Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện mèo vạc, tỉnh hà giang​ (Trang 87 - 89)

8. Cấu trúc nội dung luận văn

3.2.3. Chỉ đạo đổi mới nội dung, phương pháp và hình thức thực hiện bồi dưỡng

năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang theo chương trình giáo dục phổ thông mới

3.2.3.1. Mục tiêu biện pháp

Cán bộ quản lý cấp phòng phối hợp với Hiệu trưởng các trường THPT dựa trên kết quả khảo sát nhu cầu bồi dưỡng của giáo viên để xây dựng và thiết kế các nội dung BD đảm bảo yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, đáp ứng yêu cầu thực tiễn nhiệm vụ và xu hướng đổi mới giáo dục phổ thông. Hiệu trưởng các trường THPT cần tạo điều kiện để giáo viên tiếp cận và lĩnh hội những nội dung mới, thiết thực trong chương trình bồi dưỡng thông qua những phương pháp bồi dưỡng hiệu quả, tích cực hóa người học. Đồng thời đa dạng hóa các hình thức BD để tạo tính ra tính linh hoạt, hấp dẫn khi thực hiện, tạo điều kiện để giáo viên có thể bồi dưỡng dưới nhiều hình thức khác nhau.

3.2.3.2. Nội dung, cách thức thực hiện

a. Nội dung thực hiện

Khi lựa chọn nội dung BD, CBQL, đội ngũ báo cáo viên ngoài những nội dung bồi dưỡng năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu theo chương trình giáo dục phổ thông mới 2018, cần căn cứ theo nhu cầu của giáo viên để xác định, lựa chọn nội dung bồi dưỡng phù hợp, giúp giáo viên tránh sự nhàm chán, học những điều đã biết hoặc thừa và không cần thiết. Bên cạnh đó cần thiết phải đưa thêm những nội dung mới như: Dạy học theo chủ đề tích hợp, dạy phân hóa, dạy học và đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực để phù hợp với đổi mới nội dung, chương trình giáo dục phổ thông mới…

Khi lựa chọn đổi mới và đa dạng hóa các nội dung BD giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông mới, CBQL trường THPT, giáo viên cốt cán cần nắm vững các yêu cầu về nội dung như: Tính giá trị và ý nghĩa, tính phù hợp với thực tế, tính cân đối giữa lý luận và thực hành, giữa bề rộng và chiều sâu, tính cập nhật và chính xác, tính khả thi và phù hợp nhu cầu giáo viên khi BD.

Bên cạnh đổi mới nội dung, CBQL, giáo viên cốt cán cần đa dạng hóa các hình thức BD như: bồi dưỡng giáo viên theo hình thức tự học cá nhân, học tập theo tổ chuyên môn; Tăng cường bồi dưỡng trực tuyến, bồi dưỡng kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến. Khuyến khích các hình thức bồi dưỡng từ xa (qua mạng Interrnet); viết báo cáo thu hoạch. Việc bồi dưỡng giáo viên sẽ được thực hiện trong năm học và thời gian bồi dưỡng hè hàng năm phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và của cá nhân giáo viên.

b. Cách thức thực hiện

Trách nhiệm của Hiệu trưởng các trường THPT là hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BD; phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên; xây dựng kế hoạch BD giáo viên của nhà trường và tổ chức triển khai kế hoạch BD cho giáo viên của nhà trường theo thẩm quyền và trách nhiệm được giao. Nộp kế hoạch bồi dưỡng về Sở GD&ĐT. Trên cơ sở đó Sở GD&ĐT thiết lập kế hoạch chỉ đạo chung.

Ngoài ra, CBQL trường THPT cần chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn để trao đổi kinh nghiệm. Đặc biệt, áp dụng hình thức sinh hoạt chuyên môn thông qua nghiên cứu bài học ở trường phổ thông. Đây là cách thức bồi dưỡng giáo viên đang được triển khai ở nhiều tỉnh thành. Thông qua nghiên cứu bài học, giáo viên được học tập, chia sẻ kinh nghiệm, đề xuất sáng kiến mới để cải tiến bài học, giúp cho chất lượng dạy học được nâng cao. Mặt khác, trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm của giáo viên sẽ được vững vàng.

CBQL nhà trường cần chú trọng, tăng cường hội thảo để chia sẻ kinh nghiệm. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm để có nhiều đề tài, sáng kiến nhân rộng toàn huyện. Khuyến khích giáo viên đăng ký danh hiệu thi đua, giáo viên dạy giỏi qua đó họ tự học, tự bồi dưỡng và hoàn thiện bản thân.

Về đổi mới phương pháp, cách thức bồi dưỡng cần chú trọng tới các phương pháp tích cực: Trao đổi, thảo luận nhóm; vấn đáp- đàm thoại; nêu và giải quyết vấn

đề…để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của giáo viên, tránh tình trạng tập trung nghe báo cáo, dạy chay, học chay thì không mang lại hiệu quả trong BDGV THCS theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Cán bộ quản lý trường THPT cần nghiên cứu và nắm vững các văn bản chỉ đạo nội dung BD NLDH cho giáo viên THPT theo chương trình giáo dục phổ thông mới; Học tập và trao đổi kinh nghiệp với các cơ sở về đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng để lựa chọn và vận dụng phù hợp với đơn vị mình. Tập hợp đội ngũ cốt cán nghiên cứu, thiết kế xây dung nội dung và biên soạn tài liệu phục vụ công tác BD NLDH cho giáo viên sao cho đồng bộ, gắn với thực tế và hiệu quả.

Trường THPT hoặc đơn vị được giao quản lý, tổ chức các lớp BD NLDH cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông mới phải trang bị đầy đủ các điều kiện, CSVC, trang thiết bị phụ vụ việc đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức BD NLDH cho giáo viên theo chương trình giáo dục phổ thông mới.

3.2.4. Huy động nguồn lực tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên Trung học phổ thông theo chương trình giáo dục phổ thông mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng năng lực dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới cho giáo viên ở các trường trung học phổ thông huyện mèo vạc, tỉnh hà giang​ (Trang 87 - 89)