Huy động nguồn lực tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện mèo vạc, tỉnh hà giang​ (Trang 89 - 91)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

3.2.4. Huy động nguồn lực tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Nguồn lực bồi dưỡng là điều kiện đảm bảo để thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Nguồn lực bồi dưỡng gồm đội ngũ giảng viên, báo cáo viên, nguồn tài chính, cơ sở vật chất. Để việc bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới cần huy động các nguồn lực từ đội ngũ báo cáo viên, sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể, địa phương, sự đầu tư về cơ sở vật chất, điều kiện phục vụ bồi dưỡng...

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện

a. Nội dung thực hiện

Cán bộ quản lý trường THPT và các cấp quản lý, cơ sở được giao tổ chức BD NLDH cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới cần rà soát các điều kiện phục vụ cho công tác BD, báo cáo với đơn vị chủ trì về tình hình CSVC phục vụ các lớp BD để sớm có kế hoạch bổ sung, điều chỉnh.

Cán bộ quản lý trường THPT cần cung cấp nguồn tài liệu bồi dưỡng đầy đủ cho đội ngũ giáo viên nhà trường khi tham gia BD NLDH theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Xây dựng đội ngũ báo cáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng tham gia bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Huy động nguồn tài chính, điều kiện hỗ trợ hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Cán bộ quản lý cần xây dựng cơ chế giám sát hoạt động bồi dưỡng và phân công các bộ phận thực hiện giám sát.

b. Nội dung thực hiện

Trường THPT cần tăng cường đầu tư, mua sắm thiết bị tại địa điểm tập huấn bằng nguồn vốn kinh phí ngân sách hàng năm, cụ thể: mua sắm bàn ghế, bố trí máy chiếu cố định, nâng cấp hệ thống điện, đảm bảo hệ thống âm thanh... để có thể tổ chức các lớp tập huấn sao cho đảm bảo.

Cán bộ quản lý trường THPT cần xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các cơ sở giáo dục trong huyện để tạo điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết khi bố trí một số lớp bồi dưỡng tại trường mình

Thực hiện chi tiêu tài chính đúng, đủ chế độ cho giáo viên tham gia BD theo chương trình giáo dục phổ thông mới, đảm bảo các điều kiện cần và đủ về CSVC, sinh hoạt, phương tiện để họ tham gia các lớp BD có hiệu quả.

Cán bộ quản lý trường THPT phối hợp với CBQL cấp Phòng xây dựng hệ thống báo cáo viên cốt cán từ các giáo viên có kinh nghiệm của các trường; Tạo mô trường chia sẻ trong cộng đồng giữa giáo viên cốt cán và đội ngũ giáo viên nhà trường.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cán bộ quản lý trường THPT cần phải có sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ việc rà soát, bổ sung mua sắm trang thiết bị của nhà trường. Quản lý việc sử dụng CSVC, các phương tiện dạy học thật sự có hiệu quả.

Cần có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo địa phương và làm tốt công tác xã hội hóa GD để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy của nhà trường và các lớp tập huấn BD giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

Nhà trường cần tổ chức tập huấn về sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại cho giáo viên, giúp giáo viên tiếp cận và khai thác có hiệu quả CSVC, trang thiết bị dạy học.

3.2.5. Xây dựng cơ chế kiểm tra đánh giá, giám sát chặt chẽ công tác bồi dưỡng năng lực dạy học cho giáo viên trung học phổ thông theo chương trình giáo dục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện mèo vạc, tỉnh hà giang​ (Trang 89 - 91)