng cáo, tuyên truyền về tính ưu việt của các hình thức TTKDTM hơn nữa để nhằm giảm mạnh tỷ trọng tiền mặt trong tổng phương tiện thanh toán.

2.2.1.3. Thu nhập ròng và xu hướng tăng trưởng của thu nhập ròng từ hoạt động TTKDTM

Thu nhập ròng từ hoạt động TTKDTM tính bằng thu nhập từ phí chuyển tiền, phí thường niên dịch vụ (áp dụng đối với thẻ và dịch vụ IBMB), phí cung ứng dịch vụ, các loại phí khác… sau khi đã loại trừ đi các chi phí sản xuất, chi phí phát hành marketing….

Biểu đồ 2.1: Thu nhập ròng từ hoạt động TTKDTM của BIDV chi nhánh Ninh Thuận giai đoạn 2014-2018

Đơn vị tính: Tỷ đổng

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động BIDV chi nhánh Ninh Thuận các năm 2014 -2018) 0,00 1,00 2,00 3,00 4,00 5,00 6,00 7,00 8,00 9,00 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 3,24 4,01 5,32 6,69 8,05 2,04 2,76 3,69 4,85 6,25 Tổng thu nhập ròng từ hoạt động thanh toán

Trong đó thu nhập ròng từ hoạt động

Năm 2014, thu nhập ròng từ hoạt động TTKDTM đạt 2,04 tỷ đồng.

Năm 2015, thu nhập ròng từ hoạt động TTKDTM đạt 2,76 tỷ đồng, tăng 35,29% so với năm 2014.

Năm 2016, thu nhập ròng từ hoạt động TTKDTM đạt 3,69 tỷ đồng, tăng 33,69% so với năm 2015.

Năm 2017, thu nhập ròng từ hoạt động TTKDTM đạt 4,85 tỷ đồng, tăng 31,44% so với năm 2016.

Năm 2018, thu nhập ròng từ hoạt động TTKDTM đạt 6,25 tỷ đồng, tăng 28,87% so với năm 2017.

Điều này cho thấy Chi nhánh đã bám sát định hướng phát triển và mở rộng hoạt động bán lẻ có hiệu quả, làm tốc độ tăng trưởng thu nhập ròng từ hoạt động TTKDTM tăng cao với mức tăng bình quân 5 năm đạt 32,32, cao hơn mức tăng bình quân của tổng thu nhập ròng từ hoạt động thanh toán.

2.2.1.4 Tỷ trọng thu nhập ròng từ hoạt động TTKDTM/ Tổng thu nhập ròng từ hoạt động thanh toán và xu hướng thay đổi

Do thu nhập ròng từ hoạt động TTKDTM tăng qua các năm từ 2014 -2018 nên tỷ trọng của nó trong tổng thu nhập ròng từ hoạt động thanh toán tăng lên và ngày càng chiếm ưu thế.

Theo kết quả ở biểu đồ 2.1:

Tỷ trọng TTKDTM/ Tổng thu nhập ròng từ hoạt động thanh toán năm 2014 là: 62,97%.

Tỷ trọng TTKDTM/ Tổng thu nhập ròng từ hoạt động thanh toán năm 2015 là: 68,73%.

Tỷ trọng TTKDTM/ Tổng thu nhập ròng từ hoạt động thanh toán năm 2016 là: 69,4%.

là: 72,58%.

Tỷ trọng TTKDTM/ Tổng thu nhập ròng từ hoạt động thanh toán năm 2018 là: 77,65%.

2.2.1.5. Cơ sở vật chất để phục vụ cho hoạt động TTKDTM

Cơ sở hạ tầng và công nghệ phục vụ TTKDTM là một trong những yếu tố rất quan trọng để nâng cao chất lượng và phát huy hiệu quả, bảo đảm an toàn, phục vụ tốt cho việc cung ứng các dịch vụ, phương tiện TTKDTM mới, hiện đại.

Hiểu được điều này, BIDV Chi nhánh Ninh Thuận đã quan tâm đầu tư, mở rộng mạng lưới máy ATM và máy POS. Cụ thể:

Bảng 2.5: Số lượng máy ATM và POS tại BIDV Chi nhánh Ninh Thuận

Đơn vị tính: cái, %

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác dịch vụ và phát triển sản phẩm của BIDV chi nhánh Ninh Thuận các năm 2014 -2018)

Thiết bị giao dịch

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh (%)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ninh thuận (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)