Đảm bảo tính thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện mèo vạc, tỉnh hà giang​ (Trang 80)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn

Các biện pháp quản lý BD năng lực dạy học cho giáo viên THPT là giúp giáo viên THPT theo chương tình giáo dục phổ thông mới phải xuất phát từ tình hình thực tiễn và phải dựa trên những yêu cầu của đổi mới giáo dục và yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên của ngành giáo dục trong giai đoạn tới. Biện pháp phải phù hợp với đặc điểm, trình độ giáo viên, khả năng, nhu cầu, nguyện vọng bồi dưỡng của đội ngũ giáo viên và trình độ, kỹ năng quản lý của người quản lý.

Tính thực tiễn của các biện pháp quản lý BD năng lực dạy học cho giáo viên THPT là giúp giáo viên THPT theo chương tình giáo dục phổ thông mới đề ra phải sát hợp với đối tượng giáo viên, điều kiện cụ thể của từng nhà trường; Trong xây dựng, tổ chức và chỉ đạo thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cần xác định được nội dung bồi dưỡng nào cần thiết và đáp ứng được thực tiễn công việc hàng ngày của giáo viên, nội dung bồi dưỡng, cần linh hoạt, đa dạng liên hệ với các sự kiện thực tiễn phải mang tính thời sự, đang được giáo viên và xã hội quan tâm nhiều. Trong lựa chọn giảng viên bồi dưỡng cần quan tâm đến những giảng viên có kinh nghiệm thực tiễn trong giảng dạy và quản lý. Ngoài ra trong quá trình tổ chức bồi dưỡng cần đa dạng hóa các hình thức bồi dưỡng, quan tâm đầu tư tổ chức các hình thức bồi dưỡng gắn với thực tiễn giảng dạy như tham quan học tập, dự giờ rút kinh nghiệm. Quá trình kiểm tra, đánh giá kết quả của hoạt động bồi dưỡng cũng cần phải chú ý đến các tiêu chí đánh giá mang tính thực tiễn trong giảng dạy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện mèo vạc, tỉnh hà giang​ (Trang 80)