3.2.4.1. Về việc nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về pháp luật cạnh tranh
Đầu tiên, cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh doanh. Các văn ản pháp luật có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp như Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Thương mại,… để đảm bảo tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật. Nếu các quy đ nh chặt chẽ, hiệu quả, hợp lý hơn thì doanh nghiệp sẽ khó có thể dựa vào những sơ hở của pháp luật để lách luật hoặc thực hiện những hành vi vi phạm. Nhận thức về pháp luật được nâng cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ có ý thức tuân thủ pháp luật hơn.
Thứ hai, chế độ cạnh tranh kinh tế ở Việt Nam, đặc biệt là thành phần ý thức và sự tuân thủ của doanh nghiệp hiện nay vẫn c n sơ khai, chưa có nhiều văn ản
hướng dẫn rõ ràng. Các doanh nghiệp Việt Nam khó khăn trong việc tiếp cận thông tin pháp luật nên rất cần đến những văn ản mang tính chất hướng dẫn, đ nh hướng cho doanh nghiệp.
Văn ản hướng dẫn này thông thường là những văn ản không ắt buộc, có tính chất pháp lý. Nó là những hướng dẫn, chỉ dẫn, cách thức thực hiện một chương trình tuân thủ trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có những nghiên cứu đi sâu vào vấn đề liên quan tới chương trình tuân thủ của doanh nghiệp.
Muốn nâng cao được nhận thức của doanh nghiệp, Cục QLCT cần an hành văn ản hướng dẫn xây dựng chương trình tuân thủ pháp luật cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong số những quốc gia được đề cập ở Chương 2, Vương quốc Anh là quốc gia đã cung cấp một bộ hướng dẫn chi tiết nhất về chương trình tuân thủ của doanh nghiệp. Với nhân tố cốt lõi là cam kết tuân thủ của nhà quản tr cấp cao. Chương trình tuân thủ do OFT đề xuất trong bản hướng dẫn bao gồm ước như sau34:
- Bước 1: Nhận diện rủi ro
Nhận diện những rủi ro cơ ản mà doanh nghiệp phải đối mặt. Những rủi ro này phụ thuộc vào ản chất và quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Nó ao gồm những rủi ro kinh tế, rủi ro pháp lý và rủi ro danh tiếng của doanh nghiệp. Rủi ro kinh tế liên quan tới việc doanh nghiệp phải bồi thường thiệt hại, phạt tiền nếu vi phạm pháp luật cạnh tranh. Rủi ro pháp lý là ngoài việc nộp phạt, doanh nghiệp có thể b tước giấy phép kinh doanh, cấm hoạt động trong một thời gian, chủ doanh nghiệp có thể phải ch u trách nhiệm hình sự. Nhưng trên hết là rủi ro danh tiếng không tuân thủ pháp luật. Doanh nghiệp cần phải mất rất nhiều thời gian, công sức mới có thể gây dựng được hình ảnh, uy tín trên th trường. Nhưng chỉ cần một hành vi cạnh tranh không lành mạnh cũng có thể làm suy giảm nghiêm trọng danh tiếng của doanh nghiệp.
34 Interactive wheel.
http://www.oft.gov.uk/shared_oft/ca-and-cartels/competition-awareness- compliance/staticwheel2.pdf
- Bước 2: Đánh giá rủi ro
Tính toán độ nghiêm trọng của những rủi ro đã được nhận diện ở Bước 1. Thông thường, để đơn giản nhất, chúng ta xếp hạng chúng vào các mức độ: thấp, trung ình và cao. Trong một số trường hợp cụ thể, doanh nghiệp nên cân nhắc việc đánh giá rủi ro của nhân viên ở mức cao. Những rủi ro này có thể bao gồm những nhân viên có mối liên hệ với đối thủ cạnh tranh, những nhân viên trong ộ phận án hàng và marketing.
- Bước 3: Giảm thiểu rủi ro
Thiết lập những chính sách, thủ tục và quy trình huấn luyện để đảm bảo r ng những rủi ro đã được nhận diện sẽ không xảy ra và cách phát hiện, giải quyết vấn đề nếu chúng xảy ra. Những gì là phù hợp nhất cần phải làm sẽ phụ thuộc vào những rủi ro đã được nhận diện và khả năng xảy ra chúng.
- Bước 4: Xem xét lại chu trình
Kiểm tra lại chu trình t ước 1 tới ước 3 và cam kết tuân thủ của nhà quản tr cấp cao một cách đ nh kỳ để đảm bảo r ng doanh nghiệp đã có một văn hóa tuân thủ hiệu quả. Một vài doanh nghiệp đ nh kỳ kiểm tra hàng năm, một số khác thì kiểm tra ít thường xuyên hơn. Có một số trường hợp cần cân nhắc việc kiểm tra cả
ên ngoài chu trình thông thường, chẳng hạn như khi thâu tóm doanh nghiệp khác hoặc khi doanh nghiệp phải ch u sự điều tra của pháp luật cạnh tranh.
Cục QLCT có thể xem xét hướng dẫn trên của OFT về việc xây dựng chương trình tuân thủ cho doanh nghiệp. T đó, Cục có thể xây dựng và phát triển cho riêng mình một bộ hướng dẫn tuân thủ cho doanh nghiệp Viện Nam. Khi đó, doanh nghiệp Việt Nam sẽ có thêm những thông tin cần thiết để có thể tự xây dựng chương trình tuân thủ. 3.2.4.2. Về xây dựng chương trình tuân thủ pháp luật cạnh tranh đáng tin cậy và có hiệu quả
Những hướng dẫn của cơ quan cạnh tranh chỉ là một phần trong ý thức tuân thủ của doanh nghiệp. Bản thân doanh nghiệp phải tự biết cách xây dựng chương trình tuân thủ đáng tin cậy và có hiệu quả. Sau đây là những giải pháp giúp doanh
nghiệp đáp ứng 5 nhân tố cơ ản của một chương trình tuân thủ đáng tin cậy và có hiệu quả.
Sự tham gia và hỗ trợ của quản lý cấp cao
Quản lý cấp cao cần thúc đẩy việc tuân thủ Luật Cạnh tranh tại doanh nghiệp như là một phần cơ ản của chính sách kinh doanh. Quản lý cấp cao nên cam kết tuân thủ một cách rõ ràng. Khi người đứng đầu doanh nghiệp cam kết tuân thủ thì điều đó sẽ là tấm gương tuân thủ cho cấp dưới noi theo. Đối với bất kỳ vấn đề tuân thủ pháp luật cạnh tranh nào, quản lý cấp cao cũng nên áo cáo với Hội đồng quản tr về những việc như đánh giá rủi ro hàng năm để đánh giá sự ưu tiên tuân thủ một cách tốt hơn. Một thành viên của những nhà quản lý cấp cao nên được chỉ đ nh làm cán ộ tuân thủ, ch u trách nhiệm cho việc đảm bảo tuân thủ và giải quyết những câu hỏi, vấn đề có liên quan tới việc tuân thủ Luật Cạnh tranh.
Những thủ tục, chính sách tuân thủ của doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần thiết lập những thủ tục và chính sách tuân thủ Luật Cạnh tranh rõ ràng và truyền đạt tới những nhân viên có liên quan. Những thủ tục và chính sách tuân thủ cần được đánh giá liên tục và thực hiện việc đánh giá một cách hợp lý để thông áo k p thời tới toàn ộ nhân viên về những thay đổi trong chính sách. Dựa trên những rủi ro về việc tuân thủ pháp luật cạnh tranh, doanh nghiệp cần thiết kế những thủ tục, chính sách cho những thành phần kinh doanh khác nhau. Ngoài ra, người lao động cũng phải ký vào Biên ản xác nhận việc họ đã đọc và hiểu chương trình tuân thủ của công ty. Đó cũng là một biện pháp giúp người lao động nâng cao ý thức bản thân đối với việc tuân thủ pháp luật cạnh tranh.
Về đào tạo nguồn nhân lực
Doanh nghiệp cần đào tạo toàn ộ nhân viên về tầm quan trọng của việc tuân thủ pháp luật cạnh tranh ngay t những giai đoạn an đầu. Trong những trường hợp cụ thể, công tác đào tạo quản lý cấp cao và nhân viên sẽ có tác dụng đánh giá một cách thường xuyên những hiểu biết của người lao động về những thủ tục và chính sách tuân thủ pháp luật cạnh tranh ở trên. Thêm vào đó, việc cung cấp những tư liệu cho tất cả những chương trình đào tạo cũng là một biện pháp nâng cao nhận thức của người lao động về pháp luật cạnh tranh.
Cơ chế giám sát, kiểm toán và báo cáo
Việc giám sát những hoạt động kinh doanh cần được thực hiện liên tục hoặc đ nh kỳ để đảm bảo việc tuân thủ cạnh tranh và phát hiện hành vi vi phạm. Chương trình tuân thủ cũng cần được xem xét lại khi có những vấn đề mới phát sinh. Kế hoạch kiểm toán tuân thủ có thể thực hiện khi đã chỉ đ nh hoặc không áo trước để kiểm tra những hành vi vi phạm thực tế. Để đánh giá hiệu quả của chương trình tuân thủ, doanh nghiệp có thể sử dụng việc điều tra, khảo sát, phỏng vấn nhân viên của doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng cần có những hướng dẫn kiểm toán viên xác nhận bất cứ đơn v nào tuân thủ hoàn toàn, một kiểm toán viên có thể kiểm tra lại những tài liệu, tập tin máy tính (đặc biệt là thư điện tử) của nhân viên để phát hiện những dấu hiệu của những vi phạm pháp luật cạnh tranh. T đó có thể hành động ngay lập tức để ngăn chặn những hành vi vi phạm. Những nhân viên được xác đ nh là có rủi ro cao sẽ được nhận diện và t đó sẽ hình thành nên tư liệu về sự tuân thủ của nhân viên.
Những biện pháp khích lệ và hình thức kỷ luật
Những hình thức kỷ luật cần được thực hiện thích hợp và nhất quán đối với việc không tuân thủ chương trình. Hình thức kỷ luật cao nhất có thể là sa thải những nhân viên không tuân thủ cam kết đã đề ra. Song song với những hình thức kỷ luật, doanh nghiệp cũng nên tạo lập một hệ thống khuyến khích việc tuân thủ cho nhân viên ở tất cả cấp bậc và đưa nó vào chương trình tuân thủ của mình.