Đa dạng hóa sản phẩm là điểm mạnh và mũi nhọn để phát triển dịch vụ ngân hàng cá nhân. Trong đó, cần tập trung vào những sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, có đặc điểm nổi trội trên thị trường nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh, tận dụng các kênh phân phối mới để đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng và phát triển tín dụng tiêu dùng.
Phát triển và mở rộng các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nhằm phát huy hiệu quả và tính năng kỹ thuật của công nghệ mới như dịch vụ ngân hàng điện tử, internetbanking, thẻ TM, Post, khách hàng có thể giao dịch online ở nhà, cơ quan hay bất cứ nơi nào có kết nối internet. Với dịch vụ internetbanking khách hàng có thể chuyển tiền, gửi tiết kiệm, thanh toán hóa đơn,…không cần phải đến ngân hàng, điều này góp phần hạn chế giao dịch tiền mặt, nhanh chóng nâng cao tính thanh khoản của VND và hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Đẩy mạnh các dịch vụ tài khoản tiền gửi với thủ tục đơn giản, an toàn nhằm thu hút nguồn vốn của cá nhân trong thanh toán và phát triển dịch vụ thanh toán thẻ, séc thanh toán cá nhân, đẩy mạnh huy động vốn qua tài khoản tiết kiệm. Vietinbank Tiền Giang cũng cần tăng cường hợp tác với các tổ chức và doanh nghiệp có các khoản thanh toán dịch vụ thường xuyên, ổn định số lượng khách hàng, trả lương như bưu điện, hàng không, điện lực, cấp thoát nước, kinh doanh xăng dầu.
Phát triển các sản phẩm, dịch vụ khác như tăng cường thu hút nguồn kiều hối trên cơ sở phối hợp với các công ty xuất khẩu lao động, quảng bá chương trình chi kiều hối của Vietinbank. Phát triển các dịch vụ có sẵn như quản lý tài sản, ủy thác đầu tư, cung cấp thông tin và tư vấn cho khách hàng. Tăng cường bán chéo sản phẩm dịch vụ giữa ngân hàng và bảo hiểm, vì có tới 50% khách hàng sử dụng một sản phẩm duy nhất của ngân hàng.
Phát triển dịch vụ NHBL về các vùng huyện, không nên chỉ tâp trung ở các thành phố lớn, như các khu công nghiệp, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở địa phương, liên kết với các doanh nghiệp để phát hành thẻ TM, chuyển lương qua thẻ, chuyển
tiền, nộp thuế online để tăng nguồn thu phí dịch vụ cho chi nhánh.
3.2.1.2. Xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp về nghiệp vụ NHBL
Vấn đề nguồn nhân lực có ý nghĩa rất quan trọng đối với chất lượng và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam nói chung và của chi nhánh Tiền Giang nói riêng. Do đó, bên cạnh việc đào tạo lại đội ngũ cán bộ hiện có nhằm trang bị kiến thức phù hợp với mô hình ngân hàng bán lẻ thì ngân hàng cần chú trọng nâng cao đạo đức nghề nghiệp và tinh thần chịu trách nhiệm của cán bộ, xây dựng hệ thống khuyến khích để trực tiếp gắn quyền lợi của người lao động với kết quả kinh doanh của đơn vị. Cụ thể là:
Thứ nhất , trong công tác tuyển dụng phải lựa chọn được những cán bộ có kiến thức chuyên môn phù hợp với yêu cầu công việc. Hiện nay, Vietinbank Tiền Giang đang thực hiện chính sách tuyển dụng tập trung bài bản qua nhiều vòng như loại hồ sơ, thi viết (nghiệp vụ, tiếng nh, tin học) và phỏng vấn trực tiếp. Tuy nhiên hầu hết các cán bộ mới tuyển dụng đều có kiến thức tương đối đầy đủ về mặt lý thuyết nhưng khi vào thực tế bắt nhịp rất chậm những yêu cầu, đòi hỏi thực tế của công việc. Vì vậy, để có thể tuyển dụng được đội ngũ cán bộ nhân viên năng động, chất lượng, Vietinbank Tiền Giang cần phải thực hiện: tổ chức thi tuyển nghiêm túc theo đúng qui trình, đánh giá cán bộ sát với nhu cầu công việc. Sơ tuyển hình thức và phỏng vấn lựa chọn khả năng ứng xử, giao tiếp tốt đáp ứng được công việc.
Thứ hai, chi nhánh cần có kế hoạch cụ thể hơn về quá trình đào tạo nhân viên như nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ định kỳ tham gia các khoá đào tạo, tập huấn, các cuộc thi sát hạch nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời cung cấp tài liệu tham khảo cho cán bộ để nâng cao tinh thần học hỏi nghiên cứu văn bản chế độ thường xuyên của cán bộ. Đồng thời lập kế hoạch đào tạo chuyên sâu cho những cán bộ trẻ có năng lực chuyên môn tốt để làm nòng cốt cho nguồn nhân lực tương lai. Bên cạnh đó, Ngân hàng cần có chính sách sử dụng cán bộ hợp lý, tổ chức phân công công việc phù hợp với năng lực sở trường của từng
người để nâng cao hiệu quả làm việc, đồng thời từng bước tiêu chuẩn hoá cán bộ ngân hàng theo chương trình hiện đại hoá, chi nhánh cần có bộ phận chuyên trách về marketing, chăm sóc khách hàng nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ tại chi nhánh.
Ngoài việc tăng cường kỹ năng chuyên môn, một điều rất quan trọng nữa là yêu cầu các cán bộ ngân hàng phải là người hiểu biết về kiến thức ngoài xã hội và có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp ngân hàng giữ chân được khách hàng hiện có và phát triển thêm nhiều khách hàng mới.
Thứ ba, chính sách đãi ngộ, chế độ trả lương của chi nhánh đang áp dụng dựa theo năng suất lao động của người lao động. Đưa ra cơ hội nghề nghiệp, các chế độ ưu đãi, bảo đảm phúc lợi, tạo sự gắn kết giữa các cán bộ nhân viên với nhau và với bản thân Ngân hàng như hàng năm tổ chức cho cán bộ đi du lịch trong nước và nước ngoài.